1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc

10 822 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 670 KB

Nội dung

Chương 3: Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí Mức độ chính xác mô tả tiêu chuẩn khi cạo hay chà * Làm sạch kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí St2 Khi nhìn mà không

Trang 1

Chương 3:

Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay

hay dụng cụ cơ khí

Mức độ chính xác mô tả tiêu chuẩn khi cạo hay chà

* Làm sạch kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St2) Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu,

mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt

* Làm sạch rất kỹ bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ cơ khí (St3)

Khi nhìn mà không cần phóng to, bề mặt phải không có dầu,

mỡ, chất bẩn, và các vảy cán thép, gỉ, lớp sơn và tạp chất lạ bám trên bề mặt Nhưng bề mặt phải được xử lý kỹ hơn để tạo ra được

độ sáng của kim loại từ bề mặt của kim loại

 Các bước xử lý bề mặt

Bước 1: Làm sạch các dầu mỡ, chất bẩn…

Bước 2: Cạo bỏ các rỉ sét và lớp sơn bị bong, các vị trí rộp (

bằng sủi và gỏ rỉ )

Bước 3: Loại bỏ phần rỉ sét còn lại bằng phương pháp thổi, đĩa

nhám quay, bàn chải sắt quay hay cạo vảy

Trang 2

Bước 4: Đánh nhám vùng chuyển tiếp giữa phần lớp sơn dày và

kim loại

Bước 5: Sơn dặm (lót) cho phần kim loại hoặc vùng thép chỉ có

sơn chống rỉ tạm thời

Bước 6: Đánh nhám cho các vùng sơn cũ.

Bước 7: Rửa sạch bằng nước ngọt một cách kỹ lưỡng để loại bỏ

tạp chất và bụi sau quá trình xử lý bề mặt

3.1.4 Các phương pháp làm sạch bề mặt vỏ tàu

a Làm sạch bằng dung môi hay tẩy dầu

Dùng hóa chất để tẩy sạch màng sơn cũ, có thể dùng sút NaOH khá đậm ( 20 – 30%), quét một lớp dung dịch sút lên màng sơn cũ Quá trình phản ứng màng sơn sẽ mềm nhũn, lúc đó ta dùng cạo sắt, hoặc dũa bằng dây thép, cạo dũa sạch sơn cũ Sau đó phun nước rửa sạch, dùng hơi nén thổi khô, hoặc dùng giẻ lau khô

- Tẩy sạch dầu, mỡ khỏi bề mặt

- Tẩy bằng dung môi hay dầu pha chỉ nên sử dụng trên những diện tích nhỏ Ở những vị trí mà dùng các phương pháp khác khó

có thể làm sạch được, hay những góc mà các dụng cụ khác không thể làm tốt hơn phương pháp này

- Dùng nước là hiệu quả nhất cho những diện tích lớn chẳng hạn như bề mặt vỏ tàu

Làm sạch bằng dung môi được sử dụng trong những trường hợp cần thiết để tẩy dầu mỡ trên bề mặt các kết cấu thép trước khi

Trang 3

thực hiện công tác phun cát hoặc làm sạch bằng dụng cụ cơ khí cầm tay hoặc trước khi phun sơn

Đối với màng sơn dầu hoặc sơn tổng hợp thường dùng dung dịch kiềm như sau:

4 – 7% Natricacbonat

12 – 15% vôi sống

6 – 10% phấn bột

50 – 80% nước

Đối với màng sơn nitro xenluylo dùng dung dịch kiềm như sau:

10%paraphin

60% axeton

30% benden

Sau khi dung dịch đã được hòa tan hoàn toàn, dùng bút sơn hoặc chổi sơn bằng đót thấm nước dung dịch quét lên màng sơn

cũ Quá trình phản ứng, màng sơn cũ sẽ mềm nhũn, dùng cạo thép hoặc bàn chải bằng dây thép cứng cạo giũa hết lớp sơn cũ, sau đó phun nước rửa sạch sản phẩm, dùng khí nén hoặc giẻ lau khô, dùng

đá mài hoặc vải ráp xoa đánh trên bề mặt sản phẩm sạch các lớp han gỉ, dùng giẻ lau sạch, lúc đó mới sơn lót chống gỉ

b Rửa bằng nước áp suất cao

Trang 4

Rửa nước ở đây là nước sạch, được bơm qua một hệ thống bơm sử dụng khí nén áp lực cao, với áp suất lên đến 680 – 1700 bar

Các dụng cụ và trang thiết bị dùng để rửa sạch bề mặt bằng phun nước áp lực cao chủ yếu là máy rửa bề mặt và súng bắn nước

* Máy rửa bề mặt: Đây là thiết bị dùng để rửa sạch bề mặt, dùng cho những diện tích rộng, phẳng, thường là bề mặt vỏ tàu Thiết bị này được sử dụng sau khi bề mặt vỏ tàu đã được rửa sạch bằng súng bắn nước Thiết bị này dùng bằng khí nén áp lực cao, có

sự hỗ trợ của xe nâng khi sử dụng Không được dùng trong hầm, két

hình 3.1 dụng cụ rửa nước bề mặt

Trang 5

* Súng bắn nước: Là thiết bị rửa sạch bề mặt, dùng cho diện tích cong, không bằng phẳng, bề mặt phức tạp như bề mặt đáy, đuôi, mũi…

Khi thực hiện quá trình này đòi hỏi phải có chuẩn bị một số thiết bị sau: Máy phun nước, ống dây dẫn Đặc biệt phải bịt bảo vệ các thiết bị điện, các lỗ thông nước…

Trang 6

Một số hình ảnh minh họa về dụng cụ rửa nước

Hình 3.2 Đồng hồ nước áp lực

Hình 3.3 Máy rửa nước áp lực

Trang 7

Một số hình ảnh minh họa quá trình rửa nước

Hình 3.4 Rửa nước bề mặt tàu

Trang 8

Hình 3.5 Rửa nước ở mũi tàu

Hình 3.6 Rửa nước ở đáy tàu

Trang 9

c Làm sạch bằng phương pháp thủ công

* Dùng bàn chải sắt

Phương pháp này đơn giản nhưng tốn nhiều công sức, năng suất lao động thấp vì ta chỉ dùng những dụng cụ thô sơ như búa, đục….Phương pháp này chỉ dùng để xử lý những chi tiết nhỏ, sản phẩm tôn mỏng dưới 4mm Đầu tiên ta dùng búa gõ bong hết lớp

gỉ, sau đó ta mới dùng cạo thép, giũa thép, cạo giũa hết các lớp bong gỉ, để làm sạch bề mặt thép Chỉ khi nào mặt tôn thép không còn lớp gỉ vàng lúc đó mới được sơn lót chống gỉ Phương pháp này tốn nhiều công sức nhưng năng suất lao động thấp Nếu sản phẩm có bề dày trên 4mm và sản phẩm lớn thì ta dùng máy phun

bi, phun cát để làm sạch bề mặt sản phẩm Đây là phương pháp ít hiệu quả nhất so với các phương pháp làm sạch khác

* Dùng búa hay đục gõ

Phương pháp này cũng ít được áp dụng vì khi dùng phương pháp này nó thường làm lõm bề mặt, không khí và hơi sẽ tồn đọng trong các lổ và vết lõm làm hình thành rỉ sét, chỉ có phần đỉnh nhô

là bám dính sơn Sau vài lần sơn chỉ có một lớp sơn cực mỏng trên phần đỉnh nhô lên không có tính chất bảo vệ tốt Bước tiếp theo sẽ

là gỉ và tác dụng bảo vệ giảm đi Nhưng việc dùng phương pháp này sẽ có lợi cho việc xử lý sau này, nếu ta không dùng phương pháp này để loại bỏ gỉ đóng thành tảng và đặc biệt là loại chất bẩn thô thì khi tiến hành làm sạch bằng phương pháp thổi sẽ làm giảm

Trang 10

tốc độ của công việc thổi sạch, nên chúng ta phải loại bỏ chúng bằng phương pháp này để thuận lợi cho việc xử lý các bước tiếp theo

* Dùng bàn chải sắt để chà

+ Tẩy các cặn gỉ bề ngoài ở những diện tích nhỏ

+ Phải đạt được tiêu chuẩn St2 và St3

Phương pháp này chỉ thích hợp khi không thể áp dụng thổi sạch bằng hạt được Nhưng nó có một nhược điểm là đem lại kết quả kém so với phương pháp dùng hạt hay bằng dụng cụ cơ khí khác…

hình 3.7 Dụng cụ làm sạch thủ công

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1  dụng cụ rửa nước bề mặt - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.1 dụng cụ rửa nước bề mặt (Trang 4)
Hình 3.2  Đồng hồ nước áp lực - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.2 Đồng hồ nước áp lực (Trang 6)
Hình 3.3  Máy rửa nước áp lực - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.3 Máy rửa nước áp lực (Trang 6)
Hình 3.4  Rửa nước bề mặt tàu - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.4 Rửa nước bề mặt tàu (Trang 7)
Hình 3.5  Rửa nước ở mũi tàu - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.5 Rửa nước ở mũi tàu (Trang 8)
Hình 3.6  Rửa nước ở đáy tàu - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.6 Rửa nước ở đáy tàu (Trang 8)
Hình 3.7  Dụng cụ làm sạch thủ công - Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3 doc
Hình 3.7 Dụng cụ làm sạch thủ công (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w