IV. Sự trao đổi nước của cây thuốc lá:
4. Cân bằng nước của thực vật & Cơ sở khoa học cho việc tưới tiêu hợp lý:
4.1. Sự cân b ằ ng n ướ c c ủ a th ự c v ậ t:
Sự hút nước, vận chuyển nước và sự bốc thoát hơi nước thông qua bề mặt lá của thực vật nói chung và cây thuốc lá nói riêng là các mặt hoạt động khác nhau rất phức tạp và có liên quan rất lớn đến các yếu tố ngoại cảnh nhưng lại liên quan khăn khít, chặt chẽ với nhau của chế độ nước-khoáng chất trong cây. Nếu bảo đảm đầy đủ nước trong cơ thể thực vật thì đồng nghĩa với việc duy trì sự cân bằng nước-khoáng chất trong các hoạt động sống của cây trồng.
Sự cân bằng nước trong cơ thể thực vật được biểu thị bằng hệ số cân bằng trong công thức:
α = T/A
T : số lượng nước mất đi do quá trình bốc thoát hơi nước của cây
Nếu α > 1 : dẫn đến cây bị héo
α < 1 : cây đang ở giai đoạn căng nước
Thông thường vào những ngày trưa hè nóng bức và có gió nhiều, nhiệt độ không khí lên cao dẫn đến sự bốc thoát hơi nước thông qua bề mặt lá rất mạnh, sự hút nước thông qua hệ thống rễ tuy có thực hiện nhưng không đủ bù đắp lượng nước mất nhiều thì sự cân bằng nước trong cơ thể thực vật (α) không thực hiện được và thường có α < 1 đồng nghĩa với hiện tượng cây sẽ bị héo ngoài đồng. Tuy nhiên khi cây càng về chiều khi cường độ ánh sáng giảm dần, nhiệt độ không khí giảm thấp sẽ dẫn đến sự bốc thoát hơi nước giảm, nước ở các bộ phận khác trong cây sẽ bù đắp kịp thời cho lá và cây trồng sẽ được khôi phục dần hệ số cân bằng này và như vậy không cần phải tưới thêm; quá trình này gọi là “héo tạm thời”. Héo tạm thời cũng tham gia vào việc giảm năng suất cây trồng và khi cây bị héo, các quá trình quang hợp và đồng hóa trong thực vật đều bị giảm sút.
Khi trong đất không đủ nước cung cấp cho cây mà quá trình bốc thoát hơi nước vẫn mạnh sẽ gây nên tình trạng thực vật héo lâu dài (do bị hạn trong đất). Cây trồng sẽ mất nước từng bộ phận, các lông hút sẽ bị héo khô, nếu lúc này mới tưới thì cũng không mang lại hiệu qủa mong muốn vì cần phải có đủ thời gian cho các rễ hấp thu (lông hút) hình thành và phát triển lại.
Ngoài ra, khi cây héo sẽ gây nên hiện tượng phân phối lại nước trong các cơ quan của thực vật (vì nồng độ của dịch tế bào ở thân, lá cao hơn ở đỉnh sinh trưởng) khi bị hạn, thiếu nước làm cho nước từ đỉnh sinh trưởng bị hút dần đi và kết qủa làm cho sự sinh trưởng bị ngưng trệ, dẫn đến héo cây và rụng nụ, rụng hoa. Hơn nữa, vì sinh trưởng của cây trồng bị ngừng trệ sẽ dẫn đến hậu quả ức chế quá trình tạo phấn hoa và sự thụ tinh sẽ làm cho hạt bị lép hay hình thành bông nhưng không có hạt, hạt chín không đồng đều, các quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể thực vật có chiều hướng thiên về phân giải và các quá trình tổng hợp các vật chất có lợi cho việc gia tăng năng suất-chất lượng sẽ bị đình chỉ, bên cạnh đó các quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật cũng bị giảm sút, tốc độ vận chuyển các vật chất trong cây bị chậm lại,...và dẫn đến thu hoạch mùa màng bị sút kém.
4.2. Cơ sở sinh lý c ủ a vi ệ c t ướ i tiêu h ợ p lý:
Để thâm canh năng suất cây trồng sử dụng đất đai có hiệu quả cần phải cung cấp nước kịp thời trong suốt qúa trình sống của thực vật bằng cách áp dụng chế độ tưới tiêu hợp lý. Nhờ việc tưới và tiêu hợp lý không chỉ góp phần vào việc gia tăng năng suất mà còn thỏa mãn nước cho cây trong điều kiện khí hậu-thời tiết thay đổi, giúp cho viêc ổn định năng suất cây trồng. Một vấn đề cần lưu ý cho việc tưới tiêu nước là tuỳ vào các thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà áp dụng chế độ cung cấp nước cũng khác nhau.
4.3. Ý nghĩ a c ủ a vi ệ c t ướ i-tiêu h ợ p lý:
- Cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, tăng cường các hoạt động sinh lý. Nước hòa tan và vận chuyển các khoáng chất vào cơ thể thực vật, nước là nguyên liệu tham gia vào các quá trình trao đổi chất, rễ và lá sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, giúp cho việc gia tăng sản lượng và chất lượng của cây trồng.
- Việc tưới-tiêu hợp lý có tác dụng điều tiết qúa trình sinh trưởng và quá trình phát dục của cây trồng và giúp cho việc điều tiết mối quan hệ giữa các bộ phận trong cây nhằm đạt kết cấu hợp lý của quần thể cây trồng đối với cây thuốc lá thường áp dụng chế độ không tưới sau khi trồng nhằm mục tiêu kích thích hệ thống rễ phát triển theo chiều sâu và chiều ngang (lợi dụng đặc tính sinh tồn của thực vật), hay nói cách khác là dùng biện pháp không tưới ngay sau khi trồng (biện pháp kích thích cơ học) để gia tăng tính chống đổ ngã, kích thích các rễ hấp thu phát triển mạnh.
- Việc tưới hoặc tiêu nước hợp lý còn có tác dụng điều chỉnh điều kiện sống của thực vật thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh và môi trường đất, tăng khả năng giữ nhiệt và điều hoà lượng không khí trong đất, ngoài ra việc tưới-tiêu hợp lý còn có tác dụng rửa chua, rửa mặn.