- Lá thuốc quá ẩm khi thu hoạch: nhất là các lá gốc, dể gây tình trạng thối
nhũn trong lò sấy. Nếu lá thu hoạch quá ướt do có sương hay mưa thì khi chuyển lá về địa điểm ghim hoặc cột lá phải trải lá ra để thoát bớt ẩm. Khi khởi động nhiệt, nhiệt độ khởi đầu phải cao hơn bình thường. Khi quan sát thấy bề mặt lá đã khô nước thì trở lại ngay chế độ sấy bình thường. Lưu ý, trong trường hợp nầy phải thông gió tối đa ngay từ đầu.
- Lá lớn, mỏng, nhất là các lá ở dưới và được trồng trong mùa mưa, lượng
đạm trong lá cao: thì phải chất thưa, khởi động với nhiệt độ khá cao so với bình
thường và phải thông gió tối đa trong giai đoạn ủ vàng. Phải luôn luôn theo dỏi tình trạng ẩm độ của lá để điều chỉnh hệ thống cửa hút và cửa thoát kịp thời. Cũng do tình trạng lá quá ẩm, nếu nôn nóng mở các cửa hút và cửa thoát tối đa nên thường dễ xảy
ra tình trạng lá mất nước quá nhanh, lá dễ bị chết xanh. Phải hết sức cảnh giác trong việc mở hệ thống cửa hút-thoát trong trường hợp này.
- Lá thuốc trồng trong mùa khô, thiếu ẩm: Loại thuốc này thường được thu hái
trong điều kiện trời khô hạn lá luôn luôn thiếu nước. Nếu điều kiện cho phép, nên thu hái lá trong khi trời còn mát. Phải hoàn tất việc thu hái lá trước khi xuất hiện triệu chứng héo. Chất thuốc vào lò phải tương đối chặt, các sào thuốc phải được đặt sát nhau hơn so với bình thường. Khởi động ở mức nhiệt độ tương đối thấp và lượng thông gió phải hết sức tối thiểu. Nếu xét thấy lá quá thiếu ẩm, nên đóng tất cả các cửa hút và cửa thoát để giử ẩm cho lá và nên kéo dài thời gian ủ vàng để lá có thể chuyển vàng thật tốt.
- Thuốc lá bị hái sớm: (do điều kiện khách quan, hái lá khi chưa chín đúng độ
chín kỹ thuật) lá thuốc phải được ủ vàng trong thời gian lâu hơn, thông gió phải ở mức tối thiểu và nhiệt độ khởi động phải cao hơn so với bình thường.
- Thuốc lá quá chín: Loại nầy phải được ủ vàng bằng nhiệt độ khá cao và
thông gió tối đa để đảm bảo giai đoạn sau lá không bị hoá nâu.
- Lá thuốc bị nhiễm bệnh đốm lá nặng: Loại thuốc nầy rất khó sấy vì các vết
bệnh luôn có khuynh hướng tăng lên (cả số lượng lẫn kích thước) trong suốt giai đoạn ủ vàng. Đối phó với loại lá thuốc nầy, tốt nhất là làm thế nào rút ngắn thời gian ủ vàng càng nhiều càng tốt. Do đó, nên ủ vàng ở nhiệt độ khá cao và mở 1/2 cửa hút và cửa thoát. Khi thấy 3/4 diện tích phiến lá đã chuyển vàng, ngay lập tức phải nâng nhiệt độ trong lò lên 42o đến 45oC. Giữ nhiệt độ nầy cho đến khi chuyển vàng gần sát cuống lá thì cho chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
- Thuốc bị đổ mồ hôi: Tình trạng lá đổ mồ hôi thường xảy ra ở đầu giai đoạn
sấy khô phiến lá. Nó báo cho chúng ta biết đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng trong thao tác điều chỉnh hệ thống cửa hút và cửa thoát trong giai đoạn ủ vàng. Nói chính xác hơn, chúng ta đã mở quá ít cửa hút và cửa thoát nên lá không thể tống đi một lượng nước thừa bám trên bề mặt lá, thậm chí có thể đọng thành giọt và rơi xuống nền lò sấy nếu như ẩm độ lá quá cao. Lá còn chứa quá nhiều nước như vậy khi đưa nhiệt độ trong lò lên cao ở giai đoạn sau sẽ làm Oxy hoá các Polyphenol nhanh chóng, làm lá chuyển nâu ngay tại những điểm của bề mặt lá có nước đọng lại ở đó.
Để tránh trường hợp đáng tiếc này, trong giai đoạn ủ vàng phải theo dỏi tình trạng ẩm độ của lá để điều chỉnh sao cho thích hợp, để cuối giai đoạn ủ vàng lá phải hoàn toàn héo. Ngoài ra, chất lá thuốc quá nhiều trong một lò (lò bị quá tải) cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng lá đổ mồ hôi. Một lò sấy nào đó thường xảy ra tình trạng đổ mồ hôi thì phải xem xét lại hệ thống các cửa hút và cửa thoát. Cần xem lại số lượng các cửa này có đủ không, vị trí của chúng có thích hợp chưa...