Quy trình sơn vỏ tàu

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 49 - 59)

P. Kế toán

3.2.6Quy trình sơn vỏ tàu

Công việc làm sạch bề mặt được tiến hành khi đưa tàu vào Dock :

- Đầu tiên là tiến hành rửa sạch bề mặt toàn bộ bề mặt vỏ tàu bằng phun nước ngọt áp suất cao (hoạt động tại áp suất 680 – 1700bar). Nếu bề mặt có dầu mỡ, hóa chất thì tiến hành rửa bằng hóa chất trước hay có hà thì tiến hành sủi, rồi tiến hành rửa nước. Việc rửa nước này chủ yếu loại bỏ muối, dầu, bụi, một số tạp chất bám trên bề mặt…

- Công việc rửa nước được tiến hành bằng súng bắn nước áp lực cao kết hợp với máy rửa nước. Để sử dụng hai thiết bị này cần có sự hỗ trợ của xe nâng.

Chú ý: Khi sử dụng súng bắn nước thì nên điều khiển súng cách bề mặt làm việc 2 – 3 m và góc độ của súng 15 – 300 lay súng chậm về hướng trên dưới trái phải, chú ý các chỗ gờ, góc cạnh, làm như vậy bề mặt mới được sạch.

Sau khi xử lý bề mặt thì tiến hành xử lý bề mặt vỏ bằng phương pháp phun cát + Tùy theo yêu cầu của chủ tàu, yêu cầu của hệ sơn mà tiến hành phun cát theo tiêu chuẩn nào cho thích hợp. Thường thì bề mặt phun cát vỏ tàu tối thiểu phải

đạt đến tiêu chuẩn Sa2 đến Sa2.5 theo tiêu chuẩn ISO 8501-1. Có thể tiến hành thổi cát cho từng phần vỏ tàu để tránh oxy hóa bề mặt trước khi sơn.

+ Duy trì áp suất máy bắn cát từ 7 -8 kg/cm2 thì mới đạt tiêu chuẩn bắn cát hay tiết kiệm được khối lượng cát.

+ Không nên tiến hành thổi cát khi trời sắp mưa, gió mạnh, nhiều sương hay thời tiết quá ẩm vì như thế bề mặt sẽ mau rỉ sét lại do có hơi nước.

+ Nên thổi theo hướng mà các hạt văng ra sẽ che phủ bề mặt đã được thổi như vậy sẽ bảo vệ bề mặt khỏi ô nhiễm bởi hơi muối.

+ Mài nhẵn và làm sạch những gờ, tạp chất còn lại bằng máy mài và bàn chải sắt.

Sau khi thổi cát xong ta tiến hành sơn

Trước khi sơn ta tiến hành thổi khí nén làm sạch bề mặt.

+ Phân chia khối lượng sơn ở những khu vực theo bảng hệ sơn ( tham khảo phần phụ lục).

+ Pha sơn theo chỉ dẫn ở bảng hệ sơn.

+ Kiểm tra bề mặt không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt thép. + Không sơn khi độ ẩm lớn hơn 80%.

+ Không sơn khi tốc độ gió từ 40km/h trở lên, nếu sơn thì phải có sự thỏa thuận của chủ tàu và hãng sơn.

+ Tiến hành sơn lớp thứ nhất bằng máy phun sơn áp lực cao ngay khi kết thúc công tác làm sạch bề mặt. Không dùng cọ lăn (rulo) cho lớp sơn thứ nhất.

+ Trong trường hợp bề mặt thổi cát bị oxy hóa, nhiễm bẩn trở lại trước khi tiến hành sơn thì phải tiến hành phun cát làm sạch bề mặt trở lại theo tiêu chuẩn đã được đặt ra ban đầu.

+ Các góc cạnh đường hàn, vị trí khó tiếp cận bởi súng phun và các vùng bị rỗ nặng phải được sơn dặm bằng cọ sơn (chổi sơn) để đạt được độ che phủ đồng đều và chiều dày đã định.

+ Rửa nước ngọt làm sạch bề mặt vỏ tàu sau khi kết thúc lớp sơn lót nhằm làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt và chờ khô hoàn toàn.

+ Sơn các lớp kế tiếp bằng máy phun sơn áp lực cao theo bảng hệ sơn đã được chỉ định.

+ Sơn dặm lại những chỗ mỏng và thiếu sót.

Thường thì bề mặt vỏ tàu luôn được sơn với nhiều lớp (thông thường chỉ có 5 lớp). Tùy theo yêu cầu, đặc điểm của mỗi tàu mà người ta dùng các hệ sơn khác nhau và thứ tự của các lớp sơn cũng khác nhau. Nhưng chung lại thì có các lớp sơn sau : 2 lớp sơn chống gỉ đầu tiên + lớp chuyển tiếp kết dính cho lớp tiếp theo + 2 lớp chống hà.

Chú ý :

- Trong bất kì trường hợp nào, bề mặt trước khi sơn phải sạch khô và không có các tạp chất bẩn dầu mở. Chờ các lớp sơn khô hoàn toàn trước khi sơn lớp kế tiếp

- Thường thì lớp đầu là lớp chống gỉ đến những lớp ngoài là các lớp sơn bảo vệ và tùy theo từng phần bề mặt làm việc như đáy mạn tàu thì có các hệ sơn khác nhau. Thông thường sơn chống hà được sơn trước khi tàu hạ thủy được vài ngày tùy theo kế hoạch xuống Dock của nhà máy nhưng phải tuân theo thời gian khô tối thiểu để hạ thủy.

Thời gian khô tối thiểu được quy định để hạ thủy là 12 giờ kể từ khi kết thúc lớp sơn chống hà cuối cùng.

Sơ đồ quy trình sơn vỏ tàu : Thổi khí nén làm sạch Pha sơn Kiểm tra bề mặt Sơn lót Rửa nước ngọt Sơn phủ

* Kiểm tra chiều dày lớp sơn

Kiểm tra chiều dày sơn là một khâu không thể thiếu được trong công tác sơn tàu. Nó quyết định đến chất lượng và chiều dày của màng sơn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.19 thiết bị đo và kiểm tra Đo độ dày sơn ướt

- Đo độ dày sơn ướt là cách đo được tiến hành khi trong quá trình sơn còn ướt. Để có tổng độ dày của lớp sơn đúng thì phải tiến hành đo độ dày màng sơn ướt sau mỗi lần sơn một lớp

- Dụng cụ đo độ dày sơn ướt là một dụng cụ đo bằng nhựa hạt kim loại hình chữ nhật, lục giác, hình vuông. Trên dụng cụ có các răng, mỗi răng đều có kích thước và có độ từ thấp đến cao.

- Khi đo ta cắm thước vào lớp sơn vừa sơn xong, các răng thấp nhất sẽ bị dính sơn, răng nào chỉ dính phần đỉnh thì ta đọc số liệu trên răng đó và là chiều dày cần biết của lớp sơn ướt.

Hạ thủy Sơn chống hà

Đo độ dày sơn khô

- Đo độ dày sơn khô là cách đo được tiến hành sau khi lớp sơn đã khô hoàn toàn. Để có độ dày sơn khô chúng ta cần phải sơn đúng độ dày sơn ướt theo quy định. Ta cũng tiến hành đo sau khi mỗi lớp sơn đã khô

- Dụng cụ đo sơn khô là một dụng cụ điện tử được nối với dây có gắn thiết bị cảm ứng. Khi đo ta áp thiết bị cảm ứng vào bề mặt lớp sơn khô rồi đọc số liệu ở thiết bị cầm tay.

Cách đo độ dày sơn khô :

Ta chia bề mặt sơn khô ra nhiều khu vực, mỗi khu vực 5m2, trong mỗi khu vực ta tiến hành đo nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 5 điểm đo (chấm đo). Tập hợp tổng các điểm đo, lấy trung bình ta được kết quả đo của khu vực và ta xác định được độ dày của khu vực đó.

Với thiết bị đo này cho phép sai số trong khoảng 10%. Cần phải cẩn thận khi đo ở mặt cong vì thiết bị sẽ đọc sai số liệu

Nếu có nhiều sai số quá thì ta có cách xử lý như sau :

• Nếu lớp sơn quá dày thì phải dùng giấy nhám chà cho mỏng bớt

• Nếu lớp sơn quá mỏng thì phải sơn dặm lại bằng rulô hay chổi sơn

• Thay công nhân sơn

Sơ đồ tàu vào sửa chữa:

TÀU VÀO DOCK

TIẾN HÀNH HÚT NƯỚC TIẾN HÀNH RỬA NƯỚC TIẾN HÀNH XỬ LÝ BỀ MẶT TIẾN HÀNH SƠN Dùng dung môi Dùng dụng

cụ cơ khí Phun nước, thổi gió

Dùng máy bắn cát Sơn lót 1 Sơn lót 2 Sơn phủ Sơn chống Hạ thủy Kiểm tra

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Qua quá trình đi thực tập và tìm hiểu, chuyên đề của tôi đã hoàn thành một cách cơ bản về nội dung, đã đi sâu phân tích rõ quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu tại nhà máy sửa chữa tàu biển HVS.

* Nhận xét

• Ưu điểm

- Nội dung trình bày kết hợp với nhau, dễ đọc, dễ hiểu

- Đưa ra nhiều phương pháp làm sạch có hiệu quả và dễ sử dụng - Nắm rõ được quy trình sơn vỏ tàu

• Nhược điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do thời gian hạn chế và kiến thức có hạn nên tôi cũng không tìm hiểu được nhiều phương pháp làm sạch mới, nhiều loại sơn có tính ưu việt hơn.

* Đề xuất ý kiến

Qua quá trình thực hiện chuyên đề này, tôi có đề xuất một số ý kiến sau : Chúng ta nên có giải pháp tốt hơn để khắc phục sự ô nhiễm môi trường trong quá trình dùng xỉ đồng để làm sạch bề mặt.

Như ta đã biết xỉ đồng là một chất rất độc hại không thể tiêu tan vào đất hay xử lí ngay được, do vậy chúng ta cần có giải pháp tốt như có thể trộn xỉ đồng với một số chất như nhựa đường, xi măng, đất, với một số khoáng chất để tái chế ra gạch, ngói, vật liệu xây dựng…

Về xử lí ô nhiễm môi trường khi thổi, ta có thể dùng một thiết bị bao quanh khu vực thổi để ngăn bụi phát tán ra xung quanh. Bên dưới thiết bị có lỗ để xỉ rơi xuống. Trong khi thổi ta sẽ cho máy hút bụi vào trong để hút bụi, còn xỉ ra ngoài sẽ được một máy khác hút ra.

Về ô nhiễm biển ta nên bố trí một vòng phao vây an toàn khi đậu tàu trong khu vực sửa chữa để tránh ô nhiễm do dầu, chất bẩn gây ra. Phải có hệ thống xử lí nước thải và cặn bẩn trước khi thải nước thải ra biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đinh văn Kiên

Kỹ thuật sơn

Nhà xuất bản Thanh Niên (1999)

2.Nguyễn Kim Thạch

Đề tài: “Tìm hiểu công nghệ sơn và bảo vệ bề mặt thân tàu thủy tại nhà máy tàu biển HVS”

Thư viện trường đại học Nha Trang(2003)

3.Nguyễn Đình Phổ

Ăn mòn và bảo vệ kim loại

NXB Công nhân kỹ thuật Hà Nội (1980)

3.Nguyễn Đức Ân, Hồ Quang Long, Dương Đình Nguyên

Sổ tay kỹ thuật đóng tàu thủy ( tập3 )

Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật (1982)

5. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sơn

Phòng Sơn – Nhà máy tàu biển HVS

6. Tài liệu trích từ một số sách hướng dẫn kỹ thuật của hãng sơn Jotun, Internation.

Phòng Sơn – Nhà máy tàu biển HVS

Phần phụ lục

1. Bảng hệ sơn.

2. Các loại típ sơn chuẩn

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu trong quá trình sửa chữa tàu tại nhà máy tàu biển HVS ” ppt (Trang 49 - 59)