NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 4) pdf

5 396 0
NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 4) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 4) Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện kháng nguyên nhưng thụ thể này, giống như phân tử kháng thể trên màng tế bào lympho B có vai trò làm thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên, lại không có khả năng dẫn truyền các tín hiệu từ ngoại bào vào trong tế bào lympho T. Gắn vào thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên là một phức hợp các protein bao gồm phân tử CD3 và chuỗi z, ba thành tố này tạo nên phức hợp thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên (hình 9.1). Các chuỗi CD3 và z có nhiệm vụ dẫn truyền một số tín hiệu được tạo ra khi thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện kháng nguyên. Ngoài ra quá trình hoạt hoá tế bào T cần có sự tham gia của các phân tử đồng thụ thể là CD4 hoặc CD8 có nhiệm vụ nhận diện các phần không đa kiểu hình trên các phân tử MHC. Chức năng của các protein gắn với thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên này sẽ được trình bầy chi tiết trong chương 5. Các thụ thể của tế bào B và T dành cho kháng nguyên có một số đặc điểm giống nhau nhưng cũng có một số đặc điểm quan trọng khác nhau như được trình bầy trong bảng 9.7. Các kháng thể là thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên có khả năng gắn với nhiều loại kháng nguyên khác nhau hơn với ái lực cao hơn. Đây là lý do tại sao kháng thể có khả năng bám vào và trung hoà được nhiều vi sinh vật và độc tố khi những thành phần này chỉ xuất hiện với nồng độ thấp trong máu. Ái lực của thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên thì lại thấp và thì thế tương tác giữa các tế bào lympho T với các tế bào trình diện kháng nguyên phải được tăng cường bởi các phân tử được gọi là phân tử phụ trợ (accessory molecule) (xem chương đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào). Bảng 9.7: Đặc điểm của các thụ thể của tế bào lympho dành cho kháng nguyên Đặc điểm Thụ thể của tế b ào B dành cho kháng nguyên Thụ thể của tế b ào T dành cho kháng nguyên C ấu trúc tham gia g ắn kháng nguyên Cấu tạo từ ba v ùng CDR nằm trên vùng V c ủa chuỗi nặng và ba vùng CDR nằm tr ên vùng V của chuỗi nhẹ Cấu tạo từ ba v ùng CDR nằm trên vùng V c ủa chuỗi a và ba vùng CDR n ằm trên vùng V của chuỗi b C ấu trúc của kháng nguyên g ắn vào Các quy ết định kháng nguyên ở dạng mạch thẳng ho ặc lập thể của các đại phân Chỉ 1-3 g ốc acide amine của 1 peptide và các g ốc đa kiểu hình của 1 phân tử MHC tử và các hoá chất nhỏ Ái l ực gắn với kháng nguyên Kd từ 10 -7 đến 10 -11 M; ái lực trung bình t ăng lên trong mỗi đáp ứng miễn dịch v à sau mỗi lần đáp ứng với c ùng kháng nguyên Kd từ 10 -5 đến 10 -7 M; ái lực không tăng T ốc độ gắn và tốc độ tách T ốc độ gắn nhanh, tốc độ tách biến thiên T ốc độ gắn chậm, tốc độ tách chậm Phân t ử phụ trợ tham gia v ào tương tác Không Phân t ử CD4 hoặc CD8 gắn đồng thời vàp các phân t ử MHC Sự phát triển độ phong phú về tính đặc hiệu miễn dịch Chúng ta đã biết cấu trúc của các thụ thể của tế bào T và B dành cho kháng nguyên. Chúng ta cũng đã biết cách thức các thụ thể này nhận diện kháng nguyên. Câu hỏi tiếp theo là làm thế nào mà có được các thụ thể cấu trúc vô cùng đa dạng đến như vậy? Theo thuyết lựa chọn clone thì có rất nhiều clone tế bào lympho, mỗi clone có một tính đặc hiệu riêng. Dự kiến có khoảng môt tỉ clone khác nhau và các clone này có ngay từ trước khi chúng tiếp xúc với kháng nguyên. Nếu mỗi một thụ thể được mã hoá bởi một gene thì cần phải dành phần lớn bộ gene của cơ thể chỉ để mã hoá cho các thụ thể tế bào dành cho kháng nguyên mà thôi. Điều này là hết sức vô lý. Trên thực tế hệ thống miễn dịch đã phát triển các cơ chế để tạo ra các tế bào lympho B và T có tính đặc hiệu vô cùng phong phú. Việc tạo ra các thụ thể khác nhau ấy cuối cùng gắn liền với quá trình chín của các tế bào lympho. Phần còn lại của chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức hình thành các tế bào lympho B và T chín với các thụ thể trên bề mặt của chúng vô cùng đa dạng. Quá trình chín của các tế bào lympho Quá trình chín của các tế bào lympho từ các tế bào gốc ở tuỷ xương bao gồm ba quá trình: các tế bào non tăng sinh, biểu hiện các gene mã hoá thụ thể dành cho kháng nguyên, chọn lọc các tế bào lympho có các thụ thể dành cho kháng nguyên hữu ích (Hình 9.8). Các sự kiện này diễn ra giống nhau ở cả tế bào T và tế bào B, mặc dù các tế bào B thì chín ở trong tuỷ xương còn các tế bào T thì lại chín ở trong tuyến ức. Mỗi quá trình trong ba quá trình trên đều có một vai trò đặc biệt trong việc tạo ra độ phong phú trong tính đặc hiệu của các tế bào lympho. Hình 9.8: Các bước trong quá trình chín của các tế bào lympho . NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 4) Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện kháng nguyên nhưng thụ thể này, giống như phân tử kháng thể trên màng tế bào lympho. bào T dành cho kháng nguyên (hình 9.1). Các chuỗi CD3 và z có nhiệm vụ dẫn truyền một số tín hiệu được tạo ra khi thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện kháng nguyên. Ngoài ra. tế bào lympho dành cho kháng nguyên Đặc điểm Thụ thể của tế b ào B dành cho kháng nguyên Thụ thể của tế b ào T dành cho kháng nguyên C ấu trúc tham gia g ắn kháng nguyên Cấu tạo từ ba

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan