Cây thuốc lá

82 907 7
Cây thuốc lá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Module 1: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY THUỐC LÁ I. Khái niệm về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest Management. Nghĩa là sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật hợp lý nhất một cách khôn ngoan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng; thực hiện việc bảo vệ cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường; sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, vừa đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được mục đích này, người nông dân cần thiết phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng cùng với sự tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, chính người nông dân đưa ra các quyết định thực hiện các giải pháp kỹ thuật hay phương pháp quản lý sao cho đạt kết quả tốt nhất. IPM phải do chính người nông dân thực hiện chứ không phải ai khác. II. Các nguyên tắc căn bản của IPM: - Trồng cây khỏe mạnh trong môi trường phù hợp. - Phải bảo tồn và phát triển thiên địch. - Thường xuyên thăm đồng ruộng để theo dõi diễn biến của các thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt là các loài dịch hại. - Học viên là những người nông dân phải trở thành chuyên gia IPM ngay trên đồng ruộng của mình. III. Giới thiệu một số biện pháp căn bản trong IPM: 1. Luân canh: Luân canh là một biện pháp canh tác cần được chú trọng, bởi vì nó mang đến nhiều lợi điểm. Mục tiêu của luân canh là tránh không cho các tác nhân gây hại có được ký chủ thích hợp để sinh sống và phát triển dân số trong thời gian càng lâu càng tốt. ● Chọn cây trồng luân canh: Việc chọn cây trồng luân canh có ý nghĩa quyết định đến kết quả luân canh. Phải xác định đúng các loại cây trồng mà các loại dịch hại thuốc lá không thể gây hại được để đưa vào công thức luân canh. Các loại cây trồng không nên chọn luân canh hoặc gối vụ với thuốc lá: các loại cà, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, khổ qua, bầu bí, đậu bắp … ● Công thức luân canh: Cũng cần được thay đổi trong một chu kỳ nào đó để ngăn chặn sự phát triển liên tục của một hoặc vài tác nhân gây hại. Công thức luân Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 1 canh mang lại hiệu quả khá tốt là 3 vụ cây trồng khác không cùng phổ ký chủ, sau đó trồng lại thuốc lá hoặc chỉ trồng thuốc lá sau khi đã trồng 2 vụ cây trồng khác. ● Thời gian luân canh: Do việc luân canh là lấy đi cây trồng thích hợp cho sự tồn tại của tác nhân gây hại nên khoảng thời gian luân canh càng lâu càng tốt. 2. Vệ sinh đồng ruộng và thiêu hủy tàn dư thực vật: Là loại cây trồng đa niên nên thuốc lá có thể tiếp tục sống sau khi thu hoạch xong, trừ khi bị chặt bỏ. Thân rễ thuốc lá và các loại cây trồng vụ trước có thể là nguồn dinh dưỡng để duy trì sự tồn tại của các loài dịch hại. Thiêu hủy tất cả tàn dư thực vật của vụ trước phải được thực hiện dù nhận thấy có nguồn gây hại hay không và thực hiện ngay sau khi thu hoạch xong nhằm hủy hoại nhanh chóng môi trường sống của dịch hại. Thiêu hủy sớm tàn dư thực vật kết hợp với cày bừa đất làm cho các tác nhân gây hại thuốc lá chết do bị tách ra khỏi môi trường sống. Hiệu quả của việc thiêu hủy tàn dư thực vật là giảm dân số các loài dịch hại: Tuyến trùng gây sưng rễ, bệnh khảm, bệnh đốm nâu, thối đen thân, héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas,…đồng thời với giảm bớt côn trùng và hạt cỏ dại. Trên đồng ruộng sau khi đã thực hiện luân canh, cây thuốc lá vẫn có thể được trồng cạnh các loài cỏ dại có cùng phổ ký chủ gây hại. Vì vậy, việc vệ sinh đồng ruộng, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi lưu tồn của tác nhân gây hại cũng như các tác nhân lan truyền là điều cần thiết. 3. Các biện pháp nông học hỗ trợ khác: Các biện pháp này chủ yếu cung cấp cho thuốc lá các điều kiện thuận lợi để đủ sức chống chịu lại sự tấn công của dịch hại, ví dụ như áp dụng các biện pháp làm đất phù hợp, tạo luống cao - rộng, thiết kế đồng ruộng hợp lý theo đặc điểm khí hậu - đất đai của địa phương, áp dụng xử lý đất vườn ươm bằng nhiệt mặt trời, thực hiện bắt sâu bằng tay khi mật độ sâu hại cây thuốc lá chưa cao hoặc chưa cần thiết, sử dụng các loại bẫy chua ngọt hoặc bẫy đèn để nhận diện các loài sâu hại,…nhằm áp dụng hệ thống các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số các biện pháp trước mắt có thể áp dụng là:  Tạo luống cao và rộng: Vun luống cao và rộng tạo điều kiện tốt cho hệ thống rễ thuốc lá phát triển, do đất tơi xốp và thoáng khí. Khi được vun luống cao, nhiệt độ đất ấm hơn. Ở những vùng thiếu nước, luống cao và rộng giúp duy trì độ ẩm. Ngoài ra, việc tạo luống cao và rộng còn giúp cho cây thuốc lá chống đổ ngã khi gặp gió lớn. Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 2  Khoảng cách trồng: Khoảng cách giữa các cây thuốc trên hàng cũng ảnh hưởng đến sự phá hoại của các loài dịch hại. Cây thuốc lá được trồng càng gần nhau thì càng dễ bị gây hại, nhất là đối với các tác nhân gây hại phần phía trên mặt đất. Khoảng cách hẹp giữa các cây tạo nên các vòm lá xen dày, tăng ẩm độ của tầng lá bên dưới, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát triển.  Bón phân cân đối: Các tác nhân gây hại thường phát triển tốt ở các ruộng bón phân không cân đối. Ví dụ: + Tuyến trùng sưng rễ rất dễ phát triển trong điều kiện cây bị thiếu Kali. + Mầm bệnh thối đen thân sẽ dễ gây hại cho thuốc lá khi bón quá nhiều đạm.  Thứ tự của công việc trong trường hợp có xuất hiện bệnh: Khi trên ruộng trồng có xuất hiện bệnh, cần thực hiện thứ tự công việc từ các vùng không bệnh trước. Những thửa, những khu vực bị nhiễm bệnh sẽ được thao tác sau cùng để giảm cơ hội lây lan của các tác nhân gây bệnh sang các vùng sạch bệnh. Sau khi xới xong, dụng cụ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ. Đối với thao tác ngắt ngọn và đánh chồi, thứ tự thực hiện rất quan trọng nếu có xuất hiện các loại bệnh thuốc khảm thuốc lá và nhất thiết cần theo nguyên tắc thực hiện trên cây thuốc lá khoẻ trước, cây nhiễm bệnh sau.  Chấm dứt xới xáo, vun cao luống sớm đối với các ruộng bị nhiễm bệnh: Một số tác nhân gây bệnh chỉ có thể xâm nhập vào cây thuốc lá khi có vết thương. Vì vậy xới xáo và vun luống hoàn tất sớm, ít gây tổn thương cho bộ rễ và sẽ hạn chế được sự tấn công của các loại dịch hại. Điều này đặc biệt quan trọng khi ruộng trồng đã có sẵn mầm bệnh. 4. Sử dụng giống thuốc lá kháng sâu-bệnh: Tính kháng của giống thuốc lá sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý dịch hại. Chọn giống là một công tác quan trọng để xác định trước những tổn thất do các tác nhân gây ra cho thuốc lá về năng suất - chất lượng và hiệu quả mang lại. Các yếu tố để lựa chọn giống thuốc lá là: + Các loại tác nhân gây hại hiện có tại vùng trồng. + Mức độ nhiễm bệnh và tính nghiêm trọng của bệnh. + Mức độ kháng sâu - bệnh của giống đang dự tính đưa vào sản xuất. Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 3 + Mức độ phù hợp của giống thuốc lá đối với điều kiện sẵn có tại vùng trồng để đạt các mục tiêu về năng suất-chất lượng. Khi đã chọn giống kháng để trồng, người trồng thuốc lá vẫn phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khác như: luân canh cây trồng, thiêu hủy tàn dư thực vật và áp dụng các biện pháp nông học hỗ trợ khác… 5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật: Trong chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp-IPM, hóa chất bảo vệ thực vật chỉ được đưa vào sử dụng khi các biện pháp liên hoàn khác không đạt được kết quả tốt và chỉ nên sử dụng hóa chất phòng trừ sâu-bệnh khi xét thấy thật cần thiết. Do đó, cần phải theo dõi, điều tra dân số và mức độ gây hại của các tác nhân, sử dụng hóa chất diệt trừ phải đúng đối tượng gây hại. Đối với sâu hại, sử dụng hóa chất khi kết quả điều tra dân số sâu hại vượt ngưỡng (có nghĩa nếu không dùng hóa chất diệt trừ sẽ gây tổn thất lớn). ● Cách lấy mẫu: Tất cả các ruộng phải được kiểm tra cẩn thận, phương pháp lấy mẫu tốt nhất là điều tra kỹ 10 cây liên tiếp tại 10 điểm khác nhau của mỗi ruộng trồng. Khi diện tích ruộng trồng tăng lên thì số điểm lấy mẫu tăng theo tương ứng. ● Phương pháp điều tra: Tùy theo loại sâu hại, phương pháp điều tra có khác nhau. Ví dụ: + Đối với bọ cánh cứng, sâu sừng, sâu xanh: kiểm tra chồi ngọn và 1/3 số lá trên cùng. + Đối với rệp muội, trứng sâu sừng: kiểm tra mặt dưới của các lá ngọn và lá giữa. Các lá dưới cùng dùng kiểm tra muội than, các giọt mật còn lưu lại để xác định thời gian bắt đầu gây hại. ● Ghi lại tất cả số lượng, chủng loại sâu điều tra được, số cây có sâu, mức độ thiệt hại do từng loại sâu gây ra. Khi có loại côn trùng nào không định danh được, phải gửi mẫu nhờ định danh để tránh tiêu diệt nhầm các loại côn trùng có ích. ● Tùy theo tác nhân và đặc tính gây hại để lựa chọn hóa chất diệt trừ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người sử dụng và hạn chế dư lượng trên sản phẩm lá thuốc lá. ● Cách sử dụng hóa chất căn cứ trên hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc tính của sâu hại. Chú ý thời gian cách ly an toàn của từng loại hóa chất. ● Côn trùng và ngưỡng xử lý: - Sâu xanh: Xử lý khi 10% cây điều tra có sâu non ký sinh. - Sâu xám: Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá. Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 4 - Bọ cánh cứng: Khi cây nhỏ: Xử lý lúc có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắn phá. Khi cây lớn: Xử lý khi cây có hiện tượng rách hoặc tưa lá. - Sâu sừng: Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể các sâu đã kéo kén hoặc xác các kén còn vương lại trên lá. Trường hợp nếu tính sâu đã kéo kén thì 5 kén = 1 sâu non. - Rệp muội: Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất từ 50 con/lá trở lên. IV. Những lợi ích khi thực hiện IPM: - Bảo tồn được thiên địch và thiết lập được cân bằng sinh thái. - Giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong việc bảo vệ cây trồng, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và cho cộng đồng. - Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. - Nâng cao hiệu quả kinh tế do việc sử dụng hóa chất có chọn lọc. - Tạo một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 5 Module 2: HỆ SINH THÁI CÂY THUỐC LÁ I. Khái niệm về hệ sinh thái: Khoa học sinh thái nghiên cứu các hệ sinh thái bao gồm các thành phần sống và không sống; nhưng điều quan trọng nhất của khoa học sinh thái là nghiên cứu các mối tương tác sinh ra trong hệ giữa các sinh vật sống và không sống. Trong cuộc sống của các loài sinh vật nói chung và cây thuốc lá nói riêng luôn luôn có những mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời bất cứ một tác nhân nào để phân tích độc lập mà cần phải hiểu rằng trong thiên nhiên sinh vật và ngoại cảnh là một thể thống nhất. Cây thuốc lá là một loại cây trồng cạn, có thời gian sinh trưởng ngắn,…nên được xếp vào hệ sinh thái đồng ruộng. Trong bản thân của một loại cây trồng hay một quần thể trên đồng ruộng có quan hệ rất phức tạp, nó vừa mang tính chất hỗ trợ, bổ xung cho nhau, nhưng cũng mang tính chất kìm hãm nhau trong sự cân bằng sinh thái thực vật và sinh vật. Để đạt được năng suất-chất lượng như người trồng thuốc lá mong muốn, cần phải biết tác động đồng bộ và hệ thống các biện pháp từ công tác giống cho sản xuất, áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp,…nhằm tạo được hiệu suất cao nhất. II. Mối quan hệ cây thuốc lá trong hệ sinh thái đồng ruộng: Mối quan hệ giữa cây thuốc lá với các hệ phụ trong hệ sinh thái đồng ruộng được biểu thị bằng sơ đồ sau: Yếu tố khí hậu Các loài sinh vật khác CÂY THUỐC LÁ Yếu tố đất đai Tác động của con người 1. Yếu tố khí hậu trong hệ sinh thái cây thuốc lá: Là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái đồng ruộng của cây thuốc lá, khi đề cập đến yếu tố khí hậu trong hệ sinh thái đồng ruộng là muốn nói đến sự liên quan đến các nhân tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ, mưa, gió…với cây thuốc lá cũng như các tác nhân khác trên đồng ruộng. Trong yếu tố khí hậu có 3 yếu tố chính liên quan đến sinh thái đồng ruộng được xét đến là bức xạ mặt trời, nhiệt độ và ẩm độ. Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 6 1.1. Bức xạ mặt trời: Mặt trời là nguồn năng lượng chính yếu của qủa đất. Nhiệt năng phát xuất từ các hành tinh, các tinh tú khác và nhiệt năng từ lòng của qủa đất truyền lên nhưng không đáng kể. Mặt trời phát ra một nguồn năng lượng rất lớn với độ dài sóng từ 0,15µ đến 4µ. Trong khoảng này ánh sáng có độ dài sóng từ 0,38µ đến 0,7µ và mỗi độ dài sóng ứng với một màu nhất định, tia màu tím có độ dài sóng ngắn nhất và tia màu đỏ có độ dài sóng dài nhất. Các tia có độ dài sóng ngắn hơn tia tím thì gọi là tia tử ngoại và ngược lại các tia có độ dài sóng dài hơn tia đỏ thì gọi là tia hồng ngoại. Ánh sáng mà cây trồng có thể sử dụng được thường được gọi là bức xạ có hoạt tính quang hợp với độ dài của bước sóng từ 0,38µ đến 0,7µ. Cây thuốc lá hấp thu được nhiều hay ít bức xạ tùy thuộc vào diện tích lá, cách phân bố lá trên cây, góc độ đóng lá so với thân chính. Người ta đã chứng minh được trong điều kiện diện tích lá tốt, quần thể cây trồng hợp lý thì cây thuốc lá có thể hấp thu được trên 85% lượng bức xạ quang hợp, 12% bức xạ bị phản chiếu và có 3% ánh sáng xuyên qua tán lá xuống đất. Với kỹ thuật canh tác như hiện nay, cây trồng chỉ mới sử dụng đưọc từ 4% đến 5% bức xạ quang hợp để tạo năng suất. Cây thuốc lá là cây quang hô hấp và ưa ánh sáng trực tiếp. Ngay từ khi xuất hiện lá thật trong giai đoạn vườn ươm, cây con thuốc lá đã đòi hỏi ánh sáng để tiến hành quang tổng hợp và chuyển từ sinh trưởng dị dưỡng sang sinh trưởng tự dưỡng. Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đến cây trồng là cường độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Những giống thuốc lá được trồng trong điều kiện thâm canh hợp lý, đủ nước, có ánh sáng mạnh, thường tích lũy vật chất cao trong đó có hàm lượng Đường và Nicotine cao. 1.2. Nhiệt độ: Mặt trời là nguồn nhiệt chính đối với qủa đất và các sinh vật sống trên qủa đất, nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng càng lên cao phía mặt trời thì nhiệt độ càng giảm thấp, sự hạ nhiệt này có nhiều nguyên nhân; không khí trong suốt đối với các bức xạ sóng ngắn nên chỉ có một phần nhỏ (khoảng 19%) bức xạ mặt trời được không khí hấp thu, sự hấp thu quan trọng nhất xảy ra trong lớp thấp của khí quyển dưới 200m (từ mặt đất), vì ở tầng này có chứa nhiều hơi nước và các tạp chất, do đó bức xạ mặt trời hâm nóng lớp không khí gần mặt đất nhiều hơn là tầng ở trên cao, ngoài ra gần phân nửa tổng số bức xạ mặt trời (khoảng 47%) bị mặt đất hấp thu và biến thành nhiệt. Do đó, mặt đất nóng nhiều hơn không khí. Sức nóng này được truyền lên lớp không khí phía trên bằng 3 tiến trình: dẫn truyền, bức xạ sóng dài và đối lưu. Như vậy, đối với khí quyển qủa đất mới là nguồn nhiệt trực tiếp còn mặt trời chỉ là nguồn nhiệt gián tiếp mà thôi. Xét về mặt sinh thái nông nghiệp, nhiệt độ được coi là nguồn nhiệt lượng của hệ sinh thái nông nghiệp, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố của phân vùng Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 7 nông nghiệp. Nhiệt độ giới hạn cho sự sinh trưởng của cây thuốc lá từ 20 o C đến 30 o C, nếu vượt quá ngưỡng 35 o C và dưới ngưỡng 15 o C cây thuốc lá sẽ sinh trưởng- phát triển kém. Các vùng trồng thuốc lá trong nước ở các thời vụ chính có nhiệt độ trung bình từ 20 o C đến 25 o C (ở phía Bắc) và 24 o C đến 27 o C (ở phía Nam). Thời kỳ vườn ươm do nhiệt độ tương đối thích hợp nên tuổi cây con thường biến động từ 35 ngày đến 45 ngày; trái lại ở các tỉnh trồng thuốc lá phía Bắc, do nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất thấp (mưa nhiều, mây dày đặc, thời gian chiếu sáng kém, trời lạnh…) làm cho thời gian sinh trưởng của cây con kéo dài hơn và thường biến động từ 50 ngày đến 55 ngày hoặc đôi khi kéo dài hơn nữa. Nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến cây thuốc lá thông qua việc tác động đến điều kiện khí hậu trên đồng ruộng thuốc lá. Nhiệt độ cao làm tăng cường việc bốc thoát hơi nước trên bề mặt của lá thuốc và làm tăng cường việc bốc thoát hơi nước trong đất, điều này làm tác động đến chỉ số khô hạn. Khi có nhiệt độ thích hợp, để phát huy thuận lợi cơ bản này các cán bộ nông học và các nhà trồng thuốc lá cần xác định vùng trồng, yếu tố thời vụ, chế độ luân canh và cố gắng chọn giống có chu kỳ sinh trưởng hợp lý. 1.3. Ẩm độ: Ẩm độ được đề cập đến trong nông nghiệp bao gồm: ẩm độ không khí và ẩm độ đất. Ẩm độ nói chung có liên quan trực tiếp đến chế độ mưa, lượng nước và số lần tưới, thoát nước hoặc bốc thoát hơi trên bề mặt của thảm thực vật, đất, sông ngòi, ao hồ, 1.3.1. Ẩm độ không khí: Như đã biết lượng hơi nước chứa trong không khí rất nhỏ, trung bình kém hơn 2% khối lượng chung của không khí. Tuy nhiên, hơi nước là thành phần quan trọng của khí quyển vì hơi nước ảnh hưởng đến các yếu tố khí tượng khác. Lượng hơi nước chứa trong không khí thay đổi tùy theo địa điểm gần hay xa nguồn cung cấp hơi nước và tuỳ theo mùa ẩm ướt hay khô ráo trong năm. Hơi nước xuất phát từ sự bốc hơi trên biển cả, ao hồ, đất ướt và thảo mộc. Hơi nước không trông thấy được, nhưng hơi nước không ở mãi trạng thái hơi mà thường biến đổi sang thể lỏng hoặc thể rắn tức là thành mây. Nếu có điều kiện thuận lợi thì mây sẽ rơi xuống thành mưa hoặc tuyết. Sau khi rơi xuống đất, một phần ít (khoảng 30%) nước mưa chảy đi và phần còn lại (khoảng 70%) được trả về khí quyển do bốc hơi từ ao hồ, các loại cây cối,…Sự bốc hơi trên đất liền và trên biển tạo thành mây. Mây nầy cho mưa trả nước về đất và biển. 1.3.2. Ẩm độ đất: Nước ở trong đất suy cho cùng bắt nguồn từ mưa. Tuy nhiên không phải tất cả số nước mưa rơi xuống đều được tích trữ trong đất. Một phần nước mưa bị bốc hơi trước khi rơi xuống mặt đất; nếu đất có thảo mộc, thì một số giọt mưa bị tàn lá cây ngăn chận lại rồi bốc hơi trở về khí quyển. Một số được thảo mộc hấp thu và phần Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 8 lớn số nước mưa xâm nhập vào đất cũng bốc hơi trở về khí quyển. Ngoài ra, một phần nuớc mưa thấm rút và chảy đi nơi khác, phần này không ích lợi cho cây trồng. Như vậy, nước mưa hay nước tưới được cung cấp vào đất trồng được chia thành 4 phần: Một phần thấm rút đi mất, một phần dự trữ trong đất, một phần chảy đi trên mặt và một phần bốc hơi trực tiếp hay gián tiếp xuyên qua cây trồng. Phần nước thấm rút, chảy đi trên mặt và bốc hơi trực tiếp là phần không ích lợi cho cây trồng. Chỉ có phần nước lưu trữ là cây trồng có thề sử dụng được. Đối với các loại cây trồng cũng như đối với các loài sinh vật khác, nước là yếu tố quan trọng; nước không những đóng vai trò điều hòa nhiệt độ, môi trường của các phản ứng sinh lý-sinh hóa xảy ra trong cây trồng-tác nhân vận chuyển dinh dưỡng từ đất lên nuôi cây-mà còn là thành phần hết sức quan trọng của tế bào thực vật. Nếu xét các ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến cây trồng có thể chia thành 2 dạng: ● Ảnh hưởng gián tiếp: - Trên bức xạ: Nếu không khí khô ráo thì bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất vượt qúa yêu cầu của cây trồng, làm cho cây tăng khả năng bốc thoát hơi nước, nếu không được cung cấp đầy đủ nước thì cây sẽ chết do thiếu nước hoặc làm giảm năng suất-chất lượng. Ngoài ra hơi nước cũng hấp thu bức xạ sóng dài của mặt đất, nhờ vậy ngăn cản bớt sự hóa lạnh vào ban đêm. - Trên sự bốc thoát hơi nước của cây trồng: Ẩm độ càng cao thì sự bốc hơi của cây trồng thông qua bề mặt lá sẽ kém, do đó nếu thời tiết qúa khô ráo và nếu cây trồng không được cung cấp đủ nước, cây sẽ chết vì héo. Tuy nhiên, nếu trong không khí bão hòa hơi nước thì sự bốc hơi nước thông qua bề mặt lá cũng bị ngưng trệ và kết qủa cây trồng sẽ bị thiệt hại do dưỡng chất không được vận chuyển từ trong đất lên nuôi thân lá. - Trên ký sinh vật và ẩm độ: Ký sinh vật, ẩm độ cao cũng là một yếu tố biểu hiện thuận lợi cho các loài sâu cũng như bệnh hại cây trồng trong qúa trình sinh trưởng-phát triển. Ngoài ra ẩm độ cao cũng sẽ là môi trường thuận lợi cho các loài mọt, nấm bệnh phát triển và gây hại trong qúa trình bảo quản. ● Ảnh hưởng trực tiếp của ẩm độ trên cây trồng: Ẩm độ hợp lý sẽ giúp cho cây trồng thực hiện chức năng quang tổng hợp dễ dàng, mỗi một loài cây trồng đều có yêu cầu ẩm độ thích hợp, ngay cả từng loại giống thuốc lá cũng có những yêu cầu về ẩm độ khác nhau và ngay từng giai đoạn sinh trưởng - phát tiển cây thuốc lá cũng có yêu cầu khác nhau. Căn cứ vào tính thích ứng của độ ẩm, cây trồng được chia ra thành 3 loại: loại sống trong điều kiện khô hạn, loại trung gian và loại ngập nước. Cây thuốc lá được xếp vào loại trung gian về Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 9 yêu cầu độ ẩm. Trong các nhóm giống thuốc lá, nhóm giống thuốc lá Oriental được xem là nhóm giống chịu hạn khá nhất. Lợi dụng vào đặc tính thích ứng độ ẩm của cây thuốc lá mà các nhà nông học căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng-phát triển với những nhu cầu độ ẩm khác nhau mà điều tiết cơ học giúp gia tăng năng suất-chất lượng. Việc giảm dần độ ẩm thông qua việc tưới trong giai đoạn vườn ươm để gia tăng tính chống chịu, giảm sâu bệnh, kích thích phát triển chiều cao cây, đường kính thân, số lá, hệ thống rễ,…của cây con. Cũng tương tự như vậy, lợi dụng đặc tính của cây thuốc lá sau 30 ngày trồng, sự phát triển chủ yếu của cây là bộ rễ, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo cho cây thuốc lá thiếu nước tạm thời (hay gọi là tạo “stress” cho cây) nhằm kích thích hệ thống rễ đâm sâu, đâm ngang và phát triển theo chiều rộng, chính đó là việc giúp cho cây thuốc lá gia tăng năng suất-chất lượng sau này. Độ ẩm đất còn ảnh huởng đến một vài chất hóa học trong lá thuốc lá, những thí nghiệm của Dupizamet cho kết luận: nếu độ ẩm đất càng tăng thì hàm lượng đạm, Nicotine trong lá giảm, trong khi đó đường hòa tan trong lá lại tăng. Thuốc lá là loại cây cần độ ẩm để sinh trưởng và phát triển nhưng nó không phải là cây chịu ngập nước, nếu không may bị ngập từ 2 đến 3 ngày là cây sẽ bị chết hoàn toàn, Vì vậy, trong canh tác cây thuốc lá không được phép để nước đọng giữa 2 rãnh thuốc lá khi tưới hoặc sau cơn mưa. Như vậy, đứng về hệ sinh thái cây thuốc lá, với yếu tố khí hậu, một lần nữa cho thấy có mối quan hệ hết sức khắn khít và hữu cơ, không được phép tách rời hoặc xem nhẹ một yếu tố nào trong mối liên hệ này; từ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí, mưa, gió,…là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau và là nhà nông học hoặc là người trồng khi trồng thuốc lá cần thiết phải hiểu rõ mối liên quan hỗ tương này để áp dụng đầy đủ và chính xác yêu cầu về mặt sinh lý-sinh thái cây thuốc lá nhằm đạt mong muốn về năng suất-chất lượng và hiệu qủa. 2. Yếu tố đất đai trong hệ sinh thái cây thuốc lá: Theo Ông Đômơlông A. định nghĩa: “ Đất là lớp mặt tự nhiên có cấu trúc xốp, có độ dày khác nhau được tạo thành do sự biến đổi đá mẹ dưới ảnh hưởng của các quá trình vật lý, hóa học và sinh vật học khác nhau”. Như vậy, đất có 2 nhiệm vụ: ● Làm chỗ dựa cho cây: Có nghĩa là phải đạt những điều kiện nhất định về tính ổn định, độ thoáng khí, tính thấm nước,…hay nói cách khác là phải có cấu trúc vật lý thích hợp. ● Là kho dự trữ thức ăn của cây trồng: Đất đai giữ vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây thuốc lá nói riêng và là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hình thành năng suất-chất lượng cho cây thuốc lá. Đất là một môi trường phức tạp, nó bao gồm môi trường vật lý, hóa học và sinh học. Nó qui định chế độ Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 10 [...]... từ các lá trên thân chính Vì thế, các vật chất được tích lũy trên lá bị giảm dẫn đến năng suất và chất lượng kém Do đó khi ngắt ngọn cần tiến hành ngay biện pháp bấm bỏ các chồi nách 3 Lá cây thuốc lá: Trên thân chính của cây thuốc lá có nhiều lá nhưng trong thực tế sản xuất người ta thường khống chế số lá kinh tế từ 18 đến 22 lá /cây đối với thuốc lá Vàng sấy và 24 đến 28 lá /cây đối với thuốc lá Nâu... chất lượng thuốc lá Tóm lại, đặc điểm của rễ thuốc lá có các chức năng sau: - Thích hợp trong môi trường háo khí - Có khả năng tái tạo rễ mạnh - Giúp cho cây thuốc lá đứng vững ngoài đồng ruộng - Thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưỡng trong đất lên thân cây thuốc lá - Thực hiện chức năng sinh tổng hợp Nicotine 2 Thân cây thuốc lá: Cây thuốc lá có 2 dạng thân: thân bò và thân đứng Những cây thuộc... và dặm cây chết theo từng đợt để bảo đảm độ đồng đều trên quần thể cây trồng 2.2 Thời kỳ phát triển thân -lá: Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong tất cả các thời kỳ, giai đoạn sinh trưởng của cây thuốc lá vì nó quyết định đến năng suất (kích cỡ lá, số lá, trọng lượng lá) và chất lượng lá (các vật chất trong lá) Sau khi cây thuốc lá phục hồi sinh trưỡng, cây bắt đầu tăng nhanh tốc độ ra rễ và lá (nhưng... hình dậu Mặt trên biểu bì Các loại tế bào mềm { Mặt dưới biểu bì Tế bào hình dậu Giải phẫu lá thuốc lá Chồi nách Biểu đồ cấu trúc lá cây thuốc lá Vì lá thuốc lá là bộ phận kinh tế nên sẽ được trình bày kỹ ở phần sau Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 22 4 Cơ quan sinh sản cây thuốc lá: Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn, hình sin, được hình thành do sự phân hóa của đỉnh sinh trưởng... cao II Phân loại thuốc trừ sâu-bệnh theo đối tượng sử dụng: 1 Theo đối tượng phòng trừ: - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ nhện - Thuốc trừ bệnh nấm - Thuốc trừ bệnh vi khuẩn -Thuốc trừ cỏ dại - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc trừ sên - Thuốc trừ chuột, Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 15 2 Phân loại theo dạng chế phẩm sử dụng: -Thuốc bột -Thuốc hạt -Thuốc sữa, 3 Phân loại thuốc trừ sâu bệnh... kỹ thuật canh tác Sự thỏa mãn đầy đũ nhất cho cây ở từng thời kỳ, từng giai đoạn là nhiệm vụ cơ bản nhất của kỹ thuật trồng thuốc lá I Đặc điểm thực vật học: 1 Rễ cây thuốc lá: Rễ cây thuốc lá là một hệ thống, bao gồm: rễ cái, rễ nhánh và rễ hấp thu Ngoài ra thuốc lá còn có rễ bất định mọc ở cổ rễ, phần trên sát mặt đất Phần võ Ruột Tế bào mô mạch Rễ thuốc lá Phần võ Tế bào mô mạch Mặt cắt dọc Mặt cắt... hợp lý Ngoài ra, nhà nông học và người trồng thuốc lá cần hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố trong hệ sinh thái cây thuốc lá nhằm hạn chế những loài sinh vật gây hại và hạn chế những thiệt hại không cần có do không nắm vững các nguyên nhân kể trên 3 Yếu tố sinh vật trong hệ sinh thái cây thuốc lá: Trong hệ sinh thái đồng ruộng cây thuốc lá, thuốc lá là hệ trung tâm với các hệ phụ gồm các sinh... một số sinh vật gây hại cho thuốc lá: 3.1 Cỏ dại: Là một trong các thành phần gây hại cho cây thuốc lá, làm ảnh hưởng đến năng suất - chất lượng và hiệu qủa của người trồng Cỏ dại trên ruộng thuốc lá sẽ tranh chấp dinh dưỡng, nước,…với cây thuốc lá Ở giai đoạn đầu trong vườn ươm hoặc sau khi trồng nếu không phòng trừ kịp thời, cỏ dại sẽ cạnh tranh ánh sáng với cây thuốc lá Ngoài ra, đặc biệt quan trọng... Các loại bệnh do vi khuẩn: thối nhũn lá khi phơi, héo rũ vi khuẩn, cháy lá do vi khuẩn,… - Các loại bệnh do Virus: như xoắn lá, bệnh da ếch, bệnh khảm thuốc lá, … 3.3 Động vật hại thuốc lá: Động vật hại thuốc lá vừa mang tính gây hại trực tiếp (như ăn lá cây, thân và đục qủa…) và gây hại gián tiếp (môi giới truyền bệnh) Tổn thất do động vật gây hại đối với thuốc lá không phải là nhỏ (trên dưới 20% giá... cao cây (cm) ● Số lượng lá trên cây (lá /cây) ● Chiều dài, chiều rộng của lá (cm) ● Đánh giá chất lượng lá thuốc lá trước khi sấy ● Đánh giá chất lượng lá thuốc sau khi sấy ● Năng suất (tạ/ha) ● Nhận diện, đếm sâu hại và thiên địch ● Nhận diện, tính tỷ lệ bệnh hại và cấp độ bệnh Tài liệu bồi dưỡng cho Giảng viên, Kỹ thuật viên 14 Module 3: SỬ DỤNG AN TOÀN CÁC LOẠI HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY THUỐC . sinh thái: ● Chiều cao cây (cm) ● Số lượng lá trên cây (lá /cây) ● Chiều dài, chiều rộng của lá (cm) ● Đánh giá chất lượng lá thuốc lá trước khi sấy ● Đánh giá chất lượng lá thuốc sau khi sấy ● Năng. nhất của kỹ thuật trồng thuốc lá. I. Đặc điểm thực vật học: 1. R ễ cây thuốc lá: Rễ cây thuốc lá là một hệ thống, bao gồm: rễ cái, rễ nhánh và rễ hấp thu. Ngoài ra thuốc lá còn có rễ bất định. vào diện tích lá, cách phân bố lá trên cây, góc độ đóng lá so với thân chính. Người ta đã chứng minh được trong điều kiện diện tích lá tốt, quần thể cây trồng hợp lý thì cây thuốc lá có thể hấp

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan