KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THUỐC LÁ VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 57 - 62)

V. Cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý:

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY THUỐC LÁ VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT

VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT I. Kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá:

Sản xuất nguyên liệu thuốc lá, bắt đầu từ công việc ươm cây trong vườn ươm để tạo những cây con đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trồng ra ruộng. Đó là một yêu cầu kỹ thuật bắt buộc.

Hạt thuốc lá rất nhỏ, nó đòi hỏi độ sâu gieo hạt không quá 0,5cm. Cây thuốc lá khi mới mọc không có khả năng chống chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: mưa, hạn, rét hoặc quá nóng. Nó rất dễ nhiễm bệnh ở rễ cũng như trên thân lá... Vì thế, phải sản xuất cây con trong vườn ươm để có đủ điều kiện chăm sóc cho cây. Mục đích của việc tạo cây con đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là trong một thời gian sinh trưởng nhất định (30-35 ngày) cây có 6-8 lá, cao 15-17cm, đường kính thân 6-10mm, có bộ rễ khỏe mạnh, sạch bệnh...Những cây có khuyết tật như: dị hình, lá quá ít, rễ cong queo, cây bị mọc vống do thiếu ánh sáng và những cây bị nhiễm bệnh... phải loại bỏ hoàn toàn.

Thời gian cây con trong vườn ươm chiếm gần 1/3 thời gian trong toàn bộ chu kỳ sinh trưởng cây thuốc lá. Nó đòi hỏi phải tốn nhiều công sức lao động, kỹ thuật phức tạp, tinh vi và biện pháp tổ chức hợp lý. Công việc phức tạp ở thời kỳ sản xuất cây con là hạt quá nhỏ, cây mỏng manh yếu ớt, mật độ cây rất dễ bị nhiễm bệnh, cây mọc chen lấn nhau làm cây bị vống, thời tiết không thuận lợi,...đòi hỏi phải có những biện pháp kỹ thuật khác nhau. Muốn thực hiện tốt công tác sản xuất cây con, cần phải hiểu rõ những đặc điểm sinh lý của cây con trong giai đoạn vườn ươm và những điều kiện kỹ thuật tác động đến chúng.

1 - Tổ chức làm vườn ươm:

Lao động cho vườn ươm là một bộ phận chuyên môn hóa đối với các khu vực sản xuất thuốc lá tập trung như các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã chuyên canh thuốc lá,...Cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất cây con phải được đào tạo chu đáo về kiến thức, tay nghề và tinh thần trách nhiệm.

Để chuẩn bị sản xuất cây con tốt, các công việc cần chuẩn bị trước là: xác định vị trí làm vườn ươm, làm đất phơi ải, diệt cỏ dại, chuẩn bị các loại phân bón lót, phân

bón thúc, phương tiện tưới, dụng cụ và hoá chất phòng trừ sâu bệnh, vật liệu để làm dàn che, chất lượng nguồn nước tưới,…

2 - Chọn đất và chuẩn bị đất làm vườn ươm:

Khi xác định vị trí đất để làm vườn ươm, trước hết phải xem xét các điều kiện tự nhiên của nó, khu vực vườn ươm phải tránh những nơi quá nhiều gió, thông thoáng, không bị khuất nắng và gần nguồn nước tưới. Vườn ươm phải chọn thế nào để đạt được mục đích thuận lợi về kỹ thuật và tổ chức.

Đất làm vườn ươm nhất thiết phải được luân canh với các cây trồng khác, phải thường xuyên thay đổi vị trí nhằm hạn chế tốt nhất các loại bệnh hại cây con. Tuy nhiên khi chọn cây trồng luân canh với thuốc lá không nên chọn các cây trồng cùng ký chủ sâu bệnh với thuốc lá.

Chọn đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng, có độ pH từ 6,0- 6,5. Không nên chọn đất có thành phần sét quá cao vì sẽ làm nhiệt độ đất tăng cao, khó giữ ẩm và tạo điều kiện tốt cho các loại nấm bệnh phát triễn. Thiết kế vườn ươm theo đường đồng mức (nếu đất dốc), lên luống cao, có rãnh thoát nước, trên mặt luống ươm phải bằng phẳng. Vườn ươm cố gắng đặt ở những khu vực thuận tiện cho việc chuyên chở cây con mang ra trồng hoặc thuận tiện cho việc cấy bầu và bảo quản, gần nguồn nước tưới để chủ động cung cấp nước ngay từ khi bắt đầu gieo hạt. Nguồn nước tưới cho thuốc lá là nguồn nước sạch, nước không có hoá chất và các nguồn bệnh cho thuốc lá. Không được đặt vị trí vườn ươm ở những nơi gần cơ sở sơ chế thuốc lá vì có thể nhiễm bệnh do các tàn dư thực vật. Vườn ươm phải được rào chắn xung quanh để giữ cho súc vật không phá hại và hạn chế những người không có trách nhiệm vào khu vực vườn ươm để thực hiện tốt công tác quản lý bệnh. Nghiêm cấm hút thuốc lá trong khu vực vườn ươm.

Về mặt nguyên lý, công tác chuẩn bị đất vườn ươm phải được tiến hành trước khi gieo từ 1 đến 1,5 tháng. Đất phải được cày sâu 20cm đến 25cm, bừa đất diệt cỏ dại và phơi nắng. Chung quanh vườn ươm cách từ 5m-10m phải luôn luôn giữ sạch cỏ dại và xịt thuốc trừ sâu bệnh. Do rễ cây con thuốc lá phát triển mạnh ở lớp đất mặt từ 0cm đến 10cm; vì thế, thực tế gieo trên những loại đất bình thường ít có hiệu qủa mà có thể phủ trên mặt luống gieo một lớp dinh dưỡng bằng phân chuồng hoai mục trộn với cát hoặc hỗn hợp phân vô cơ.

Trước khi phủ hỗn hợp dinh dưỡng trên mặt luống ươm, trong điều kiện thực tế tại Việt Nam cần tiến hành tuần tự các công đoạn sau: Sau khi cày lần 1, tiến hành cày lại lần 2 trước khi gieo 1 tuần, thu nhặt thật sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật trên mặt luống, tạo kết cấu đất mặt luống tơi xốp, mịn nhưng không thành bột. Dùng cọc và dây để thiết kế luống ươm theo kích thước: mặt luống rộng 1m, dài 10m, chiều cao mặt luống từ 20cm đến 25cm, chiều dài luống theo hướng Bắc Nam để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp cho cây con tiến hành quang tổng hợp. Tùy theo thời vụ gieo mà có thể làm làm gờ chung quanh luống, nếu làm vườn ươm trong vụ khô, việc tạo gờ chung quanh rất có ý nghĩa vì chính nó sẽ giúp cho việc giữ ẩm trên mặt luống tốt hơn nhưng ngược lại nếu làm vườn ươm trong vụ mưa thì tiếp tục

nghiên cứu có thể không cần làm gờ hoặc đôi khi mặt luống phải tạo thành vòm để việc thoát nước và khống chế độ ẩm trên mặt luống tốt hơn, giảm được bệnh hại cây con thuốc lá như một số nước tiên tiến trên thế giới. Chiều cao gờ đất chung quanh luống gieo thông thường từ 2cm đến 5cm, rộng từ 4cm đến 5cm để đề phòng xói lở mặt luống. Giữa các luống có rãnh thoát nước kết hợp với khoảng đi lại chăm sóc rộng 35cm đến 40cm.

Sau khi hoàn chỉnh luống gieo tương ứng với diện tích ruộng trồng, rải trên mặt luống một hỗn hợp dinh dưỡng gồm phân chuồng trâu bò hoai, phân hoá học gồm hỗn hợp DAP và Kali hoặc SA, Super lân và Kali theo qui trình đã thống nhất. Để hạn chế tuyến trùng và sâu đất có thể sử dụng Mocap, Mocaplus hoặc Bassamid... Hổn hợp này sau khi được rải đều trên mặt luống dùng cào răng cào nhẹ để phân được trộn trong đất.

Để phòng ngừa nguồn gây bệnh cho cây con, ở giai đoạn chuẩn bị đất người ta tiến hành sát trùng đất. Hiện nay trên thế giới biện pháp hữu hiệu nhất lá dùng hoá chất dạng xông hơi Bromur Methyl. Một số quốc gia khác chuyển qua xử dụng hoá chất Basamid, đây là hoá chất dạng hạt, dể thực hiện và không đòi hỏi thao tác phức tạp, có khả năng diệt được sâu hại trong đất, vài loại nấm trong đất và trên mặt luống, mầm và hạt cỏ dại, tuyến trùng gây sưng rễ sống trong đất.

3 - Gieo hạt thuốc lá:

Để trồng 1 Ha thuốc lá, diện tích vườn ươm cần phải gieo đối với phương pháp trồng cấy bầu từ 50m2 đến 70m2 (cho thuốc lá vàng sấy và thuốc lá nâu phơi Burley) và 80m2 đến 100m2 kể cả cây con dự phòng đối với phương pháp trồng trực tiếp ngoài đồng mà không qua giai đoạn cấy bầu đất. Lượng hạt giống gieo cho 10m2 đối với thuốc lá vàng sấy từ 0,8 đến 1 gr và với thuốc lá nâu phơi Burley từ 1 đến 1,2 gr trong điều kiện cả 2 loại giống phải có tỷ lệ nẩy mầm trên 85%.

Trước khi gieo, hạt giống phải được khử trùng và xử lý cho hạt nẩy mầm nhanh. Có thể xử lý hạt bằng dung dịch Formalin, ngoài tác dụng diệt nấm có thể diệt được nguồn bệnh bám bên ngoài vỏ hạt. Nồng độ, liều lượng và phương pháp xử lý sẽ được đề cập trong phần xử lý bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng Formalin chỉ xử lý 1 lần và các dụng cụ xử lý củng phải được xử lý để tránh nhiễm trùng trở lại.

Ngoài ra còn có thể sử dụng sulfat đồng (Copper Sulfate) 1% để xử lý hạt trong 15 phút, nó có tác dụng diệt một số nguồn bệnh lưu trữ ở bên ngoài hạt thuốc lá. Ngâm hạt vào dung dịch Nitrate bạc (AgNO3) 0,1% trong 15 phút cũng có tác dụng rất tích cực trong việc phòng bệnh đốm lá,...Các phương pháp xử lý nêu trên đều phải được tiến hành đúng thời gian và sau khi xử lý phải rửa sạch hạt.

Muốn cho hạt nẩy mầm nhanh và đồng đều, sau khi khử trùng ngâm hạt vào nước sạch từ 18 giờ đến 20 giờ (lưu ý phải thay đổi nước ngâm) và dùng tay xát nhẹ vào túi vải giúp cho vỏ hạt dễ thấm nước, sau đó treo túi vải vào nơi khô ráo, thoáng khí, tránh gió để ủ hạt giống và túi vải luôn luôn giữ ẩm (không được để khô túi vải). Nhiệt độ để ủ nẩy mầm từ 25o đến 28oC. Thời kỳ nứt nanh kéo dài từ 2 đến 5 ngày

tùy vào điều kiện ngoại cảnh và sức nẩy mầm của hạt giống. Khi hạt xuất hiện chấm trắng lớn khoãng 1mm thì có thể gieo được. Thời vụ gieo hạt trong vườn ươm phụ thuộc rất lớn vào thời vụ trồng ngoài đồng ruộng và các loại cây trồng trước đó. Vì vậy, cần dựa vào thời tiết, khả năng sinh trưỡng của cây, thời vụ các loại cây trồng vụ trước, tình hình chuẩn bị gieo, trồng,...mà quyết định thời gian ủ hạt giống và thời gian gieo ươm thuốc lá.

Có nhiều phương pháp gieo hạt nhưng chủ yếu hiện nay dùng phương pháp gieo bằng thùng gieo là đạt kết quả cao nhất. Việc gieo bằng thùng gieo chỉ cần lưu ý khi gieo, hạt phải luôn luôn được khuấy trộn đều trong thùng để tránh hạt lắng đọng xuống đáy thùng gieo, mặc khác để giúp cho mật độ hạt phân bố đồng đều trên mặt luống cần thiết phải gieo đi gieo lại 2 lần trên luống.

Sau khi gieo hạt xong, mặt luống được phủ một lớp phân trâu bò hoai hoặc một hỗn hợp phân trâu bò hoai và cát mịn dầy từ 0,5cm đến 1cm. Việc phủ trên mặt luống một hỗn hợp này có tác dụng làm giảm việc bốc thoát hơi nước trên bề mặt luống ươm và còn giử ẩm cho hạt nẩy mầm nhanh. Ngoài ra hỡn hợp này có tác dụng bảo vệ cây con khi còn quá non khỏi bị hại do các dòng nước tưới quá mạnh hoặc bị nước tưới làm nén chặt mặt luống hay thời tiết quá nóng.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, phân trâu bò hoai các quốc gia tiên tiến khuyến cáo không nên xử dụng vì không thể kiểm soát được các mầm bệnh hiện hữu trong đó mà thay cho hổn hợp này là các loại thân cỏ ống đã được khử trùng được cắt 5cm đến 10cm và rải trên mặt luống sau khi gieo. Đôi khi người ta có thể xử dụng trấu để rải trực tiếp trên mặt luống sau khi gieo hạt, tuy nhiên nếu sử dụng loại nguyên liệu này để làm vật liệu che phủ sau khi gieo hạt cần lưu ý phải giữ ẩm mặt luống thật tốt. Một vấn đề khác là độ dày của vật liệu rải trên mặt luống, đã có nhiều nghiên cứu và cho khuyến cáo là không nên rải quá dày vì sẽ trở ngại cho việc nẩy mầm cây con, do đó sau khi gieo, tùy vào vật liệu rải trên mặt luống mà quyết định dộ dày mỏng khác nhau.

4 – Dàn che cho vườn ươm:

Cây thuốc lá khi còn nhỏ, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt rất yếu, do đó ngay sau khi gieo hạt phải xây dựng ngay dàn che cho vườn ươm để giúp cho cây con phát triển thuận lợi. Mục đích chính của dàn che là ngăn chận mưa lớn làm dập nát cây con, khống chế độ ẩm trên mặt luống và chống xói lở luống ươm. Hiểu rõ mục đích của dàn che nên dụng cụ làm dàn và mái che có thể xử dụng những vật liệu sẳn có tại địa phương như tranh, tre, lá mía, vải mùng, tấm nylon,...Dàn che có thể làm theo kiểu một mái nghiêng cho từng luống hoặc hai mái theo kiểu mái nhà cho hai luống hay có thể làm kiểu hình vòm có phủ vải màng hoặc nylon màu trắng đục.

Sự cần thiết phải điều chỉnh ánh sáng hợp lý trong suốt thời kỳ vườn ươm rất quan trọng để giúp cho cây con tiến hành quang tổng hợp. Từ khi gieo cho đến khi cây đạt 2 đến 3 lá thật có thể điều chỉnh mái che bằng cách che kín nắng buổi trưa nóng và trời mưa, sau thời gian đó có thể không che để cây quang hợp, giúp cây con

cứng cáp và chống chịu tốt với sâu bệnh. Chỉ lưu ý khi thiết kế mái che mưa không để nước mưa chảy vào trong luống gieo có nghĩa là vật liệu che phủ phải rộng ra bên ngoài luống gieo.

5 – Chăm sóc cây con thuốc lá:

5.1 - Tưới nước và bón thúc:

Trong giai đoạn vườn ươm, công tác tưới nước hết sức quan trọng vì nếu cung cấp không đủ nước sẽ làm cây con không nẩy mầm và phát triển được mặc khác nếu cung cấp quá nhiều nước sẽ làm cho cây con dễ nhiễm các loại bệnh và tốn kém chi phí, thậm chí không có cây con để trồng. Ngay sau khi gieo hạt việc giữ ẩm mặt luống gieo là hết sức quan trọng vì thực tế hạt giống thuốc lá đã được ủ nứt nanh nếu vì lý do nào đó mà không bảo đảm được ẩm độ thì chỉ trong vòng 1 đến 2 ngày mầm cây con lập tức sẽ bị chết. Việc tưới cho luống ươm tùy thuộc vào loại đất gieo, thời vụ gieo, vật liệu che phủ trên mặt luống gieo và vật liệu làm mái che mà khi chỉ đạo cán bộ nông học hoặc người trồng thuốc lá cần phải quan tâm. Sau khi hạt nẩy mầm không được để mặt luống quá ẩm hoặc quá khô.

Khi tưới cho vườn ươm cần quan tâm đến chất lượng nước, chỉ sử dụng nguồn nước sạch, không có hoá chất, không có hạt cỏ dại và không có các nguồn bệnh, không xử dụng nước ao tù để tưới cho vườn ươm. Khi vườn ươm bị nhiễm bệnh cần giảm bớt lượng nước tưới để khống chế độ ẩm. Ngoài việc giữ ẩm đủ thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của cây, để huấn luyện tính chịu hạn và tăng cường khả năng phát triễn hệ thống rễ, có thể áp dụng định kỳ không tưới.

Bón thúc cho vườn ươm được bắt đầu khi trên mặt luống phủ màu xanh hoặc là ở giai đoạn "chữ thập" (giai đoạn phát triển 2 lá thật). Phân Đạm trong vườn ươm có thể bón thúc dạng dung dịch từ 3 đến 4 lần (đối với việc trồng trực tiếp không thông qua cấy bầu) hoặc một đến hai lần đối với cây con cấy bầu, nhưng cần lưu ý lần bón cuối cùng phải kết thúc từ 7 đến 8 ngày trước khi nhổ cây con cấy bầu hoặc mang ra trồng. Dung dịch phân vô cơ được dùng để bón thúc thường sử dụng là 150- 200gram Nitrate Ammonium hoặc 80-100gram + 40-50gram Super Lân và 150- 200gram Sulfate potassium (K2SO4) tất cả được hoà tan trong 20 lít nước, dung dịch này được tưới cho 10m2 mặt luống. Ngay sau khi tưới thúc hỗn hợp phân vô cơ cho cây con, phải tưới lại nước lã để tránh cháy lá. Cần lưu ý dung dịch phân vô cơ để tưới thúc chỉ chuẩn bị vừa đủ với diện tích mặt luống và tiến hành trong một buổi vì Nitrate Ammonium và Super Lân khi hoà tan với nhau sẽ làm giảm một phần Đạm hữu hiệu. Hiện nay có thể sử dụng các loại phân bón lá như Komix, Mymix,…để dùng cho việc bón thúc cho cây con thuốc lá trong vườn ươm.

Một phần của tài liệu Cây thuốc lá (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w