Thiết bị sơn

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 43 - 49)

P. Kế toán

3.2.5Thiết bị sơn

Có rất nhiều thiết bị và dụng cụ sơn được sử dụng để tiến hành công việc sơn. Việc dùng các thiết bị và dụng cụ sơn nào cho thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của màng sơn.

a. Về dụng cụ sơn

Có hai dụng cụ được sử dụng nhiều nhất trong công việc sơn đó là cọ sơn (chổi sơn), con lăn (rulô) và các loại bút sơn.

Hình 3.14 Chổi sơn và con lăn

Cọ sơn và con lăn là hai dụng cụ dung ở những diện tích nhỏ hẹp dùng để sơn những đường hàn, góc cạnh, chỗ lồi lõm khó sơn. Dùng cọ sơn và rulô để sơn quét trước những bề mặt khó sơn trước khi sử dụng súng sơn hay dùng để sơn dặm lại những bề mặt, đường hàn, chỗ lồi lõm bị thiếu xót sau khi kiểm tra.

Với bút sơn có nhiều loại: Bút sơn dẹp, bút sơn tròn, bút sơn cong, bút vẽ, bút sơn bằng đót. Các loại bút sơn được dùng chủ yếu để sơn những diện tích nhỏ, khó sơn, sơn những chỗ giáp ranh giữa hai màu sơn, dùng kẻ chữ…

b. Về thiết bị sơn

Thiết bị được sử dụng cho công việc sơn đó là máy bơm sơn áp lực cao, súng sơn và cây quậy sơn, bơm sơn áp lực cao

Để đạt được áp lực sơn cao cần thiết cho việc phân tán sơn như chúng ta đã mô tả, chúng ta cần phải có bơm sơn. Vì các lý do thực tiễn, nói chung bơm này

hoạt động bằng khí nén. Tuy nhiên cũng có thể được vận hành bằng điện hay thủy lực.

Máy bơm sơn áp lực cao vận hành bằng không khí nén có chức năng như sau : ở trên đỉnh có một luồng khí nén mà không khí đi vào đó qua một van giảm. Van phân phối bên trong khoang nén lúc đó ở vị trí để không khí luồn qua nó, sau đó xuyên qua một rãnh và xuống tới mặt dưới của piston trong buồng khí nén. Piston này sẽ bị nén lên trên. Không khí ở trên piston sẽ đi qua van phân phối và ra ngoài máy. Piston của buồng nén khí được nối trực tiếp bởi thanh khuỷu với piston trong bơm sơn. Bơm sơn được trang bị hai van bi, một ở trong piston sơn và một van đạp ở đáy của xilanh. Lúc này piston sơn đang trên đường đi lên. Van bi trong piston sơn được đóng lại và van đạp mở ra. Sơn ở phía trên của piston được nén lên phía trên và qua bầu lọc đi ra ngoài, sau đó đi qua ống chịu được áp lực cao đi tới súng phun.

Van phối khí sẽ xác định piston hoạt động theo hướng nào, nó được kiểm soát bởi một thanh đẩy gắn chặt trong một lỗ khoan trên thanh piston. Khi piston khí và piston sơn gần lên tới đỉnh, thanh điều khiển van sẽ bị tác động một lực từ phía dưới và van sẽ đổi hướng.

Sau đó khí nén sẽ đi vào đỉnh piston và nén nó xuống dưới. Không khí dưới piston sẽ xả ra ngoài rồi qua van phân phối khí.

Kết quả là piston sơn sẽ lại nén xuống dưới. Van bi ở dưới đáy của bơm sơn sẽ đóng trong khi tròn bên trong piston bơm mở ra.

Thể tích lớn của thanh piston làm cho sơn tràn vào thay cho thể tích nó chiếm chỗ trong xilanh của bơm sơn.

Nhờ đó sơn được chuyển ra ngoài qua lưới lọc và qua ống chịu áp lực cao tới súng phun. Khi piston đi xuống gần tới đáy, van phân phối khí sẽ lại thay đổi vị trí và một lần nữa piston lại bị nén lên phía trên. Cả trong quá trình lên và xuống của piston, sơn sẽ được bơm ra ngoài qua bầu lọc tới súng phun. Áp lực sơn sẽ được xác định bởi áp suất khí đưa vào và có thể điều chỉnh áp suất này cũng như điều chỉnh tỉ

số giữa diện tích bề mặt của piston động cơ khí và diện tích bề mặt của piston sơn. Đa số các máy phun áp lực cao có tỉ số từ 1: 28 tới 1: 64 .

Áp lực khí thường nên từ 5-7 kg. Nếu giả thuyết rằng chúng ta có áp lực khí đưa vào là 7kg và tỉ số giữa diện tích bề mặt của piston động cơ khí và diện tích bề mặt của piston sơn là 1 : 40 thì áp lực của súng khi ra khỏi bơm cao áp sẽ là 280kg/cm2, hay là 280atmosphere. Khi đi qua bầu lọc và ống áp lực bị giảm nhưng thông thường giá trị này không lớn lắm. Vì vậy trong ví dụ này có thể coi áp lực tại đầu súng tối thiểu là 250kg/cm2.

Hình 3.15 máy bơm sơn áp lực cao.

Súng sơn: Là thiết bị phun sơn bao gồm hai loại súng dài và súng ngắn

Hình 3.16 các loại súng thường được sử dụng

* Súng dài

Dùng để sơn những khu vực có diện tích lớn. Súng dài có nhiều loại và có chiều dài khác nhau từ 500mm đến 3000mm. Đầu súng có thể bẻ ngược 1800 rất thuận tiện cho việc sơn.

Hình 3.17 Các loại súng dài. * Súng ngắn

Loại này được sử dụng rộng hầu hết mọi khu vực do nó có nhiều ưu điểm và đặc tính kỹ thuật tốt, thông thường thì sử dụng ở những diện tích vừa và nhỏ. Tuy nhiên để sử dụng súng có hiệu quả thì phải sử dụng các thiết bị thay đổi phù hợp cho súng đối với từng loại sơn như: đầu lọc sơn, típ sơn. Trong đó típ sơn là thiết bị quan trọng nhất vì tùy theo mỗi loại sơn khác nhau mà phải có đầu típ khác nhau, kích cỡ khác nhau thì độ xa, độ rộng của màng sơn khi phun và lượng sơn phun ra trong súng mới được đảm bảo.

* Cây quậy sơn

Hình 3.18 cây quậy sơn

Đây là thiết bị dùng để khuấy sơn dùng bằng khí nén.

c. Sơn áp lực cao ( Airless )

Nguyên tắc làm việc của máy phun sơn là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài tạo thành sương mù bám vào bề mặt sản phẩm. Thành phần của máy phun sơn gồm một động cơ điện, một máy nén khí và một súng phun sơn.

● Nguyên lý phun áp lực cao: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại cổ điển: Với các thiết bị phun thông thường khí nén sẽ phân tán các loại sơn. Với kiểu phun này, sơn được chứa trong một bình đựng sơn ở ngay dưới súng phun hoặc chứa trong thùng không dính liền với súng và được nối với súng bằng một ống nối.

Sơn được hút qua súng và phun qua vòi phun bằng không khí có áp lực trung bình. Miệng phun được thiết kế theo cách trong đó sơn được chuyển lên một lổ mở ở miệng vòi, còn khí nén chạy theo một lỗ khác cũng trên miệng vòi phun. Tia sơn ra khỏi miệng phun bị “ vỡ ra” bởi luồng không khí nén, ở đây sơn bị phân tán nhỏ và bay ra về phía vật cần sơn.

Phương pháp sơn này sử dụng khí nén như là một phương tiện vận chuyển sơn từ súng phun tới vật cần sơn. Vì vậy cần một lượng khí rất lớn cho việc vận

chuyển sơn, khi thổi tới cạnh luồng khí, lượng khí này kéo theo cả một ít sơn bay ra ngoài vật cần sơn.

Vì vậy với phương pháp phun này sẽ không tránh được hiện tượng “ phun hạt sơn khô” và có nhiều chất thải ( sơn bay ra ngoài). Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là tạo được một bề mặt sơn đẹp hơn nhiều so với phương pháp phun áp lực cao. Nó cũng dễ điều chỉnh nên là phương pháp tốt nhất cho các công việc sơn cao cấp hơn.

Với phương pháp phun áp lực cao thì sơn bị nén dưới áp lực cao tới miệng vòi của súng phun. Miệng phun này chỉ có một lỗ nhỏ và sơn bị cưỡng bức đi ra khe hở của vòi phun và sơn bị phân tán. Nếu áp lực bị giảm thì sơn tự nó bị nổ nghĩa là không có đủ không khí để phân tán sơn hoặc không đủ lượng khí để chuyển hạt sơn tới bề mặt cần sơn. Nhờ sử dụng phương pháp này nên lượng sơn ra khỏi miệng phun sẽ nhiều hơn và số sơn bám vào bề mặt nhiều hơn. Điều này có nghĩa là với phun áp lực cao sẽ ít bị hiện tượng phun hạt khô. Nếu sử dụng phun áp lực cao và phun đúng kỹ thuật có thể không bị hiện tượng phun hạt khô hay lãng phí sơn.

Chi tiết quan trọng nhất của thiết bị sơn áp lực cao là miệng phun. Nó có lõi là các – bít Vonfram và trên đó có khe hở để nén sơn qua. Kích cỡ của các khe hở thay đổi tùy theo các loại miệng phun khác nhau và quyết định góc phun và lượng sơn. Mức độ thành công của việc phun sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn miệng phun thích hợp.

Các miệng phun thích hợp sẽ được giới thiệu trong bảng thông số kỹ thuật của từng loại sơn mà hãng sơn cung cấp. Tất nhiên những thông số đó chỉ mang tính hướng dẫn nhưng nếu thử một vài miệng phun sẽ tìm ra được một kích cỡ phù hợp và cho kết quả tốt nhất.

Lưu ý là miệng phun sẽ bị mòn và rộng ra sau một thời gian sử dụng và kích cỡ của khe hở cũng sẽ thay đổi. Phải sử lý miệng phun một cách cẩn thận. Không bao giờ sử dụng vật kim loại để thông miệng phun bị tắt. Nếu cần thiết có thể sử dụng que gỗ - không bao giờ được dùng bất cứ vật gì cứng hơn. Nên nhớ là miệng phun rất đắt và là chi tiết quan trọng nhất trong thiết bị phun áp lực cao. Vì thế cần

thao tác một cách cẩn thận. Cũng phải đảm bảo là sử dụng miệng phun phù hợp cho mỗi loại công việc.

Ghi chú: Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác để đạt được kết quả theo mong muốn. Vì một lượng lớn sơn xuyên qua vòi phun ( khoảng 1,8 lít trong một phút đối với miệng phun cỡ 0,021 inches) nên điều quan trọng là phải di chuyển chúng điều đặn và ở khoảng cách phù hợp với bề mặt, tức từ 30- 60cm ( 12-14inches).

Phải giữ súng phun vuông góc với bề mặt trong suốt lượt sơn và mỗi lượt di chuyển súng phải phủ đè mí lượt trước 50%.

Nên nhớ là nếu khoảng cách giữa súng và bề mặt quá xa sẽ gây ra hiện tượng phun hạt khô, làm tổn thất sơn, tạo các lỗ trống, ngậm không khí và làm bề mặt sơn không mịn.

Lưu ý : Không sử dụng áp suất cao hơn thông số cần thiết để phân tán sơn ở mức độ mong muốn.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 43 - 49)