Phương pháp và kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cây thuốc lá:

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 39 - 43)

IV. Sự trao đổi nước của cây thuốc lá:

5.Phương pháp và kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cây thuốc lá:

5.1. Cách chẩ n đoán nhu cầ u n ướ c cho cây thu ố c lá:

Có nhiều cách chẩn đoán nhu cầu nước cho cây thuốc lá để quyết định các biện pháp tưới và áp dụng kỹ thuật tưới.

* Tướ i theo độ ẩ m c ủ a đấ t:

Nơi mà có tầng rễ cây thuốc lá phân bố, tưới theo hệ số héo của cây để đạt độ ẩm thích hợp từ 75% đến 80%. Cách chẩn đoán này tốn công và kém chính xác vì độ ẩm trung bình của lớp đất không phản ảnh đúng lượng nước đòi hỏi từ cây ở những vùng đất mà rễ ăn sâu hoặc ở những nhóm đất mặn kiềm hoặc đất lạnh, tuy hàm lượng nước chứa trong đất khá cao nhưng cây thuốc lá vẫn có tình trạng thoát nước.

* Tướ i theo ngo ạ i hình:

Khi quan sát thấy tốc độ sinh trưởng của cây thuốc lá chậm lại, lá nhỏ và dầy lên, màu lá chuyển sang xanh đậm và tế bào lá chặt khít làm cho bề mặt lá sần sùi mà rìa lá héo rũ xuống thì quyết định tưới. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn ngoại hình để quyết định thời gian và lượng nước tưới thì chưa thật đúng và không hợp lý, vì khi có sự biến đổi của hình thái quan sát được thì đồng nghĩa với cây thuốc lá đã bị tổn thương sinh học, nếu lúc đó mới bắt đầu tưới theo ngoại hình đôi khi không chính xác vì khi khí hậu thay đổi đột ngột (Nhiệt độ không khí tăng nhanh hay gió nóng) tuy làm cho cây thuốc lá bị héo nhưng cùng thời điểm đó trong đất vẫn còn đủ nước hoặc đủ ẩm.

Là cách chẩn đoán tin cậy nhất vì bằng phương pháp này sẽ phản ảnh đúng tình trạng và nhu cầu nước của cây. Thông thường hay dùng các chỉ tiêu về sức hút của lá, áp suất thẩm thấu, nồng độ dịch của tế bào, độ đóng mở của khí khổng,.. Nhưng việc áp dụng phương pháp tưới theo các chỉ tiêu sinh lý chưa được tính toán đầy đủ cho cây thuốc lá.

Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng thời gian tưới và lượng nước tưới cho cây thuốc lá đều bằng cảm quan và bằng kinh nghiệm là chính, đồng thời chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn thiện và đầy đủ về vấn đề này ở trong nước cũng như thế giới và cho từng khu vực cụ thể; ngoài ra việc áp dụng chế độ tưới còn tùy thuộc vào tình trạng lý hóa học của đất trồng thuốc lá từng tiểu vùng và các điều kiện tổ chức sản xuất khác. Do vậy, trong tương lai việc khảo nghiệm để tính toán lượng nước cần cho cây thuốc lá tương ứng vào từng giai đoạn sinh trưởng- phát triển, cho từng vùng khí hậu-đất đai sẽ tiếp tục thực hiện.

5.2. Phương pháp và kỹ thu ậ t t ướ i tiêu n ướ c cho cây thu ố c lá:

Muốn xây dựng chế độ tưới nước hợp lý cho cây thuốc lá vấn đề hết sức quan trọng là cần phải hiểu rõ một cách đầy đủ về nhu cầu nước của cây thuốc lá theo từng thời kỳ sinh trưởng-phát triển trên từng loại đất khác nhau và từng mùa vụ trồng khác nhau. Từ đó, xác định kỹ thuật tưới cho đúng lúc, đúng phương pháp về số lượng nước tưới cần cho mỗi đợt tưới.

Xác định thời kỳ tưới nước cho cây thuốc lá:

Cây thuốc lá cũng giống như những loài thực vật khác trên hành tinh, đòi hỏi cung cấp một lượng nước thường xuyên trong suốt quá trình sống, nếu không may thiếu nước xãy ra ở giai đoạn nào cũng đều dẫn đến những tác hại không nhỏ đến đời sống của nó. Nhưng ở thời kỷ khủng hoãng (là thời kỳ cây thuốc lá bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành nụ tức là từ 40 đến 50 ngày sau khi trồng) nếu cây thiếu nước sẽ tác hại nghiêm trọng nhất. Ở thời kỳ này, trong cơ thể cây thuốc lá tiến hành rất mạnh mẽ các chức năng sinh lý như quang hợp, hô hấp và tích luỹ chất khô.

Xác đị nh l ượ ng n ướ c c ầ n t ướ i cho t ừ ng giai đoạ n sinh tr ưở ng và su ố t chu k ỳ s ố ng củ a cây thuốc lá:

Đây là một việc cần làm và rất quan trọng vì thực tế trong sản xuất và canh tác thuốc lá hiện nay do chưa xác định được lượng nước tưới cho cây thuốc lá nên người trồng thuốc lá vẫn tưới theo kinh nghiệm và cảm tính. Thông thường lượng nước cần tưới được xác định bằng công thức :

E = Kc x Y (m3/ ha )

Trong đó:

E: là lượng nước cần tưới

Kc: là hệ số cần nước của cây thuốc lá để tạo ra đơn vị sản lượng (m3/1 tạ)

Công thức tính lượng nước cần tưới trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu- thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ không khí,…

Xác đị nh s ố l ầ n t ướ i cho cây thu ố c lá:

Số lần tưới tuỳ thuộc vào thời vụ gieo trồng, loại và tính chất đất đai, yếu tố khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ không khí và ẩm độ đất, gió và tốc độ của gió, cường độ bức xạ mặt trời, ngoài ra việc xác định số lần tưới còn tuỳ thuộc vào đặc tính của giống thuốc lá canh tác và từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lá, Bằng kinh nghiệm, hiện nay chia thành các lần tưới trong suốt qúa trình sinh trưởng-phát triển của cây thuốc lá được canh tác phía Nam chủ yếu trồng vào vụ Đông Xuân và phía Bắc chủ yếu trồng vào vụ Xuân, gồm:

- tưới trước khi trồng

- tưới 20-21 ngày sau trồng

- sau đó 7 ngày, tưới 1 lần cho đến khi thu hoạch xong lá nách trên.

Về sinh lý cây thuốc lá sau khi trồng được chia thành 3 giai đoạn chính, trong đó giai đoạn sinh trưởng-phát triển thân lá mạnh nhất kể từ sau 30 ngày trồng thuốc lá ra ruộng. Do vậy, cần lưu ý lượng nước tưới cho mỗi lần và gia tăng số lần tưới để cung cấp đủ nước cho cây để thực hiện qúa trình sinh học, nếu vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến thiếu nước hoặc bị hạn hán sẽ dẫn đến việc giảm thấp năng suất và chất lượng cây thuốc lá. Ngoài ra do người trồng thuốc lá chưa hiểu được hoàn chỉnh quá trình sinh lý-sinh hóa cây thuốc lá nên thuờng giảm dần nước tưới và chấm dứt cung cấp nước sau khi thu hoạch lá trung châu (lá giữa), chính điều này đã làm đình trệ quá trình vận chuyển dinh dưỡng từ đất lên nuôi các lá kinh tế còn lại, làm cho các tầng lá trên thiếu nước, màu lá chuyển sang xanh đậm, lá không nở (diện tích lá không tăng theo chiều rộng và ngang), lá dầy, thô…và rất khó sấy sau này, màu lá sau khi sấy sẽ có màu đỏ gạch, chất lượng kém.

Chấ t l ương nướ c t ướ i cho cây thu ố c lá:

Nguồn nước tưới có chất lượng sẽ giúp cho cây trồng phát triển và sinh trưởng thuận lợi đồng thời giúp cho độ phì trong đất được nâng cao. Trong quá trình sản xuất cây con và canh tác thuốc lá không nên sử dụng các dạng nước tưới có nguồn gốc từ ao tù, nước gần kho thuốc lá hoặc chuồng trại,…vì chất lượng không được bảo đảm về nguồn bệnh di trú hoặc không kiểm soát được dinh dưỡng hòa tan, rất dễ gây nên những tổn hại to lớn cho người sản xuất nông nghiệp, ngoài ra ở các vùng nước bị nhiễm mặn, phèn, hóa chất,...cũng không phải là nước tốt cho việc tưới thuốc lá. Các loại muối Na+ là kẻ thù chủ yếu của đất trồng thuốc lá.

Khi đất được tưới nước có nhiều muối Na+, cấu trúc của đất sẽ bị phá họai, đất sẽ trở nên không thấm nước thâm chí ngày càng cằn cỗi muối Na+ có thể đưa vào đất thông qua nguồn nước tưới bị nhiễm mặn (các vùng trồng thuốc lá gần biển ở phía Nam như xã Tri Hải-huyện Nhơn Hải-tỉnh Ninh Thuận), hoặc muối Na+ có thể được

dẫn truyền từ mạch nước ngầm trong đất bị nhiễm mặn (Như vùng đất trồng thuốc lá xã Vĩnh Hảo-huyện Tuy Phong-tỉnh Bình Thuận).Trong trường hợp đất bị nhiễm mặn Na+ do nguồn từ trong đất hoặc trong nguồn nước tưới, có thể bón thêm trong đất Ca++ và K+ hoặc bón thêm Kali vào nước tưới cho phép cân đối lại việc thừa Na+ do hiện tượng đối kháng Ion giữa K+ và Na+. Trong trường hợp đất đã nhiễm mặn do muối Chlor hoặc Natri, nên tránh sử dụng các loại phân có chứa ion này và thích sử dụng các loại phân có chứa Ca++ đồng thời có thể sử dụng vôi để cải tạo đất (theo tác gĩa Andre’ Gros-Guide pratique de la Fertilisation-La Maison Rustique-Paris-1967).

Nói chung, trong sản xuất nông nghiệp, người trồng thuốc lá thường sử dụng nguồn nuớc mưa dự trữ trong các hồ chứa, ao lớn, đập nước, trong các sông ngòi tự nhiên, nguồn nước ngầm,….để tưới cho cây thuốc lá.

Phương pháp tưới và kỹ thuật tưới đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng- phát triển cũng như năng suất-chất lượng của cây thuốc lá, có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu trong đất và hiệu qủa kinh tế của việc sử dụng; nước tưới phải đáp ứng được các yêu cầu phân phối lượng nước thấm đều khắp quần thể cây trồng kết hợp với các kỹ thuật canh tác khác như xới xáo, làm cỏ, bón phân và vun gốc cây thuốc lá; ngoài ra phương pháp tưới và kỹ thuật tưới cần phải được vận dụng hợp lý sao cho thích hợp từng giai đoạn cây thuốc lá cần và phải phát huy được yếu tố dinh dưỡng trong đất đối với cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước có 3 phương pháp tưới là: tưới trên mặt đất, tưới phun mưa và tưới ngầm. Trong mỗi phương pháp tưới đều có những điểm ưu việt của nó và tuỳ thuộc vào các điều kiện chung quanh để áp dụng. Nhưng hiện nay với việc trồng thuốc lá trong nước tạm chia thành 2 mùa vụ sản xuất và áp dụng kỹ thuật tưới khác nhau:

- Vụ m ưa: thuốc lá khi trồng vào vụ này, lượng nước sử dụng cho cây thuốc lá

chủ yếu là nước mưa, nếu để tăng vụ thì có thể bố trí thời vụ trồng sớm hoặc muộn hơn nhưng phải có nước để tưới bổ xung. Thuốc lá vụ mưa vấn đề chính yếu là tiêu nước hợp lý để vẫn cung cấp đủ cho cây thuốc lá mà các điều kiện phát sinh các loài sâu-bệnh bị hạn chế.

- Vụ khô: hay còn gọi là thuốc lá vụ Đông Xuân, thuốc lá khi trồng vào vụ này

hoàn toàn áp dụng biện pháp tưới tiêu chủ động, cần lưu ý nguồn nước tưới, chất lượng nước và áp dụng phương pháp tưới hợp lý để bảo đảm cung cấp đủ nước tốt cho cây thuốc lá và có kết hợp với qui trình canh tác hợp lý trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu nước của từng giai đoạn sinh trưởng, đồng thời bảo đảm tính hiệu qủa kinh tế trong khi áp dụng chế độ tưới cho cây thuốc lá. Tùy theo tính chất đất đai, nguồn nước tưới, điều kiện khí hậu-thuỷ văn và tập quán canh tác mà mỗi vùng thuốc lá áp dụng phương pháp tưới và kỹ thuật tưới khác nhau; hầu hết các vùng hiện nay đang canh tác cây thuốc lá vụ khô đều áp dụng phương pháp tưới trên mặt đất hay còn gọi là phương pháp tưới thấm. Với cách tưới này sẽ căn cứ vào nhu cầu nước của từng thời kỳ mà cây thuốc lá cần mà dẫn nước theo hệ thống kênh mương vào rãnh tưới để cung cấp cho cây. Cần lưu ý ở cách tưới này là không nên cho tràn qua khỏi luống

trồng thuốc lá và điều tiết lượng nước tưới không nên quá nhiều có khả năng tạo điều kiện yếm khí trong đất, dễ dàng phát sinh bệnh héo rũ và các loại bệnh sinh lý khác.

Trong 3 phương pháp tưới, thì tưới ngầm trong đất và tưới phun là có hiệu qủa nhất, tuy nhiên trong nước hiện nay chưa áp dụng đại trà cho cây thuốc lá.

Tóm lại, sự trao đổi nước trong đất và trong cơ thể cây thuốc lá là một quá trình sinh học rất phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất ở cây. Con người với tư cách là một trong những tác nhân quan trọng của hệ sinh thái có khả năng điều khiển sự trao đổi nước của cây thuốc lá theo chiều hướng thuận lợi nhất cho việc hình thành năng suất-chất lượng cao như mong muốn.

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 39 - 43)