Những biện pháp kỹ thuật phù hợp:

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 43 - 45)

- Phương pháp huấn luyện cây con (xén lá, hạn chế tưới nước, khống chế dinh dưỡng hợp lý,..)

- Thiết kế ruộng trồng hợp lý, đảm bảo dễ dàng cho việc tưới và thoát nước. - Làm cỏ, xới xáo, vun cao.

- Ngắt ngọn và diệt chồi bằng tay và hoá chất. - Thu hoạch đúng độ chín.

Module 5:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH BÓN PHÂN HỢP LÝ VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH BÓN PHÂN HỢP LÝ I. Lịch sử phát triển học thuyết dinh dưỡng khoáng:

Ngay từ lúc mới ra đời, về sinh lý học thực vật đã phải khổ công tìm kiếm một cách khoa học cho câu hỏi mà loài ngưới đã quan tâm từ lâu là dinh dưỡng bằng những chất gì và quá trình đó diễn ra như thế nào, cách sử dụng ra sao ?

Đã có nhiều nhà nghiên cứu trả lời nhưng lại đối lập nhau do điều kiện khoa học thô sơ lúc bấy giờ. Ông Aristote (Hy Lạp) cho rằng cây thu được các chất ở dạng chuẩn bị sẵn trong môi trường đất. Ông Fales lại cho rằng nước, đất, không khí và lửa là các nhân tố cơ bản cho sự sống của thực vật. Năm 1629, nhà thực vật học Hà Lan Van Helmont là người đầu tiên sử dụng phương pháp thí nghiệm để tìm hiểu vấn đề cây trồng cần chất gì để sống. Từ năm 1661 đến 1758 quan niệm nước là chất dinh dưỡng cơ bản và duy nhất của cây đã được thừa nhận rộng rãi trong thời gian dài. Đến năm 1699 nhà bác học Anh Woodward đã lập lại thí nghiệm của Van Helmont và bổ sung lý thuyết dinh dưỡng khoáng cho cây trồng và khẳng định rằng để thực vật sinh trưởng bình thường, cây trồng không chỉ cần nước mà còn cần chất gì đó do đất cung cấp và nghiên cứu này đã đặt nền móng cho học thuyết dinh dưỡng đất của cây.

Tiếp theo đó trong suốt thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19 các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu và bố trí nhiều thí nghiệm để tìm hiểu chất gì trong đất có ý nghĩa chủ yếu đến đời sống của cây trồng. 1761-1766 Vallerius; 1795 Dundonald, 1783- 1828 Thaer, 1800 Schrader….Trong quá trình nghiên cứu và khám phá, học thuyết về dinh dưỡng khoáng dần dần được hình thành; năm 1656 nhà hóa học Anh là Glamber đã chứng minh được tác dụng tốt của Nitrat đối với thu hoạch của cây và đã chỉ rõ chính chất đó quyết định ý nghĩa của phân chuồng. Năm 1837 nhà sinh lý học kiêm nông hóa học người Pháp là Boussingault đã thấy cây trồng hoàn toàn sinh trưởng bình thường khi trồng trong chậu đựng cát đã nung và được bón thêm các muối Nitơ, cũng trong thời gian đó nhà nông hóa người Đức Sprengel (1830-1840) cũng đã nêu rõ được tác dụng của hợp chất vô cơ là Lân và Nitơ.

Người có công lao to lớn trong việc xây dựng học thuyết dinh dưỡng khoáng hoàn chỉnh là nhà hóa học người Đức là Liebig (1840), ông là người đầu tiên đề ra

phương pháp phân tích tro để định giá vai trò từng nguyên tố khoáng cụ thể. Nghiên cứu của Liebig đã có kết qủa to lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân hóa học ở phương Tây từ sau thế kỷ 19; cũng nhờ đó chỉ trong thời gian ngắn năng suất lúa mì ở Châu Âu đã tăng lên gấp đôi.

Giữa thế kỷ 19, trạm thí nghiệm nông hóa nổi tiếng ở Rhotamsted do nhà nông học Anh Lawes xây dựng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đính chính lại một số quan điểm chưa chính xác của Liebig, tiếp đó năm 1859 nhà sinh lý học người Đức là Sachs và Knop tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung luận điểm của Liebig.

Tiếp sau phát minh về vai trò các nguyên tố đa lượng nhờ vào việc hoàn thiện phương pháp tinh chế nước và các loại muối khoáng dùng để trồng cây trong chậu; vào cuối thế kỷ 19 các nhà bác học đã chứng minh vai trò sinh lý quan trọng của các nguyên tố vi lượng. Năm 1870 nhà bác học người Pháp là Raulin, năm 1872 nhà bác học người Nga là Timiriazev cho Zn. Ý nghĩa của Mn cũng đã được phát hiện từ cuối thế kỷ trước do nhà sinh lý học nổi tiếng là Betrand (1897); vai trò của nhiều nguyên tố vi lượng khác cũng dần dần được sáng tỏ như: Boron, Molipden, đồng, Coban,...do Bortels (1930)- Sommer (1931),….

Hiện nay người ta đã tìm thấy trong cây trồng có 74 nguyên tố hóa học (trong tổng số 106 nguyên tố có trong tự nhiên) và các nguyên tố vi lượng như: Molipden (Mo), đồng (Cu), kẽm (Zn), Boron (B), Titan (Ti), Bron (Br), Iôt (I), Nicken (Ni), Coban (Co), Bari (Ba),...

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w