1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 7) pdf

5 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 188,39 KB

Nội dung

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 7) Quá trình chín và chọn lọc của các tế bào lympho B Quá trình chín của các tế bào lympho B diễn ra chủ yếu ở trong tuỷ xương (Hình 9.12). Các tế bào gốc đa tiềm năng hướng biệt hoá thành các tế bào dòng B tăng sinh dưới tác dụng của IL-7 làm tăng số lượng các tế bào tiền thân dòng B được gọi là các tế bào hướng dòng B (pro-B cell). Bước tiếp theo của quá trình chín là các tế bào tiền B (pre-B cell), các gene mã hoá kháng thể ở locus chuỗi nặng trên một nhiễm sắc thể tái tổ hợp với nhau làm tăng số lượng các protein của chuỗi nặng m. Hầu hết protein này nằm ở trong bào tương và dấu hiệu có các protein chuỗi m ở trong bào tương là dấu hiệu đặc trưng của các tế bào tiền B. Một số protein chuỗi m này đã được biểu lộ ra bề mặt tế bào cùng với hai protein cố định khác tương tự như các chuỗi nhẹ tạo nên phức hợp thụ thể của tế bào tiền B. Người ta chưa rõ thụ thể của tế bào tiền B này có nhận diện cái gì hay không và nếu nhận diện thì nhận diện cái gì hay chỉ đơn giản là việc các phân tử này kết hợp lại với nhau sẽ chuyển các tín hiệu thúc đẩy khả năng tồn tại và tăng sinh của các tế bào có các thụ thể này. Đây là điểm kiểm soát đầu tiên trong quá trình phát triển của các tế bào B. Điểm này chọn lọc và nhân rộng số lượng tất cả các các tế bào tiền B có chuỗi nặng m có chức năng. Nếu chuỗi m không được tạo ra có thể do tái tổ hợp sai gene mã hoá chuỗi m thì tế bào sẽ không được lựa chọn và chúng sẽ chết theo cơ chế chết tế bào theo chương trình. ADN, ARN mã hoá kháng thể ADN dòng gốc ADN dòng gốc Gene chu ỗi H tái t ổ hợp (VDJ); mARN chu ỗi m Gene chu ỗi H tái t ổ hợp; các gene chu ỗi k ho ặc l; mARN chuỗi m v à k hoặc l Nối đo ạn theo m ột trong hai cách tr ong quá trình phiên mã s ơ c ấp để tạo nên mARN mã hoá chu ỗi Cm và Cd Khán g th ể biểu lộ trên bề mặt Khôn g Khôn g Chuỗi m trong bào tương và chu ỗi m gắn v ới thụ thể tế bào tiền B IgM trên màng t ế bào (chu ỗi n ặng m + chu ỗi nhẹ k hoặc l IgM và IgD trên màng tế bào Hình 9.12: Các bước trong quá trình chín và chọn lọc của các tế bào lympho B Protein m và phức hợp thụ thể của tế bào tiền B phát tín hiệu cho hai quá trình khác. Một quá trình là dập tắt quá trình tái tổ hợp mã hoá chuỗi nặng của kháng thể ở trên nhiễm sắc thể thứ 2, vì thế mỗi tế bào B chỉ có thể bộc lộ các kháng thể có nguồn gốc từ một trong hai allele di truyền từ bố mẹ. Quá trình này được gọi là loại trừ allele (allelic exclusion) và điều này bảo đảm cho mỗi tế bào chỉ biểu lộ các thụ thể có cùng một tính đặc hiệu mà thôi. Một tín hiệu thứ hai châm ngòi cho sự tái tổ hợp ở locus mã hoá chuỗi nhẹ của kháng thể, đầu tiên là chuỗi k sau đó là chuỗi l. Bất kỳ chuỗi nhẹ nào được tạo ra mà có chức năng thì đều sẽ gắn vào chuỗi m để tạo thành một thụ thể dành cho kháng nguyên có cấu trúc đầy đủ và có bản chất là IgM trên màng tế bào. Thụ thể này sau đó lại dẫn truyền các tín hiệu thúc đẩy tế bào tồn tại và tăng sinh, và như vậy đã duy trì và nhân rộng số lượng các tế bào biểu lộ các thụ thể dành cho kháng nguyên có cấu trúc hoàn chỉnh (đây là điểm kiểm soát thứ hai trong quá trình chín của tế bào lympho B). Các tín hiệu từ thụ thể dành cho kháng nguyên dập tắt quá trình sản xuất ra enzyme recombinase cũng như dừng không cho tái tổ hợp thêm nữa tại các locus chuỗi nhẹ không tái tổ hợp. Kết quả là mỗi tế bào B chỉ tạo ra hoặc là chuỗi nhẹ k hoặc là chuỗi nhẹ l từ một trong hai allele di truyền từ bố mẹ. Sự tồn tại của hai tập hợp gene chuỗi nhẹ chỉ đơn giản là làm tăng cơ hội thực hiện thành công việc tái tổ hợp gene và biểu lộ của thụ thể. Các tế bào B có IgM trên bề mặt được gọi là các tế bào B non (immature B cell). Tế bào này sẽ tiếp tục chín thêm ở trong tuỷ xương hoặc sau khi đã rời tuỷ xương vào các mô lympho ngoại vi. Bước chín cuối cùng liên quan đến việc đồng biểu lộ các phân tử IgM và IgD trên bề mặt tế bào. Điều này diễn ra là do ARN tái tổ hợp V(D)J mã hoá chuỗi nặng có thể kết nối vào với ARN mã hoá Cm hoặc ARN mã hoá Cd làm tăng số lượng tương ứng các ARN thông tin mã hoá chuỗi m hoặc chuỗi d. Người ta thấy rằng khả năng các tế bào B đáp ứng với các kháng nguyên tăng lên khi có sự đồng biểu lộ IgM và IgD trên màng của chúng, nhưng tại sao lại cần phải có cả hai loại thụ thể này thì chưa rõ. Các tế bào B có cả IgM và IgD trên màng của chúng thì được gọi là các tế bào B chín (mature B cell) và tế bào này có khả năng đáp ứng với các kháng nguyên ở trong các mô lympho ngoại vi. Mức độ đa dạng trong tính đặc hiệu của các tế bào B còn được chỉnh sửa thêm bằng quá trình chọn lọc âm tính. Theo quá trình này, nếu tế bào B non gắn với ái lực cao vào các kháng nguyên ở trong tuỷ xương thì tế bào sẽ bị chặn lại không cho chín thêm nữa. Tế bào B này có thể chết theo chương trình hoặc có thể tái hoạt hoá enzyme recombinase để tạo ra một chuỗi nhẹ thứ hai và thay đổi tính đặc hiệu của thụ thể dành cho kháng nguyên (quá trình này được gọi là biên tập lại thụ thể - receptor editing). Hầu hết các kháng nguyên thường thấy trong tuỷ xương là các kháng nguyên của bản thân cơ thể và chúng có mặt với số lượng lớn ở khắp mọi nơi trên cơ thể ví dụ như các protein trong máu, các phân tử giống nhau có trên màng của nhiều loại tế bào. Vì thế, quá trình chọn lọc âm tính đã loại đi các tế bào tiềm ẩn nguy cơ nhận diện và phản ứng chống lại chính các kháng nguyên của bản thân có ở mọi nơi trên cơ thể. Quá trình tái tổ hợp các gene mã hoá kháng thể là quá trình ngẫu nhiên và không có tính thiên vị theo di truyền về phía nhận diện các vi sinh vật. Thực ra các thụ thể này được tạo ra có khả năng nhận diện các kháng nguyên của rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau mà hệ thống miễn dịch phải chống lại chúng. Dường như sự đa dạng trong tính đặc hiệu của các tế bào B được tạo ra một cách ngẫu nhiên rồi sau đó được chọn lọc dương tính để biểu lộ các thụ thể nguyên vẹn và chọn lọc âm tính để loại bỏ các tế bào có khả năng nhận diện mạnh các kháng nguyên của cơ thể. Những gì còn lại sau các quá trình chọn lọc này là một tập hợp các tế bào lympho B chín có khả năng nhận diện tất cả các kháng nguyên của vi sinh vật mà mỗi cá thể có thể phải tiếp xúc với chúng. . NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 7) Quá trình chín và chọn lọc của các tế bào lympho B Quá trình chín của các tế. của tế bào tiền B. Người ta chưa rõ thụ thể của tế bào tiền B này có nhận diện cái gì hay không và nếu nhận diện thì nhận diện cái gì hay chỉ đơn giản là việc các phân tử này kết hợp lại với. của thụ thể dành cho kháng nguyên (quá trình này được gọi là biên tập lại thụ thể - receptor editing). Hầu hết các kháng nguyên thường thấy trong tuỷ xương là các kháng nguyên của bản thân cơ

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20