1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long

173 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Thực hiện định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ KH&CNcủa tỉnh Vĩnh Long, nhiều năm gần đây, việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vàosản xuất nông nghiệp kể cả thủy sản đã c

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN

ThS Hoàng Văn Tuyên, CNĐT (NISTPASS)

TS Trần Nắng Thu (Trường ĐHNN Hà Nội)

TS Phạm Ngọc Thường (Bộ NN&PTNT) ThS Phạm Mai Hương (Bộ NN&PTNT) ThS Trần Quang Ninh (Cục ứng dụng công nghệ) ThS Nguyễn Thị Minh Nga (NISTPASS)

ThS Nguyễn Lan Anh (NISTPASS)

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

MỤC LỤC

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN 1

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI NÓI ĐẦU 6

Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), từ chỗ thiếu lương thực đến đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới Tuy nhiên, nhìn chung nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, giá bán thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu Việc đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, là yêu cầu tất yếu trong phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay Tại nhiều nước trên thế giới (Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, ), việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu và thu được nhiều kết quả kinh ngạc Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng đã được quan tâm từ cuối những năm 1990, một số vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang đi vào hoạt động khá hiệu quả Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mô hình, nhiều khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước hoạt động rất khó khăn, với nhiều lý do cả chủ quan và khách quan Xuất phát từ vấn đề này, một đề tài nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao được hình thành nhằm đưa ra những luận cứ, những lý do, những đề xuất và khuyến nghị cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phạm vi cấp tỉnh 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 16

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU CỦA TỈNH VĨNH LONG 63

ĐỂ PHÁT TRIỂN NNCNC 63

CHƯƠNG 3 LUẬN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NNCNC 100

TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC 132

QUYẾT ĐỊNH: 135

PHẦN II 157

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 157

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 1 Cơ cấu GDP của các khu vực (giá hiện hành) 64

Bảng 2 Tình hình sản xuất rau màu tỉnh Vĩnh Long 69

Bảng 3 Sản lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010 75

Bảng 4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010 77

Bảng 5 Năng lực đào tạo đại học trong lĩnh vực KH nông nghiệp (2010) 83

Bảng 6 Thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam (2005-09) 86

Hình 1 Cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nhân lực có CMKT Vĩnh Long 63

Hình 2 Tỷ lệ diện tích của một số loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Vĩnh Long 71

Hình 3 Mức độ các hoạt động liên quan đến NNCNC tỉnh Vĩnh Long hiện nay 95

Hình 4 Trở ngại phát triển NNCNC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua 96

Hình 5 Giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long 96

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN chuyển giao công nghệ CNC công nghệ cao CNH-HĐH công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Trang 3

CNSH công nghệ sinh họcDN doanh nghiệpGTSX giá trị sản xuấtHTX hợp tác xãKH&CN khoa học và công nghệKT-XH kinh tế-xã hộiNC&TK nghiên cứu và triển khaiNNCNC nông nghiệp công nghệ caoNNƯDCNC nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoSX-KD sản xuất-kinh doanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được thực hiện bởi chủ nhiệm đề tài - ThS Hoàng Văn Tuyên với sựcộng tác của một số nghiên cứu viên thuộc Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN(Bộ Khoa học và Công nghệ), cán bộ của Bộ NN&PTNT, trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội và một số cán bộ khác Các tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thànhtới Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Lãnh đạo một số cơ quan đãtạo điều kiện, đặc biệt là thời gian, thủ tục cho các cán bộ tham gia đề tài, Sở Khoahọc và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Sở Tài chính đã hỗ trợ về kinh phí cho chúng tôihoàn thành Đề tài này Lời cảm ơn của tập thể tác giả cũng xin gửi tới Bà Đỗ ThịMinh Châu, ThS Đoàn Ngọc Thanh Xuân, TS Nguyễn Thị Tuyết Mai, ThS PhạmThị Thu Hồng, Bà Nguyễn Ngọc Tuyết và Ông Trương Vĩnh Yên (Sở NN&PTNT),Ông Phạm Văn Long và Nguyễn Hữu Dùng (Sở KH&CN), các đơn vị thuộc SởNN&PTNT, các doanh nghiệp và các cá nhân đã dành thời gian và cung cấp chochúng tôi nhiều số liệu, tư liệu cũng như những ý tưởng bổ ích trong suốt thời gianthực hiện Đề tài Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ và động viên chânthành của ThS Hà Văn Sơn, các ông Trương Quốc Thạnh, Nguyễn Trọng Danh, VũThanh Tâm và một số Ông, Bà của Sở KH&CN đã giúp chúng tôi tư liệu, ý tưởng vànhiều công việc khác cho việc triển khai Đề tài Lời cảm ơn cuối cùng của Chủ nhiệm

Trang 5

Đề tài xin dành cho vợ và các con đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như những

hỗ trợ về tinh thần trong suốt quá trình thực hiện Đề tài này

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Đề tài nghiên cứu không tránh khỏinhững thiếu sót Tập thể tác giả xin hoan nghênh và trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổsung cho báo cáo tổng hợp Đề tài

Hà Nội, tháng 05 năm 2012Chủ nhiệm Đề tài

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sauđại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), từ chỗ thiếu lương thực đến đảm bảo anninh lương thực và xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới Tuy nhiên, nhìn chung nềnsản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượngchưa cao, giá bán thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước xuấtkhẩu Việc đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao ứng dụng vàosản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước

và phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tíchnuôi trồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, là yêu cầu tất yếu trong phát triểnnông nghiệp nước ta hiện nay Tại nhiều nước trên thế giới (Israel, Nhật Bản, TrungQuốc, Đài Loan, ), việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã có từlâu và thu được nhiều kết quả kinh ngạc Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ caovào sản xuất nông nghiệp cũng đã được quan tâm từ cuối những năm 1990, một sốvùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang đi vào hoạt động khá hiệuquả Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mô hình, nhiều khu nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước hoạt động rất khó khăn, với nhiều lý do

cả chủ quan và khách quan Xuất phát từ vấn đề này, một đề tài nghiên cứu về nôngnghiệp công nghệ cao được hình thành nhằm đưa ra những luận cứ, những lý do,những đề xuất và khuyến nghị cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phạm vicấp tỉnh

Trang 7

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết

Có thể nói rằng, đa số các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều có giá bán rấtthấp trên thị trường thế giới Phần nhiều hàng hóa của Việt Nam chỉ dừng lại ở mứcbán nguyên liệu qua sơ chế cho các hãng nước ngoài mua về, chế biến lại và bán vớigiá cao hơn nhiều Tình trạng này, không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều nước đangphát triển khác cũng đang gặp phải Đổi mới công nghệ nâng cao trình độ sản xuấtnông nghiệp từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản sauthu hoạch, sơ chế, chế biến, bao bì, mẫu mã, vận chuyển và tiêu thụ; đang là nhu cầucấp bách với hầu hết các quốc gia Trước tình hình này thì việc phát triển nông nghiệpcông nghệ cao có thể xem là một trong những biện pháp hữu hiệu mà nhiều quốc gialựa chọn nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, nông nghiệp công nghệcao còn hỗ trợ khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tri thức, bảo vệ và pháttriển môi trường theo hướng bền vững

Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần thành phốCần Thơ và cách TP Hồ Chí Minh không xa, có tiềm năng lớn cho phát triển nhiềungành, sản phẩm dựa trên nông nghiệp, song chưa được khai thác tối đa và hiệu quả

để nâng cao đời sống nhân dân Để phát huy hiệu quả các tiềm năng thế mạnh củaTỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, các ngành, sản phẩm dựa trên nông sản phải trởthành những ngành, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực với giá trị gia tăng cao phục vụ cácmục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh

Thực hiện định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN)của tỉnh Vĩnh Long, nhiều năm gần đây, việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vàosản xuất nông nghiệp (kể cả thủy sản) đã có nhiều chuyển biến rõ nét và góp phầnquan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Nhiều công nghệ mới, giống cây,con mới, mô hình áp dụng KH&CN và công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đãđược triển khai ở một số cơ sở, địa phương trong tỉnh (trồng hoa huệ trắng, lan, trồngrau theo phương pháp thủy canh, trồng rau mầm, trồng nấm ăn, trồng hoa trong chậu,bồn, trên giàn, trong nhà lưới hay nuôi lươn, ếch, rắn ri voi, ) Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, việc ứng dụng thành tựu mới nhất của KH&CN vào cáckhâu của nền sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng còn tồn tại một số hạn chếnhất định, một số mô hình áp dụng KH&CN và CNC vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán,

Trang 8

sức cạnh tranh thấp so với nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC hiện có ở cáctỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Trong phần giải pháp của Đề án về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnhVĩnh Long nêu rõ “Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các loại giống mới có hiệuquả kinh tế cao cho nông dân Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứugiống và sản xuất giống; sản xuất vật tư nông nghiệp có tính an toàn cao cho sản xuấthàng hóa nông sản; các phương tiện, thiết bị chẩn đoán và phòng trị bệnh trên câytrồng, vật nuôi, thủy sản Tăng cường nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật, công nghệmới trong sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản Tập trung cho công tác chuyển giao kỹthuật sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp cho nông dân”

Việc nghiên cứu hình thành các mô hình ứng dụng KH&CN, CNC vào nôngnghiệp nói chung, hoặc hình thành các “khu” chuyên nghiệp với tên gọi như khu/trungtâm/vùng nông nghiệp CNC hay khu/trung tâm/vùng nông nghiệp ứng dụng CNC nóiriêng ở Việt Nam còn đang gặp những khó khăn nhất định Đây là lựa chọn mới hứahẹn tiềm năng lớn, nhưng ở một số địa phương hoặc do chính quyền chưa thực sựquyết tâm để huy động mọi nguồn lực thực hiện, hoặc do sự lựa chọn mô hình, bước

đi, các đảm bảo thực hiện chưa đúng do vậy mà kết quả thu được của một số mô hìnhkhông được như mong đợi của nhiều địa phương hay doanh nghiệp

Chính vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Đề án nông nghiệpCNC tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” là nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp thiết

Mục tiêu của Đề tài

Mục tiêu của Đề tài nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xâydựng Đề án nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long; đề xuất các giải pháp, lộ trình và một

số dự án đầu tư để xây dựng mô hình nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long thời gian tới;xây dựng Dự thảo Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Vĩnh Long đếnnăm 2020

Trang 9

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đây là Đề tài mang tính phân tích, tổng hợp chính vì vậy đối tượng nghiên cứucủa Đề tài bao gồm các cơ quan quản lý, nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp; cácdoanh nghiệp, HTX sản xuất-kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; các nhà khoa học,nhà quản lý trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long và vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp chuyên gia và hội thảo bàn tròn;

- Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp quy nạp

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê số liệu, trên cơ sở các số liệuđiều tra thực tế từ bảng hỏi, các số liệu từ các nguồn tài liệu khác có liên quan

Tổng quan nghiên cứu và lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Ngày nay phương thức sản xuất nông nghiệp với công nghệ truyền thống, dựatrên kinh nghiệm và sự khéo léo không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về sốlượng, chất lượng và chức năng của sản phẩm Nông sản chất lượng cao với nhiềuchức năng tích hợp với giá thành hạ, không có độc hại sẽ ngày càng trở thành nhu cầurộng rãi của xã hội

Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) chính làbiện pháp hữu hiệu và bền vững nhất được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn

Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan, Israel…, nhiều nước ởchâu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nềnnông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ tự độnghoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệuquả Việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công: hàng loạtgiống cây trồng mới được tạo ra, đặc biệt là các giống kháng sâu, bệnh, chịu hạn…Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), các lĩnh vựccông nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô (hoa, cây

ăn quả), lai tạo giống cây năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh, phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng; phương pháp canh tác hữu cơ bảo đảm sạch bệnh và an toàn vệsinh thực phẩm; kỹ thuật trồng cây trong nhà kính, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh

(hydroponics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology) và canh tác

Trang 10

trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture) cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái, ; ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (plant regulators)

trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm và các chế phẩm

vi sinh, Dựa vào công nghệ gen, các nước tiên tiến đã tạo ra được các giống câytrồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc lai tạo giống, vật nuôi có thể rút ngắn thờigian nuôi, phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính KhuNNCNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, Phần Lan vào những năm 1980 Năm 2002, TrungQuốc đã xây dựng 400 khu kỹ thuật nông nghiệp, nhờ đó sự gia tăng giá trị sản xuấtnông nghiệp đạt 42%, đạt giá trị sản lượng bình quân khoảng 40.000 – 50.000USD/ha/năm, gấp 40-50 lần so với mô hình sản xuất trước đó Nhờ ứng dụng thànhcông và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệthống nhà kính, nhà lưới mà nền nông nghiệp Israel có năng xuất và chất lượng cao,chẳng hạn cà chua đạt 250-300 tấn/ha, bưởi đạt 100-150 tấn/ha, hoa cắt cành đạt 1,5-2triệu cành/ha, tạo ra giá trị sản lượng bình quân từ 120.000-150.000 USD/ha/năm

Israel là một nước nhỏ, dân số chỉ khoảng 7 triệu người Diện tích đất có thểcanh tác được là 440.000 ha, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 22,7 tỷUSD; trong đó rau chiếm 25%, quả 17%, chăn nuôi gia súc 17%, gia cầm 17%, cây cómúi là 5% Điều kiện tự nhiên của Israel rất khắc nghiệt, khó khăn trong sản xuấtnông nghiệp nhưng nhờ ứng dụng CNC, cơ giới hóa, tự động hóa, CNSH trong chọntạo giống phù hợp đã thúc đẩy nền nông nghiệp của Israel phát triển mạnh, với khoảng3% dân số làm nông nghiệp đã sản xuất đủ lương thực và thực phẩm cho cả nước vàxuất khẩu Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.Đặc biệt, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nước để phát triển nông nghiệp là một trongnhững thành công lớn của đất nước Israel

Đến nay trên thế giới có hàng trăm khu NNCNC như: “Khu công nghệ Đại TâyDương” của Pháp, “Vườn khoa học Jian Qiao” của Anh, “Thành phố khoa học côngnghệ” ở Xiberi của Nga, “Vườn nghiên cứu Đại Đức” của Hàn Quốc, “Thung lũngBắc” của Canada, “Đại địa Cẩm tú” ở Bắc Kinh, “Khu công nghệ cao Tôn Kiều” ởThượng Hải, “Khu nông nghiệp mới” ở Quảng Đông, “Khu khoa học Thủy Bình hồ”

ở Thiên Tân, “Khu NNCNC Chung Đài Hạ Môn”,…

Hiệu qủa mang lại từ các mô hình trên đã khẳng định các mô hình CNC và khuNNCNC đã và đang trở thành điển hình cho nền nông nghiệp tri thức của thế kỷ XXI

Trang 11

Tại Việt Nam, với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đạihoá, chúng ta đă xác định mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần quan trọngthúc đẩy nền nông nghiệp lên một tầm cao mới với nhiều đóng góp vào nên kinh tế.Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã tiến hành thiết lập một số khu NNCNC phù hợp vớiđiều kiện kinh tế và điều kiện nhân lực ở Việt Nam Bên cạnh đó, ở một số địaphương hay doanh nghiệp đã tự thành lập các mô hình NNCNC và đã thu được một sốkết quả ban đầu đáng khích lệ.

Mô hình rau hoa thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) Mô hình sản xuất rau an toàn

600ha/35 ha canh tác được sản xuất theo hai dạng: Công nghệ sản xuất cách ly trongnhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ Công nghệ sản xuất cách ly trongnhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ Mô hình này đã được triển khai tổng

số khoảng 20 ha ở Công ty TNHH Kim Bằng 7 ha, Công ty TNHH Trang Food: 3 ha,các hộ nông dân trên 10 ha Về hoa: Trồng trong nhà có mái che plastic là 260 ha/650

ha trồng hoa (như trồng rau cao cấp) trong đó của nông dân là 80ha, sản lượng200.000 cành và xuất khẩu 20.000 cành, tiêu thụ trong nước: 18.000 cành/ngày Lãiròng từ trồng hoa cúc trên 1000m2 đạt 28,0 triệu đồng với công nghệ nhà sáng, 17,9triệu đồng với công nghệ nhà lưới, 12 triệu đồng với phương thức truyền thống ngoàitrời Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sảnxuất hoa cao cấp có quy mô 24 ha trong đó có 15 ha nhà kính và 2 ha nhà bằng thép;đạt năng suất 1,8 triệu cành/ha/năm, xuất khẩu 55% (trong đó 90% sang Nhật Bản)tiêu thụ trong nước 45% với 26 đại lý của Công ty

Mô hình 1000 ha hoa huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) Hiện nay 3 xã Mê Linh,

Tráng Việt, Tiền Phong đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa khoảng 1000hachuyển hẳn sang trồng hoa cung cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc Cáccông nghệ mới gồm tạo giống tốt, nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, đóng góihoa trình độ cao 10% hoa xuất khẩu Tỉnh đã phát triển và triển giao công nghệ chocác dự án sau đây: Xây dựng 100 trang trại nấm, sản xuất trên 500 tấn/năm ở các xãThanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợptrang trại sản xuất nấm Chuyển giao đến hộ nông dân công nghệ bả chuột sinh họcBSC, thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục tố và công nghệ vi sinh hữu cơ Triển khai

dự án rau an toàn với 130 ha ở 16 xã với 9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn

Trang 12

tấn/năm, với công thức 5 cấm trong rau sạch, 3 chỉ tiêu an toàn (dư lượng N03, thuốcsâu, vi sinh vật gây bệnh).

Mô hình NNCNC TP Hồ Chí Minh Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng

ngành nông nghiệp TP Hồ Chí Minh ngày càng cao hơn Năm 2001 là 3,7%, năm

2002 đạt 4,7% và năm nay tăng vọt lên đến 9,1% TP HCM đã đưa tiêu chí CNC vàonông nghiệp bằng việc xây dựng một khu nông nghiệp áp dụng các công nghệ tiêntiến Hơn 100 ha đất tại huyện Củ Chi đă được UBND TP HCM chọn để xây dựngkhu NNCNC như sau: (i) Trồng trọt: Trồng rau bằng công nghệ thuỷ canh

(hydroponics), khí canh (aeroponics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology) và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture)

cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái ; ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật

(plant regulators) trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm

và các chế phẩm vi sinh (ii) Chăn nuôi thú y: ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi

(embryonic technology) cho bò sữa và bò thịt; sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh bò (bull semen); áp dụng công nghệ di truyền để sản xuất vaccine thế hệ mới; áp dụng

công nghệ gene để sản xuất chất kích thích sinh trưởng cho động vật; ứng dụng kỹthuật sinh học phân tử (PCR) để chẩn đoán bệnh và chọn giống gia súc; ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý con giống (iii) Thuỷ sản: lai tạo và kích thích sinhsản để sản xuất cá giống và cải tiến chất lượng cá; nuôi trồng tảo đa bào và vi tảo làmthực phẩm và vật liệu trong xử lý môi trường (iv) Lâm nghiệp: ứng dụng công nghệsinh học để nhân giống nhanh một số cây lâm nghiệp có chất lượng gỗ tốt, thời giansinh trưởng ngắn phục vụ cho phát triển rừng; nhân giống các loại cây lâm nghiệp códạng tán và tốc độ sinh trưởng phù hợp cho phát triển cây xanh đô thị (v) Dịch vụ:bảo quản, chế biến nông sản, đóng gói bao bì; cung ứng, tiếp thị các sản phẩm nôngnghiệp chất lượng cao

Mô hình rau, hoa, quả, chăn nuôi thủy sản Hà Nội Hiện nay Hà Nội đã hình

thành các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có kết quả như: bò sữa(Phù Đổng - Gia Lâm), hoa cây cảnh (Từ Liêm - Tây Hồ), cam bưởi (Vân Canh, TừLiêm), thuỷ sản (Đông Mỹ, Thanh Trì), rau an toàn tại Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, (ThanhTrì), Vân Nội (Đông Anh) Thành phố đang xây dựng các dự án Nông nghiệp côngnghệ cao Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng (Đông Anh) 30 ha Môhình nông nghiệp công nghệ cao Kim Sơn (Gia Lâm) 15 ha Dự án hỗ trợ hạ tầng thủy

Trang 13

đặc sản chất lượng cao ở Đông Mỹ, Thanh Trì 60 ha, 15 tỷ đồng Dự án Trung tâmchuẩn đoán và trị bệnh động vật của Chi cục Thú y Hà Nội đầu tư 5,5 tỷ đồng Thànhphố Hà Nội đã xuất hiện một số chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao; trông hoa lan(Đônganh 5 ha), nông lâm kết hợp (Sóc Sơn), thuỷ sản (Yên Sở, Thanh Trì), du lịchsinh thái Sơn Thuỷ (Từ Liêm) Năm 2002 có 54 quầy bán rau an toàn, thực phẩmsạch 2002

Mô hình của tỉnh Nghệ An Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới 0,75ha ở Đông

Vĩnh thành phố Vinh, tổng thu 150 triệu/ha/năm, lợi nhuận 75 triệu đồng

Mô hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Mô hình sản xuất giống lâm nghiệp, cây ăn

quả 3,8 ha vườn đầu dòng, 4 nhà lưới Mô hình chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc 200con Mô hình sản xuất giống gà thả vườn quy mô 10.000 con áp dụng hệ thống ấptrứng công nghệ Nhật 45.000 quả/mẻ

Ngoài ra, còn có mô hình ở một số tỉnh/thành phố khác như Hải Phòng, ĐồngNai, Sơn La, Bình Dương, Cần Thơ

Trên phương diện nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đềNNCNC và ứng dụng NNCNC vào các địa phương ở Việt Nam cụ thể:

Đề tài nghiên cứu cấp viện năm 2005 (Viện chiến lược và chính sách KH&CN)của Nguyễn Văn Phú “Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hìnhthành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam” đã đưa ra một sốvấn đề về lý luận cũng như đề xuất một số giải pháp chính sách khuyến khích pháttriển các khu NNCNC ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh năm 2003 (UBND tỉnh Thái Nguyên) của NguyễnVăn Phú “Nghiên cứu luận chứng khả thi xây dựng dự án khu ứng dụng tri thức-côngnghệ, phát triển nông, lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên” Đề tài đãnêu lên một số luận chứng cho việc xây dựng dự án khu ứng dụng công nghệ, pháttriển nông, lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Đề tài nghiên cứu của TS Mai Hà và cộng sự (Viện chiến lược và chính sáchKH&CN) “Nghiên cứu khu NNCNC phục vụ khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi”thực hiện năm 2008-2009 đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về xâydựng và phát triển khu NNCNC, mô hình khu NNCNC phục vụ phát triển khu kinh tếDung Quất tỉnh Quãng Ngãi

Trang 14

Đề tài nghiên cứu của TS Trần Quốc Khánh (Hội Khoa học và Kinh tế HàNội) “Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015” thựchiện năm 2009-2011 đã tiến hành nghiên cứu đã tập trung xây dựng các luận cứ khoahọc để xác định danh mục 03 nhóm sản phẩm chủ lực chính của tỉnh bao gồm các sảnphẩm nông nghiệp (lúa gạo, trái cây, thịt heo, rau, nuôi trồng thủy sản); các sản phẩmcông nghiệp (xay xát gạo, chế biến thủy sản, sản xuất hột vịt muối, may giày xuấtkhẩu, gốm mỹ nghệ); các sản phẩm thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch(dịch vụ bán lẻ, xuất khẩu, khách sạn nhà hàng và du lịch sinh thái miệt vườn) Ngoài

ra, Đề tài còn đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển cácsản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo, gồm: (i) Giải pháptăng cường năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, đặc biệt

là sản phẩm xuất khẩu như: giải pháp tăng cường nguồn vốn để mở rộng và nâng caonăng lực sản xuất, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đápứng nhu cầu của doanh nghiệp, giải pháp hợp tác liên doanh trong sản xuất và xuấtkhẩu sản phẩm chủ lực; (ii) Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích và

hỗ trợ phát triển sản phẩm; (iii) Giải pháp xây dựng chương hỗ trợ phát triển cho 3nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2015

Một số đề án, dự án của một số địa phương về NNCNC đã và đang được triểnkhai như: Dự án khu NNCNC Hà Nội, Dự án khu NNCNC Suối Dầu (Khánh Hòa),

Dự án NNCNC tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh đó còn có khá nhiều các đề tài và đề án về lĩnh vực CNC nói chung

và công nghiệp công nghệ cao

Như vậy có thể nói rằng, cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trìnhnghiên cứu về NNCNC cũng như một số mô hình đang hoạt động ở một số địaphương Tuy nhiên, do đặc thù mỗi địa phương với những khác biệt về các điều kiện

tự nhiên, kinh tế và xã hội, quy hoạch phát triển mà mô hình NNCNC của các địaphương rất khác nhau Song mô hình NNCNC của các địa phương cũng là những tàiliệu tham khảo quan trọng về phương pháp luận đối với việc nghiên cứu về NNCNCcủa tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bố cục của Báo cáo Đề tài

Trang 15

Phù hợp với mục tiêu, phương pháp nghiên cứu trên, các nội dung chính củaBáo cáo Đề tài (ngoài phần mở đầu và kết luận) được chia thành 3 chương: chương 1(Cơ sở lý luận và thực tiễn); chương 2 (Hiện trạng và nhu cầu của tỉnh Vĩnh Long đểphát triển NNCNC) và chương 3 (Luận cứ xây dựng đề án NNCNC tỉnh Vĩnh Longđến năm 2020).

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những vấn đề lý thuyết về CNC và NNCNC

1.1.1 Tổng quan về CNC, sản phẩm CNC, khu CNC, NNCNC và khu NNCNC hoặc NNKTC hoặc NNƯDCNC

1) Công nghệ cao (CNC)

a) OECD (1986) đã đưa ra một khái niệm khái quát về CNC “CNC là cácngành công nghệ có một số đặc điểm: Đòi hỏi một nỗ lực lớn trong NC&TK; có ýnghĩa chiến lược đối với quốc gia; các sản phẩm và quy trình công nghệ phải được đổimới nhanh chóng; có tác động mạnh mẽ trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế vềNC&TK, trong sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô thế giới”

b) Tài liệu của Chương trình hợp tác GEEP-PIAP II (2002)1 cho rằng CNC làcông nghệ mới hoặc công nghệ mũi nhọn có ảnh hưởng to lớn về quân sự, kinh tế, có

ý nghĩa xã hội to lớn, hoặc hình thành một ngành nghề mới Theo tài liệu này, CNCkhông chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là công nghệ mới có mục đích kinh tế trựctiếp, cho ra một sản phẩm giá trị gia tăng cao chiếm lĩnh được thị trường

c) Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS, 1998),thì CNC là công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu với ba đặc điểm: Công nghệ tạođiều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, có đổi mới quantrọng; công nhân phải có trình độ cao để có thể phát triển công nghệ và chế tạo sảnphẩm; và việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, thương mại hoá, sản xuất và phânphối công nghệ và các sản phẩm của nó đòi hỏi chi phí lớn

Nếu so sánh các đặc điểm đã được đưa ra về CNC, có thể thấy rằng chúng cũngtương đối tương đồng, tuy nhiên ba đặc điểm do CSIS đưa ra cô đọng và cụ thể hơn

Như vậy, để xác định một CNC, thông thường người ta có thể căn cứ vào sản phẩm, trình độ nhân lực, nỗ lực NC&TK và chi phí đầu tư CNC còn được nhắc đến với hai

chức năng quan trọng là: Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại manglại lợi ích lớn cho các nhà kinh doanh; với CNC, người ta có thể làm hồi phục lạinhiều ngành công nghiệp tưởng như đã đến độ bão hoà không phát triển tiếp được nữa(tái công nghiệp hoá)

d) Trong một số tài liệu về CNC hiện phổ biến ở Việt nam hiện nay2, nhữngđặc điểm cơ bản thường được nhắc đến nhằm làm nổi bật tầm quan trọng, ý nghĩa

1 Tài liệu tham khảo của Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại Chương trình GEEP-PIAP, 2002.

Trang 17

chiến lược của CNC đó là: Chứa đựng hàm lượng đáng kể về NC&TK; có giá trịchiến lược đối với quốc gia; sản phẩm được đổi mới nhanh chóng; đầu tư lớn với độrủi ro cao, nhưng khi thành công sẽ đem lại lợi nhuận lớn; thúc đẩy được cạnh tranh

và hợp tác quan trọng trong NC&TK, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy môtoàn cầu

Tài liệu này cũng cố gắng đưa ra một tiêu chí để xác định CNC đó là hàm

lượng NC&TK cao (high R&D intensity) Thông thường, việc nêu ra hàm lượng

NC&TK (hoặc hàm lượng tri thức) như một tiêu chí về CNC là một cách sử dụngđược nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách ưa dùng

Tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về việc ban hành Quy chếkhu CNC có nêu: “CNC là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu KH&CN tiêntiến, có khả năng tạo ra sự gia tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chấtlượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặcdịch vụ mới có hiệu quả KT-XH cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH và

an ninh - quốc phòng” Theo Luật CGCN (2006) thì “CNC là công nghệ có hàm lượngcao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cóchất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụmới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” Theo Luật CNC (2008) thì

“CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ; được tích hợp từ thành tựu KH&CN hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng,tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quantrọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sảnxuất, dịch vụ hiện có”

Tóm lại, các khái niệm về CNC chủ yếu được đưa ra thường mang tính địnhtính, không có một định nghĩa định lượng với các chỉ số có thể đo đếm được Tuynhiên, xét cho cùng thì CNC có thể được xem là các công nghệ cơ sở mà sản phẩm

của nó có sức đột phá (breakthrough) cao trên thị trường trong nước và thế giới bởi tính chất siêu lợi nhuận do hàm lượng chất xám lớn (science-based), lao động kỹ xảo

có trình độ cao và bởi không cần nhiều năng lượng, lao động giản đơn và mặt bằngsản xuất

2) Sản phẩm CNC

Trang 18

Sản phẩm CNC thường được hiểu đơn giản là sản phẩm của CNC, hoặc sảnphẩm được làm ra từ CNC Một tổng quan của Việt nam cho rằng sản phẩm CNC làsản phẩm được tạo ra nhờ CNC thông qua quá trình thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm.

Như phần trên đã trình bày, phát triển CNC đòi hỏi nhân lực có trình độ, có kỹnăng, có nền tảng công nghệ, năng lực thiết kế và sản xuất sản phẩm Vì vậy, khi kếthợp với nguồn vốn cần thiết, nó có thể tạo ra các sản phẩm giá trị cao được gọi là sảnphẩm CNC Đây phải là những sản phẩm tốt, có giá trị gia tăng cao, là các sản phẩmđổi mới và việc sản xuất đại trà phụ thuộc vào vốn đầu tư lớn3 Một đặc điểm khác củasản phẩm CNC thường được nhắc đến đó là chu kỳ sống của sản phẩm thường ngắn

Tuy nhiên, định nghĩa trên đôi khi cũng cần phải cân nhắc Một CNC có thểdẫn đến việc sản xuất ra sản phẩm mới, có giá trị gia tăng nhưng sản phẩm đó khônghẳn là sản phẩm “cao” mà chỉ là những sản phẩm của công nghiệp truyền thống Ví

dụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất hàng may mặc (thiết kế CAD),hoặc cho mục đích phục hồi một số sản phẩm của làng nghề Mặt khác, có trường hợpmột sản phẩm mới (ít nhất là với thị trường trong nước), có giá trị gia tăng lớn nhưnglại được làm ra từ công nghệ rất bình thường

Ngoài ra, ở đây cũng cần lưu ý, “sản phẩm CNC” đôi lúc còn được hiểu ở mộtkhía cạnh khác theo hai cách: thứ nhất, sản phẩm của CNC, có thể dành cho ngườitiêu dùng cuối cùng (sản phẩm có được từ CNC, chẳng hạn sản phẩm hàng tiêu dùngđược làm ra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin); thứ hai, sản phẩm là CNC, cóthể là công cụ sản xuất và được sử dụng như một sản phẩm trung gian (là chính bảnthân CNC được dùng để làm ra sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn máy vi tính, bộ vi xử

lý, một công nghệ được dùng cho việc sản xuất ra sản phẩm, v.v )

3) Khu CNC

Thực tế cho thấy phần lớn các khu CNC là khu vực tập trung các DNCNC, các

tổ chức NC&TK và cơ sở đào tạo có liên quan tới những ngành mũi nhọn của thế giới

và của từng nước, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất những loại sản phẩm có hàmlượng CNC, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, có khả năngphục hồi và đổi mới cơ cấu kinh tế của vùng, thậm chí quốc gia

Nếu theo cách tiếp cận mức độ NC&TK trong khu thì khu CNC có thể là: côngviên khoa học truyền thống; thành phố khoa học; công viên đổi mới công nghệ; trung

Trang 19

tâm công nghệ; và công viên khoa học chuyên biệt

Nếu theo cách tiếp cận “sức đẩy công nghệ và sức kéo của thị trường” thì khuCNC có thể là:

(i) công viên khoa học/nghiên cứu (science/research park), có các chức năng:

nghiên cứu khoa học+phát triển công nghệ+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cư xá+giải trí

(ii) công viên công nghệ (technology park), có các chức năng: Phát triển công

nghệ+công nghiệp+thương mại+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cư xá+giải trí

(iii) trung tâm công nghệ (technology/innovation center), có các chức năng:

Phát triển công nghệ+công nghiệp (quy mô nhỏ)+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cưxá+giải trí

(iv) thành phố khoa học/tâm điểm công nghệ (science city), có các chức năng:

Nghiên cứu khoa học+phát triển công nghệ+công nghiệp+thương mại+tư vấn+giáodục&đào tạo+cư xá+giải trí

Như vậy dù theo cách gọi như thế nào thì về bản chất, khu CNC (hiểu theonghĩa rộng) như là một hình thức chuyển giao trực tiếp các kết quả nghiên cứu vào sảnxuất trong một số hướng công nghệ được các DN (hoặc chính quyền) lựa chọn Cũngcần nhấn mạnh rằng, hạt nhân của bất kỳ hình thức tổ chức nào cũng là các tổ chức

NC&PT, nơi xuất phát những ý tưởng, công nghệ mới (core/centre point)4

Mục tiêu cơ bản của khu CNC là thúc đẩy sự liên kết giữa 3 khu vực:KH&CN-GD&ĐT và sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra một lực lượng sản xuất mới,thông qua các hoạt động chủ yếu: Giao lưu tiếp xúc giữa các nhà khoa học với các kỹ

sư và cán bộ kỹ thuật dưới nhiều hình thức; sử dụng chung thiết bị (đặc biệt là thiết bịmới, hiện đại); hợp tác triển khai và phát triển các sản phẩm mới, quy trình công nghệmới

Như vậy khu CNC có thể xem như môi trường lý tưởng cho nghiên cứu khoahọc và triển khai sản phẩm mới, công nghệ mới Sự gần gũi giữa các viện nghiên cứu,trường đại học, các phòng thí nghiệm với các DN tạo điều kiện cho chúng hỗ trợ lẫnnhau, giúp nhau nhanh chóng phát hiện ra những đòi hỏi và cơ hội mới về sản phẩm

và công nghệ, đồng thời giúp đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà

4) NNCNC và khu NNCNC/NNKTC/NNƯDCNC

Trang 20

Hiện nay trên thế giới có nhiều cách khác nhau để gọi các kiểu nông nghiệp

khác với nông nghiệp truyền thống, đó là: nông nghiệp nông dân (peasant agriculture); nông nghiệp năng suất cao (productive agriculture); nông nghiệp sinh học, hữu cơ, sinh thái (biological, organic, ecological agriculture); nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture); nông nghiệp hợp lý (rational agriculture); nông nghiệp tổng thể (integrative agriculture); nông nghiệp chính xác (precision agricultue); nông nghiệp kỹ thuật cao (high-technical agriculture) và nông nghiệp CNC (high-tech agriculture) [Bùi Huy Hiền, 2007].

Phù hợp với các tên gọi nông nghiệp phi truyền thống trên, các mô hìnhNNCNC trên thế giới cũng có các tên gọi khác nhau: khu NNCNC, khu nông nghiệpKTC, khu NNƯDCNC, công viên nông nghiệp Tất cả các tên gọi khác nhau này,thực chất đều có yếu tố CNC trong đó, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau Khi thống

kê số lượng các mô hình NNCNC, người ta thường thống kê tất cả các loại hình trên.Trên thế giới, có hai quan niệm chính về mô hình NNCNC

Quan niệm thứ nhất, dựa trên lý thuyết của J.H Von Thunew (1986), khu

NNCNC là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về CNSH, công nghệ vật liệu, côngnghệ thông tin và tự động hóa trong một hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ramột quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ có tác dụng quyết định trong việcchuyển nền kinh tế nông nghiệp Quan niệm này được phổ biến ở các nước phát triểnnhư Mỹ, Nhật Bản, Với cánh hiểu này thì chức năng của các khu NNCNC ngoài việcsản xuất còn bao hàm các chức năng khác nhu trình diễn và lôi kéo, chức năng đào tạo

và CGCN, chức năng phục vụ du lịch, tham quan và nâng cao hiểu biết của người dân

Quan niệm thứ hai, khu NNCNC là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về

sinh học, hóa học, cơ khí, tự động, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống tốt

để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là chohiệu quả kinh tế cao Quan niệm này phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan và một sốnước đang phát triển khác

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì NNCNC là một loại hình tổ chức xã hộimới được hình thành theo nhu cầu phát triển KT-XH Chức năng chính của khu nôngnghiệp CNC gồm có 5 nội dung:

Trang 21

- Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườnươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học thành sức sản xuất, lànguồn lan tỏa CNC mới.

- Hai là khu pilot, trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâmtập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghiệp, thị trường có hàm lượngKH&CN tương đối cao

- Ba là, có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm chonông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa

- Bốn là, thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, thương mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ và nghiên cứukhoa học được thống nhất Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa họchóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao

- Năm là, góp phần nâng cao tố chất của người nông dân, được trang bị thêm trithức khoa học

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển NNCNC là giải quyết mâu thuẫngiữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao độngnhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu KH&CN để đảm bảonông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chấtlượng cao Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưuthế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội,kinh tế và môi trường sinh thái

Tại Trung Quốc, khu NNCNC là những khu nông nghiệp để sản xuất ra các sảnphẩm nông nghiệp đồng nhất có chất lượng cao bằng trình độ quản lý và công nghệtiên tiến trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến thị trường, trong đó gắn kết 5cao và 6 hóa, cụ thể: 5 “cao” gồm năng suất lao động cao, năng suất trên đơn vị diệntích cao, hiệu quả đầu tư cao, hàm lượng KH&CN cao, thu nhập của người nông dân

và người lao động cao; 6 “hóa” gồm tiêu chuẩn hóa, cơ giới hóa, xã hội hóa, khoa họchóa, sinh thái hóa và nhất thể hóa

Các loại hình, tên gọi của mô hình NNCNC trên thế giới cũng đa dạng, tùytheo mức độ cao của công nghệ hoặc tùy theo mục tiêu, chức năng của mô hình Các

loại hình có trên thế giới hiện nay là: khu trình diễn NNCNC (High-Tech Agricultural Demonstration Zone) như khu trình diễn NNCNC Yaling (Trung Quốc); công viên

Trang 22

nông nghiệp CNC (công viên nông nghiệp và CNSH Pingtung, Đài Loan); vườn nôngnghiệp CNC; khu NNCNC; khu NNKTC, v.v

Định nghĩa về NNCNC ở Việt Nam

Tại Việt Nam có một số cách hiểu về NNCNC như sau:

Thứ nhất, NNCNC là một nền sản xuất nông nghiệp có yêu cầu vốn đầu tư lớn,được tiến hành chủ yếu trong nhà có mái che (nhà kính, nhà màn, nhà nilon, ) vớinhững trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp của nhiều công nghệ, với môi trườngsản xuất vệ sinh, sạch sẽ, được chủ động điều khiển, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sinhtrưởng, phát triển của cây/con Đối tượng sản xuất chủ yếu là cây/con cho hiệu quảkinh tế cao Kỹ thuật sử dụng tại khu NNCNC là kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ,

có tính chuyên nghiệp Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức, có trình độchuyên môn giỏi Sản phẩm được tạo ra có năng suất và chất lượng cao chủ yếu đểxuất khẩu hoặc phục vụ những khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng

Thứ hai, NNCNC được thể hiện ở các nội dung: có khả năng tạo ra bước độtphá về năng suất, chất lượng sản phẩm; cho hiệu quả sản xuất cao; đảm bảo được antoàn môi sinh và sức khỏe cộng đồng; có khả năng áp dụng rộng rãi hoặc áp dụngđược cho quy mô sản xuất công nghiệp trong những điều kiện sản xuất nhất định

Một cách định nghĩa khác thì NNCNC là nền nông nghiệp mà ở đó các loạihình CNC (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới vàCNSH) được ứng dụng tổng hợp, theo một quy trình khép kín, hoàn chỉnh nhằm khaithác hiệu quả nhất tài nguyên tự nhiên (đất đai, khí hậu) và tiềm năng của giống để đạtnăng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất một cách bền vững (Nguyễn Văn Bộ 2007,Tạp chí HĐKH 4/2006, 12/2007)

Một số nhà nghiên cứu đưa ra tiêu chí riêng cho NNCNC đó là: (i) tích hợpđược các thành tựu KH&CN mới và tiên tiến nhất, gắn kết với nhau; (ii) đầu tư lớn,lãi suất lớn, chóng thu hồi vốn nhưng độ rủi ro lại cao; (iii) sản phẩm làm ra có hàmlượng khoa học cao, sử dụng ít nguyên liệu, năng lượng (giá trị vật chất trong sảnphẩm thấp, chủ yếu là công nghệ, tri thức); (iv) sản phẩm có tính đa dạng, phong phú,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chủng loại, thời gian (trái vụ), ; (v) côngnghệ mang tính sinh thái vùng, không thể áp dụng máy móc từ vùng sinh thái nàysang vùng sinh thái khác, đối tượng này với đối tượng khác (Tạp chí HĐKH 4/2006,12/2007)

Trang 23

Trên phương diện luật pháp, khu NNƯDCNC hay khu NNCNC đều có nghĩanhư nhau, bởi “Khu NNƯDCNC là khu NNCNC tập trung thực hiện hoạt động ứngdụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiệncác nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Điều 16 của Luật CNC5”

Cũng theo Luật CNC (Điều 32.2), Khu NNƯDCNC có các nhiệm vụ: Thựchiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sảnphẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC,sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo nhân lực CNCtrong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩmNNƯDCNC; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiệnhoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp Bốn điều kiện để thành lập khuNNƯDCNC cũng được quy định rõ trong Luật CNC (Điều 32.3)

Từ các khái niệm trên, có thể tóm tắt thành 4 loại hình ứng với 4 mức độ côngnghệ trong sản xuất nông nghiệp sau6:

Nông nghiệp thông thường

Sản xuất nông nghiệp thuộc loại hình này thường được thực hiện theo phươngthức sản xuất hiện hành, đại diện cho trình độ phát triển về KH&CN chung của cả địaphương, vùng hay quốc gia Phương pháp sản xuất chủ yếu dựa vào kỹ thuật thôngthường với những công cụ sản xuất phổ biến sẵn có Người sản xuất là những ngườinông dân bình thường hoặc chưa có vốn lớn để đầu tư sản xuất, hoặc chưa được tiếpcận nhiều với công nghệ sản xuất tiên tiến Do sự phát triển khác nhau về KT-XH,KH&CN và do tập tính sản xuất khác nhau mà trình độ công nghệ về nông nghiệpthông thường ở mỗi vùng, miền hoặc quốc gia khác nhau là không giống nhau Tuynhiên, kiểu hình nông nghiệp loại này thường có đặc điểm là được thực hiện bởi đại

đa số người sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò chính trong việc tạo ra sản phẩmtiêu dùng của một địa phương, vùng hay quốc gia

Nông nghiệp thông thường kết hợp với CNC

Loại hình sản xuất được phát triển dựa trên nền tảng của nông nghiệp thôngthường Trong loại hình sản xuất nông nghiệp này, một hoặc một số công nghệ tiên

5 Khoản 1, Điều 16 (Luật CNC): Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; b) Phòng, trừ dịch bệnh; c) Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; e) Phát triển DN nông nghiệp ứng dụng CNC; g) Phát triển dịch

vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

Trang 24

tiến được kết hợp với công nghệ thông thường nhằm phát huy thế mạnh (hay hạn chếnhững yếu tố bất thuận) về điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ và kinh nghiệm củangười sản xuất để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng với số lượng nhiều hơn, chất lượngtốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế của sản xuất và tiêu dùng Ở Việt Nam, có thể kể tớinhững mô hình sử dụng nhà kính, nhà nilon làm tăng nhiệt độ, giảm thiểu tác hại củamưa bão; sử dụng nhà màn, nilon đen giảm ánh sáng, nhiệt độ, ngăn côn trùng; sửdụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho vùng khô hạn, Để phát triển loại mô hìnhnày thì việc điều tra, tìm hiểu kỹ về điều kiện khí hậu, đất đai, loại cây trồng, yêu cầucủa thị trường và công nghệ tác động chủ lực là hết sức cần thiết Đây là những môhình đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu (kể cả cho điều tra, quy hoạch và xây dựng mô hình)không quá lớn, thường mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ áp dụng, mở rộng trongphạm vi của địa phương, vùng.

Nông nghiệp kỹ thuật cao

Loại hình sản xuất này cơ bản áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trongsản xuất nông nghiệp (như công nghệ vật liệu, CNSH, công nghệ dinh dưỡng, ) Việctạo ra số lượng hàng hóa nông sản lớn, có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao trênthị trường trong, ngoài nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao là những yêu cầu và tiêuchí cần thiết của loại hình công nghệ này Ngoài áp dụng những kỹ thuật mới nhằmphát huy tối đa điều kiện thuận lợi hay hạn chế tối đa điều kiện bất thuận của địaphương, vùng nhằm tăng năng suất, chất lượng cây/con như đã nêu ở trên, công nghệquản lý và trình độ của cán bộ, công nhân là những yếu tố then chốt cho việc xâydựng thành công loại mô hình này Trong giai đoạn hiện nay, theo một số chuyên gia,đây là mô hình dễ được phổ biến nhân rộng trong sản xuất một khi nó được tập trungđầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Đây cũng là nơi thu hút các nhà khoa học thông qua cơ chế đặt hàng để chuyển giaotiến bộ kỹ thuật/công nghệ tiên tiến/mới nhất vào sản xuất Tuy nhiên, do yêu cầumang lại hiệu quả kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu, do đó các nhà đầu tư thường tậptrung vào ứng dụng hoặc mua công nghệ Do vậy việc hội tụ nhân tài và tạo môitrường thuận lợi cho sáng tạo chưa được đặt là ưu tiên chính trong mô hình này

Nông nghiệp CNC

Đây là điểm mẫu, điểm trình diễn KH&CN, là nơi hội tụ nhân tài với môitrường thích hợp cho sáng tạo và đổi mới, được đầu tư tập trung, là địa điểm để đổi

Trang 25

mới công nghệ và cũng là khu vườn ươm để ươm tạo và CGCN Từ đây công nghệmới được tạo ra, các sản phẩm mang tính CNC, có hàm lượng chất xám cao được hìnhthành và dần trở thành hàng hóa có ưu thế cao trên thị trường Tuy nhiên, xét về hiệuquả đầu tư thì loại hình công nghệ này có thể không mang lại ngay những lợi ích kinh

tế rõ rệt trước mắt mà có tính lâu dài

Có thể nói rằng mục đích cuối cùng của việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp

là để đạt hiệu quả cao nhất (kinh tế, xã hội và bền vững) trên một đơn vị diện tích cây trồng, vật nuôi hoặc một đơn vị tiền đầu tư hoặc một ngày công lao động Khái niệm

mô hình/khu với những tên gọi khác nhau cũng chỉ mang tính tương đối Tại những nước đang phát triển, NNCNC tập trung trong những khu vực có quy mô diện tích khác nhau, còn ở các nước phát triển CNC được áp dụng trên quy mô toàn vùng, quốc gia và như vậy lúc đó không còn khái niệm khu/mô hình NNCNC nữa.

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của mô hình NNCNC

Có thể nói rằng mô hình NNCNC có những vai trò và ý nghĩa sau:

(a) Một môi trường đặc biệt được tạo ra để: NC&TK các CNC trong nôngnghiệp; sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng KH&CN cao; đầu tư vàocác CNC và chuyển giao CNC trong nông nghiệp

(b) Nơi tiếp thu các CNC ứng dụng trong nông nghiệp trên thế giới: NNCNC làcách tiếp cận thông minh nhất và có hiệu quả nhất trong nông nghiệp với nền côngnghệ tiên tiến, thông minh của thế giới Những nước có nền kinh tế kém phát triển,công nghệ thường phải nhập từ nước ngoài và vì vậy không ít các công nghệ nhập làcác công nghệ trung bình của thế giới Các mô hình CNC nói chung và mô hìnhNNCNC nói riêng là cửa ngõ tiếp thu, nhập khẩu các CNC của thế giới, là nơi có điềukiện sáng tạo cho các nhà khoa học Giai đoạn đầu sẽ tiếp thu và CGCN, sau đó là giaiđoạn nuôi dưỡng và sáng tạo các CNC áp dụng vào nông nghiệp của nước mình

(c) Ảnh hưởng tích cực đến trình độ công nghệ của địa phương, vùng hay quốcgia: Các CNC được chuyển giao hoặc nhập khẩu về mô hình NNCNC sẽ được cácchuyên gia công nghệ tiếp thu và phát triển, các kiến thức và kỹ năng học được ở môhình sẽ được lực lượng trí thức chuyển tải đến các khu vực khác của địa phương, vùnghay quốc gia, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của địa phương, vùng hay quốcgia đó

Trang 26

(d) Góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH: Để phát triển CNC thì cần

có hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN phù hợp, bên cạnh các tổ chức nghiên cứu, đào tạo

về CNC, tổ chức SX-KD CNC, mô hình NNCNC cũng là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầngphát triển CNC cần chú trọng

(đ) Tận dụng các lợi thế về nông nghiệp của địa phương, vùng hay quốc giaMột số địa phương, vùng hay quốc gia có những lợi thế so sánh nhất định vềđiều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, để có thểđẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp Chính vì vậy việc tận dụng nhữnglợi thế này cộng với việc ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến nhất của thế giớivào phát triển nông nghiệp sẽ đem lại những đóng góp to lớn cho phát triển KT-XHcủa địa phương, vùng hay thậm chí quốc gia

(e) Lôi kéo và lan tỏa các ngành khác phát triển

Các mô hình NNCNC phát triển trên thế giới cho thấy, ngoài những chức năngnghiên cứu, trình diễn công nghệ, sản xuất hàng hóa thì mô hình NNCNC còn có chứcnăng thư giãn, vui chơi, giải trí cho mọi tầng lớp lao động Chính chức năng này của

mô hình NNCNC tạo đà cho sự phát triển của ngành du lịch (du lịch sinh thái) Đồngthời, nếu mô hình phát triển tốt thì không chỉ ngành du lịch sinh thái mà còn nhiềungành công nghiệp phụ trợ khác cũng sẽ phát triển theo

(g) Tạo ngành nghề và việc làm mới

Trong mô hình NNCNC còn có khả năng ươm tạo công nghệ, ươm tạo DNcông nghệ Từ đây sau thời gian ươm tạo, các DN mới với các ngành nghề mới đượchình thành và phát triển sẽ thu hút một lực lượng lao động mới Ngoài ra, các nhàkhoa học và công nhân làm việc trong mô hình NNCNC này được đào tạo, cập nhậtkiến thức mới cả về công nghệ và quản lý để tạo ra những nguồn lực mới cho việchình thành và phát triển các mô hình NNCNC tiếp theo

(h) Thể hiện bản lĩnh

Trong khoảng vài thập niên gần đây, xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tếtri thức chuyển sang một trình độ phát triển mới cao hơn Đây là thời cơ lớn, đồng thời

là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển

Thời cơ lớn để tiếp thu vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển, tinhhoa trí tuệ và văn hóa của thời đại, đi thẳng vào các ngành CNC nhằm khắc phục cácmặt yếu kém của nền kinh tế và đời sống xã hội, hội nhập trên tư thế bình đẳng vào

Trang 27

nền kinh tế toàn cầu, rút ngắn khoảng cách rồi đuổi kịp các nước đi trước Thách thứclớn vì đây là một quá trình rất khó khăn đối với các nước đang phát triển chưa quacuộc cách mạng kỹ thuật và cách mạng công nghiệp Phải giải quyết đồng bộ hàngloạt vấn đề về trình độ dân trí, năng lực công nghệ, phong cách tư duy, năng lực quảntrị và các thể chế xã hội, thì mới có thể tạo ra được một chuyển biến lịch sử từ một

xã hội đang ở bước đầu công nghiệp hóa sang xã hội thông tin Tuy nhiên, trong thực

tế không có con đường nào khác để phát triển Nếu bỏ thời cơ này thì không thể tránhkhỏi tụt hậu về KT-XH, GD&ĐT, KH&CN và nhiều vấn đề khác Đây là một tháchthức lớn thể hiện bản lĩnh của mỗi địa phương, vùng và của cả quốc gia

1.1.3 Mô hình NNCNC: điều kiện hình thành và phát triển, cách thức quản

lý và điều hành mô hình

1) Điều kiện hình thành và phát triển mô hình NNCNC

Điều kiện về KT-XH và môi trường (đầu vào)

Xây dựng và phát triển các mô hình NNCNC là yêu cầu cấp bách của mỗi địaphương trong một đất nước chiếm tới trên 70% dân số sống bằng nông nghiệp Tuynhiên, cần có sự tìm hiểu và đánh giá kỹ về điều kiện KT-XH của từng địa phương vìmỗi địa phương có nhu cầu phát triển riêng Điều kiện kinh tế của địa phương (nguồnthu nhập của người dân, nguồn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng và phát triểnNNCNC, ) có những ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của mô hình Tại đây, vốn

đầu tư ban đầu (seed capital) thường lớn và do vậy giá thành sản phẩm được tạo ra có

thể sẽ cao hơn so với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng phương phápthông thường Đối với một số tỉnh/thành phố có/gần nhiều khu đô thị, khu côngnghiệp tập trung sẽ cần có nhiều mô hình NNCNC để cung cấp nhu cầu một lượngnông sản với số lượng và chất lượng cao

Hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình NNCNC có thể không thấy rõ ngaytrong những năm đầu triển khai mà sẽ thu được sau một thời gian đi vào hoạt động.Tuy nhiên, các mô hình NNCNC có thể mang lại những lợi ích xã hội như tạo thêmviệc làm mới, nâng cao dân trí và có tác động tích cực tới môi trường do sử dụng íthơn hay quản lý tốt hơn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý tốt hơn chất thải

Khi xây dựng và phát triển các mô hình NNCNC cũng cần chú ý tới mặt bằngdân trí của địa phương Không phải kỹ thuật, công nghệ nào cũng được áp dụng thànhcông nếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người sản xuất không nắm vững quy

Trang 28

trình Do vậy, trước khi xây dựng và phát triển các mô hình cần có chính sách và kếhoạch đào tạo nguồn nhân lực Ngoài việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, khixây dựng mô hình NNCNC cũng cần chú ý tới việc bảo vệ tính đa dạng và bền vữngcủa tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện thị trường (sản phẩm, công nghệ)

Trước khi quyết định xây dựng và phát triển mô hình NNCNC trên các phươngdiện: quy mô, loại hình (cây/con gì), lộ trình cần phải xác định rõ thị trường sản phẩmcủa mô hình sau này như thị phần chiếm lĩnh, giá cả, nơi tiêu thụ, lượng tiêu thụ, vànhiều yếu tố khác liên quan đến thương mại sản phẩm của mô hình

Bên cạnh thị trường sản phẩm, một yếu tố khác cần cân nhắc đó là thị trườngcông nghệ Khi đầu tư xây dựng và phát triển mô hình cần phải nghiên cứu, tìm hiểu

kỹ về những công nghệ cần đầu tư ngay hoặc dự kiến đầu tư, mua hay chuyển giao,giá cả như thế nào, trình độ ở mức độ nào hoặc thậm chí tự tạo ra (nghiên cứu phốihợp với các tổ chức, cá nhân nào trong và ngoài nước)

Điều kiện tự nhiên

Hiện nay ở Việt Nam hầu như chưa có những nghiên cứu đồng bộ về ảnhhưởng của các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, ánhsáng, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khí hậu khác như bão, gió, ngập mặn) đến mô hìnhNNCNC và những vật liệu đi kèm trong xây dựng Thời gian, cường độ chiếu sáng vànhiệt độ trong ngày của từng mùa trong năm không những ảnh hưởng trực tiếp tới sựsinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi mà còn ảnh hưởng gián tiếp tới việc lựachọn vật liệu, cấu trúc nhà có mái che và bố trí cơ cấu giống phù hợp

Điều kiện về nhân lực

Xây dựng mô hình NNCNC ngoài các trang thiết bị hiện đại cần có đội ngũ cán

bộ quản lý giỏi; cán bộ kỹ thuật canh tác, hiểu biết về trang thiết bị máy móc, thànhthạo vi tính và ngoại ngữ; kỹ thuật viên lành nghề, đặc biệt đội ngũ công nhân nôngnghiệp được đào tạo chuyên sâu, biết vận hành và sử dụng máy móc Để đạt được mụctiêu trên cần có sự liên kết giữa người sử dụng và nơi đào tạo Ngoài ra, trong một sốcông việc có liên quan tới chuyên gia nước ngoài, cần có những công nhân có trình độngoại ngữ nhất định

Yêu cầu về số lượng cán bộ làm việc trong mô hình NNCNC tùy thuộc vào quy

mô và sản phẩm của từng mô hình Theo TS Nguyễn Văn Tuất thì một mô hình CNC

Trang 29

trong sản xuất cây trồng có quy mô 5-10 ha thì số lượng cán bộ quản lý giỏi cần 2-3,cán bộ chuyên môn sâu cần 8-10, kỹ thuật viên lành nghề cần 15-20 và công nhân 15-

20 người

Điều kiện về công nghệ-kỹ thuật

Tại các mô hình NNCNC cần phải áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất củaKH&CN, đó là CNSH trong chọn tạo và nhân giống (công nghệ gen, công nghệ nuôicấy mô, tế bào, ); CNSH trong bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, côn trùng, cỏ sinhhọc, ); công nghệ dinh dưỡng thông qua điều tiết dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm và ánhsáng Công nghệ vật liệu sử dụng trong xây dựng khung, màn che chắn để phòng trừsâu, bệnh, che nắng, mưa, màn lọc ánh sáng, giảm nhiệt, giảm tia cực tím, giá thểkhông đất, Công nghệ tự động hóa sử dụng trong điều khiển tự động độ ẩm, nhiệt độ,ánh sáng, điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển Công nghệ bảo quản sau thuhoạch bằng các trang thiết bị hiện đại như nhà lạnh, điều chỉnh nồng độ CO2, N2, O2,chiếu xạ, áp suất thấp, Công nghệ quản lý thông qua các phương pháp quản lý tiêntiến để khai thác tối đa những ưu thế về điều kiện khí hậu, đất đai của vùng cũng nhưviệc điều tiết và thương mại hóa sản phẩm

Ngoài ra, mô hình NNCNC này có thể là điểm trình diễn về những công nghệmới trong nông nghiệp có tính tuyên truyền cao để mọi người tham quan, học tập vàtrao đổi Chính vì vậy khi xây dựng mô hình tại địa phương cần xem xét đến cơ sở hạtầng KH&CN nông nghiệp của địa phương, vùng hay quốc gia về lĩnh vực cần xâydựng mô hình NNCNC tại địa phương: các trường/viện/trung tâm nghiên cứu, cáctrường cao đẳng, đại học đào tạo cán bộ có thể hoạt động cho mô hình này và các đốitác KH&CN cần thiết khác

Điều kiện về tài chính

Khi xây dựng một mô hình NNCNC sẽ cần một lượng vốn đầu tư ban đầutương đối lớn Chính vì vậy ngoài nguồn ngân sách nhà nước (vốn mồi) cần cóphương án huy động các nguồn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau: quỹ/nhà đầu tư mạohiểm vào CNC, các tổ chức cá nhân nước ngoài, vốn vay ngân hàng, các DN, thậmchí vốn đóng góp của người dân địa phương Bên cạnh phương thức huy động vốnxây dựng ban đầu, cũng cần có phương án, kế hoạch thu hồi và kiểm soát vốn đầu tư

Quyết tâm của chính quyền và nhân dân địa phương

Trang 30

Thực tế các mô hình NNCNC nước ngoài cũng như của Việt Nam cho thấy sựquyết tâm của chính quyền địa phương là một điều kiện rất quan trọng thể hiện quacác chính sách thông thoáng, ưu đãi kêu gọi đầu tư; vốn đầu tư ban đầu bỏ ra để xâydựng mô hình và trên hết là tư duy đổi mới và phát triển kinh tế dựa vào KH&CN vàCNC Một điều kiện cũng hết sức quan trọng trong bất kỳ mô hình thành công nào là

sự đồng tâm nhất trí của người dân, đặc biệt là những người sẽ tham gia trực tiếp xâydựng và phát triển mô hình NNCNC địa phương

Thứ hai, tùy theo từng mô hình mỗi nước, tiến trình phát triển của mỗi mô hìnhCNC địa phương áp dụng các cách thức điều hành mô hình CNC khác nhau nhưngnhìn chung các mô hình đều cho thấy sự hiện diện của Công ty phát triển mô hìnhCNC hoạt động theo cơ chế DN (đăng ký hoạt động theo Luật DN) Công ty có thể cónhiều hình thức sở hữu (công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty hợp danh) và cấp

độ khác nhau (địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu) Công ty thường đóng vaitrò quan trọng trong việc tham gia quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh pháttriển mô hình CNC với các chức năng chủ yếu như: tổ chức triển khai các dự án đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng; tổ chức cung cấp các dịch vụ chuyên môn hỗ trợ các nhàđầu tư hoạt động trong mô hình, bao gồm các dịch vụ tư vấn pháp lý, đầu tư, kỹ thuật,CGCN, nghiên cứu thị trường, đào tạo, ; xúc tiến, thu hút đầu tư xây dựng và pháttriển mô hình CNC

Hình thức này tạo cho Công ty phát triển mô hình CNC sự chủ động trong hoạtđộng kinh doanh phát triển CNC và ra quyết định nhanh chóng Tuy nhiên, lại có một

số hạn chế như: khó tạo sự đồng thuận của các bên liên quan trong quá trình phát

Trang 31

triển; khó giành được sự ủng hộ tích cực của chính quyền địa phương nơi khu đượcthành lập mặc dù luôn nhận được sự ủng hộ về nguyên tắc; khó huy động các nguồnlực, đặc biệt là nguồn tài chính và nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triểnkhu Gần đây nhiều nước đã áp dụng hình thức Công ty cổ phần phát triển mô hình

CNC có sự tham gia của hai trong ba thành phần (chính quyền địa phương, nhà đầu

tư tư nhân, trường ĐH/viện nghiên cứu) Hình thức này kết hợp được sức mạnh của tất

cả các bên liên quan đến việc xây dựng và hoạt động thành công của mô hình; sự ủng

hộ và hỗ trợ của địa phương; vốn đầu tư và kinh nghiệm quản lý của DN tư nhân;năng lực KH&CN của các tổ chức KH&CN

b) Tổ chức các phân khu chức năng (nếu là khu NNƯDCNC)

Các mô hình NNCNC rất đa dạng tùy thuộc vào mục đích và quy mô đầu tư.Dưới đây tổng quan về các phân khu chức năng trong một khu NNƯDCNC có thể có:

- Phân khu NC&TK và đào tạo: đây là phân khu quan trọng và có ý nghĩa nhấttrong các khu nổi tiếng, nó quyết định đến việc làm chủ công nghệ nhập và tăngcường năng lực nội sinh về KH&CN cho vùng Tại đây các nhà khoa học có thể độclập hoặc liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học ngoài khu để tiến hành cáchoạt động nghiên cứu và hoàn chỉnh công nghệ Đồng thời trong phân khu này có thểtiến hành các hoạt động đào tạo phục vụ sản xuất CNC, thậm chí nghiên cứu CNC

- Phân khu thử nghiệm, kiểm nghiệm: tại đây các công nghệ mới từ các phòngthí nghiệm bên trong hoặc nhập khẩu từ nước ngoài được kiểm nghiệm với quy môcông nghiệp trước khi thương mại hóa hoặc chuyển giao cho sản xuất đại trà

- Phân khu ươm tạo DN: tại đây các nhà khoa học có tinh thần kinh thươngđược thử nghiệm, tư vấn nhiều phương diện kể cả về công nghệ, cách thức quản lý tổchức SX-KD trước khi tiến hành SX-KD thực sự (ươm tạo thành công)

- Phân khu sản xuất CNC: phân khu này là cái đích cuối cùng và trên hết trongviệc đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC Tại đây các sản phẩm năng suất cao, chấtlượng tốt, trái vụ được sản xuất hàng loạt cho các thị trường được lựa chọn

- Phân khu nhà ở, vui chơi, giải trí và cây xanh (kể cả trường học, bệnh viện)

- Cuối cùng một bộ phận không kém phần quan trọng để cả mô hìnhNNƯDCNC vận hành hiệu quả đó là Trung tâm quản lý điều hành (Văn phòng, cácđảm bảo hành chính, ngân hàng, ) có tác dụng phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho hoạtđộng của tất cả các phân khu trong mô hình

Trang 32

1.2 Kinh nghiệm thế giới về NNƯDCNC

1.2.1 Tình hình phát triển NNCNC và mô hình NNCNC trên thế giới

Ngày nay phương thức sản xuất nông nghiệp với công nghệ truyền thống, dựatrên kinh nghiệm và sự khéo léo không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về sốlượng, chất lượng và chức năng của sản phẩm Nông sản chất lượng cao với nhiềuchức năng tích hợp, giá thành hạ, ít hoặc không có độc hại sẽ ngày càng trở thành nhucầu rộng rãi của xã hội Trong bối cảnh đó, phát triển NNCNC chính là biện pháp hữuhiệu và bền vững nhất được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn

Phát triển NNCNC lấy CNSH làm trung tâm, kết hợp với công nghệ vật liệu, tựđộng hoá, tin học hoá,… để tạo ra sản phẩm như mong đợi Việc ứng dụng CNSHtrong nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công: hàng loạt giống cây trồng mới đượctạo ra, đặc biệt là các giống kháng sâu, bệnh, chịu hạn,… Đối với mô hìnhNNƯDCNC, các lĩnh vực công nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng côngnghệ nuôi cấy mô (hoa, cây ăn trái), lai tạo giống cây năng suất cao, chất lượng tốt,sạch bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; phương pháp canh tác hữu cơ bảođảm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật trồng cây trong nhà kính, trồng

rau bằng kỹ thuật thủy canh (hydroponics), khí canh (aeroponics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology) và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture) cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn quả, ; ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (plant regulators) trong điều khiển cây trồng; ứng

dụng công nghệ gen; sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh,

Ứng dụng CNC trong canh tác cây trồng trên thế giới:

Trước hết là lĩnh vực CNSH: CNSH đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển về

mặt năng suất và chất lượng cây trồng Trong lĩnh vực giống cây trồng là việc tạo racác giống cây trồng biến đổi gien (cây trồng CNSH) ngày càng được trồng nhiều hơntrên toàn cầu Từ 1 triệu ha đầu tiên ở Mỹ (năm 1996) đến năm 2009 toàn thế giới đã

có 134 triệu ha Với 4 loại cây GMO chủ lực là ngô, bông, đậu tương và cải dầu, trong

đó diện tích trồng cây đậu tương chiếm tới 52% trong tổng diện tích 134 triệu ha câyGMO (đậu tương chiếm trên 75% diện tích trồng 90 triệu ha, ngô chiếm hơn ¼ trêndiện tích trồng 158 triệu ha, bông hơn 50% diện tích trồng 33 triệu ha, cải dầu trên 1/5diện tích trồng 31 triệu ha) Các đặc tính ưu việt của cây trồng biến đổi gien là có tínhkháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh Trong tổng số 25 nước trồng cây biến đổi gen thì

Trang 33

có tới 16 nước đang phát triển và 9 nước phát triển Điển hình là Mỹ (64 triệu ha),Braxin (21,4 triệu ha), Argentina (21,3 triệu ha), Ấn Độ (8,3 triệu ha), Canada (8,2triệu ha), Trung Quốc (3,7 triệu ha) Đáng chú ý là gần 1 nửa diện tích đất trồng câybiến đổi gien trên thế giới (46%) thuộc về các nước đang phát triển, có những đónggóp to lớn cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và sẽ đóng góp hơn nữa trong tương lai(làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến nhiên liệu, và điều quantrọng là đóng góp cho phát triển bền vững do giảm diện tích cây trồng, giảm thuốc trừsâu và trừ cỏ, hấp thụ lượng khí CO2 lớn).

Công nghệ nuôi cấy mô thực vật (invitro) trong nhân giống là phương pháp

nhân giống thực vật đã được ứng dụng khá lâu và đã đem lại hiệu quả cao trong nhângiống nhiều lọai cây trồng nông nghiệp Đây là kỹ thuật tiên tiến với các ưu thế ở tínhkhả thi lớn, có thể công nghiệp hóa cao trong việc nhân giống để có lượng lớn câygiống với độ đồng đều cao Công nghệ nuôi cấy mô được 600 công ty lớn trên thế giới

áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh Thị trường cây giốngnhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng15%/năm

Trong lĩnh vực cây trồng, người ta đã ứng dụng sinh học phân tử trong việc lậpbản đồ gien cho nhiều lọai cây trồng, sử dụng kỹ thuật ELISA, PCR trong việc chẩnđoán và giám định bệnh vi-rút cho cây Cho tới nay, nhiều loại bệnh trên cây trồng đãđược giám định và chẩn đoán nhanh nhờ các bộ kít thử Đối với cây ăn trái, việc sửdụng công nghệ tế bào để tạo giống cây ăn trái không hạt, chất lượng cao thông quanhũ tam bội; sử dụng kỹ thuật vi ghép để tạo nguồn vật liệu ban đầu sạch bệnh phục

vụ công tác lai tạo giống; sử dụng phương pháp bio-reactor để nhân sinh khối,…CNC

trong canh tác và điều khiển cây trồng

Công nghệ trồng cây trong nhà kính, còn được gọi là nhà màng do việc sử

dụng mái lớp bằng màng PE hay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house).

Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình

độ cao để canh tác rau và hoa Các nhà kính với hệ thống điều khiển tự động khá hiệnđại được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hà Lan, Pháp, Bỉ, Israel, đã sản xuấtlượng lớn hoa và rau phục vụ cho xuất khẩu

Trong các nhà kính này, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điềukhiển tự động theo lập trình sẵn như: chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, tưới nước, bón

Trang 34

phân, phun thuốc BVTV… Tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… có

hệ thống nhà kính trồng cây phát triển khá nhanh Đặc biệt là ở Trung Quốc, cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình NNCNC thì công nghệ trồng cây trong nhàkính cũng phát triển Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu

tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu củatừng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động

Công nghệ thủy canh, khí canh và trên giá thể: Công nghệ trồng cây trong

dung dịch đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và trở nên quen thuộc đối với các nhà vườn

sử dụng hệ thống nhà kính Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan,Israel, Đài Loan đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch, trồng hoa để phục vụ

nhu cầu trong nước và xuất khẩu bằng công nghệ trồng cây không đất (soilless culture) Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) - dinh dưỡng được cung cấp cho cây qua dung dịch, kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được

cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinhdưỡng được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ Kỹ thuật trồng cây trên giá thể

(solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy

canh Vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch chứa dinhdưỡng để nuôi cây Theo kỹ thuật này, giá thể thường dùng là sỏi nhỏ, đá sỏi núi lửa,tro trấu, xơ dừa đã qua xử lý… Người ta cũng có thể đưa giá thể vào trồng theophương pháp túi treo, túi nằm, trồng trong chậu, theo rãnh, Tất cả các cách này đềuđược cung cấp dung dịch dinh dưỡng qua hệ thống ống cấp và thu nước tuần hoàn

Công nghệ tưới: Công nghệ này phát triển rất mạnh ở các nước có nền nông

nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang là những vấn đề quantrọng chiến lược Với việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có thể

sử dụng trên những địa hình khác nhau làm cho việc tưới nước trở nên đơn giản vàthuận tiện hơn Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưulượng và cung cấp dinh dưỡng cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước vàdinh dưỡng Israel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục

vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới

Tình hình phát triển mô hình NNCNC

Mô hình NNCNC với tên gọi khu NNCNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, Phần Lanvào những năm đầu 1980 Phần lớn các mô hình này đều phân bố tại nơi tập trung các

Trang 35

trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu KH&CNmới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các DN để hình thành nên một khuvới các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ Đến nay trênthế giới có hàng ngàn khu NNCNC, các khu NNCNC nổi tiếng thế giới như: “Khucông nghệ Đại Tây Dương” của Pháp, “Vườn khoa học Jian Qiao” của Anh, “Thànhphố khoa học công nghệ” ở Xiberi của Nga, “Vườn nghiên cứu Đại Đức” của HànQuốc, “Thung lũng Bắc” của Canada.

1) Israel

Là một đất nước nhỏ, dân số chỉ khoảng 7 triệu người với hơn một nửa diệntích đất là sa mạc (diện tích đất có thể canh tác được là 440.000 ha), lại nằm ở vùngkhí hậu khắc nghiệt và đặc biệt là khan hiếm nước Ngày nay, với chưa đầy 2,5% dân

số làm trong lĩnh vực nông nghiệp, Israel không những có khả năng đáp ứng hầu hếtcác nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu hơn 3 tỉ đô-la các sản phẩmnông nghiệp, công nghệ và bí quyết về nông nghiệp trên toàn thế giới Hiện nay, mộtnông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người Đặc biệt, việc sử dụng cóhiệu quả nguồn nước để phát triển nông nghiệp là một trong những thành công lớn củađất nước Israel

Nhờ ứng dụng thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ cho canh tácnông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới mà nền nông nghiệp Israel cónăng suất và chất lượng cao, chẳng hạn cà chua đạt 250-300 tấn/ha, bưởi đạt 100-150tấn/ha, hoa cắt cành đạt 1,5-2 triệu cành/ha, tạo ra giá trị sản lượng bình quân từ120.000-150.000 USD/ha/năm

NNCNC của Israel chú trọng cả chăn nuôi, trồng trọt và chế biến sản phẩmnông sản hàng hóa với trình độ CNC Đặc biệt, có nhiều công ty nghiên cứu sản xuấttrang thiết bị phục vụ cho NNCNC để bán và CGCN nghệ cho nhiều nước trên thếgiới Hiện tại, Israel được xếp vào các nước hàng đầu về ứng dụng CNC và sản xuấttrang thiết bị phục vụ ngành NNCNC trên thế giới Mỗi công ty được coi như một môhình SX-KD một số loại sản phẩm phục vụ phát triển NNCNC để ký hợp đồng chuyểngiao trọn gói cho nước ngoài

Có thể coi cả nước Israel như một mô hình NNCNC to lớn, trong đó có rấtnhiều công ty sản xuất trang thiết bị NNCNC và nhiều phân khu chăn nuôi, trồng trọt,CGCN, Các hệ thống nhà lưới, nhà kính, hệ thống điều khiển tự động ánh sáng,

Trang 36

nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng và các điều kiện cho phù hợp với từng loại cây trồng vậtnuôi, phù hợp với độ tuổi và thời kỳ sinh trưởng của từng loại sinh vật, đều được cáccông ty của Israel nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng rộng rãi, phổ biến Hầu hết cáccông ty này đã ký hợp đồng bán trang thiết bị và CGCN trọn gói cho nhiều nước trênthế giới Tại Việt Nam, các công ty Israel đã triển khai các khu ứng dụng CNC chosản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương như Hà Nội, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, HảiPhòng và một số địa phương khác.

Một số điểm nổi bật của các DN sản xuất NNCNC của Israel là: Giống tốt nhất,chất lượng cạnh tranh được (nhập nội hoặc tạo giống trong nước, hoặc nhập giốngtheo thể thức trả tỷ lệ phần trăm cho bản quyền tác giả); công nghệ canh tác (nước,đất, phân, bảo vệ thực vật) và bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, tiết kiệm, chất lượnghiệu quả cao; công nghệ tiếp thị hoàn hảo, chọn lọc thị trường theo thời vụ có giá trịtối ưu Tập trung sản xuất các sản phẩm nông sản phẩm trái vụ cho thị trường rau hoaquả cho châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản

Sản xuất nông nghiệp Israel có tổng thu nhập 3.000 triệu USD trong đó xuấtkhẩu nông nghiệp chiếm 1.218 USD Cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập nôngnghiệp: hoa 8%, cây có múi 7%, cây ăn quả khác 13%, hạt giống 4%, rau 16%, thịt23%, sữa 13%, trứng 7%, khác 9%

2) Trung Quốc

Trung Quốc đã tiến hành nhiều Chương trình ứng dụng thành công các loạihình công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã khởi xướng mộthướng đột phá mới xây dựng các mô hình NNƯDCNC, với tham vọng đẩy nhanh quátrình hiện đại hóa nền nông nghiệp trong thế kỷ XXI với phương châm “Nhà nước tạosàn diễn, DN đua tài, chuyên gia đi tiên phong và nông dân hưởng lợi” Các khuNNCNC nổi tiếng của Trung Quốc như “Đại địa cẩm tú” ở Bắc Kinh, “Khu CNC TônKiều” ở Thượng Hải, “Khu nông nghiệp mới” ở Quảng Đông, “Khu khoa học ThủyBình hồ” ở Thiên Tân, “Khu NNCNC Chung Đài Hạ Môn”,…đến nay đã hình thànhhơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia (Khu Dương Tuấn),

42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở ứng dụngCNC trong nông nghiệp trên khắp đất nước Những khu này đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc Có thể phân các khuNNCNC ở Trung Quốc thành 3 loại: (i) Loại sản xuất lương thực là chủ yếu; (ii) Loại

Trang 37

nuôi trồng công nghiệp; và (iii) Loại hình tổng hợp thí nghiệm tạo mô hình thí điểm,giáo dục phổ cập và du lịch cảnh quan.

Các khu NNCNC ở Trung Quốc đều hướng vào việc đáp ứng thị trường trong

và ngoài nước, trọng tâm là hiệu quả; nhập và áp dụng các giống mới ưu việt, cáccông nghệ tiên tiến; phát triển các sản phẩm đặc hữu có hàm lượng CNC, giá trị lớn,hiệu quả kinh tế tốt để lôi cuốn sự phát triển nhanh của cả vùng Sự ra đời và pháttriển của các khu NNCNC đã dần hình thành những đặc điểm mới như: Tăng trưởngnhanh, hiệu ích cao, lôi cuốn mạnh Đây là chìa khoá để cải tạo cơ cấu ngành hàng vàbảo đảm nâng cấp công nghệ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống của Trung Quốc.Dưới đây là một số khu NNCNC điển hình:

i) Khu NNCNC Thuận Nghĩa

Khu NNCNC Thuận Nghĩa thành lập đầu năm 1995 tại huyện Thuận Nghĩa(ngoại thành Bắc Kinh) Diện tích quy hoạch là 1.500 ha (giai đoạn 1 là 400 ha) Loạihình của Khu NNCNC Thuận Nghĩa là chăn nuôi và trồng trọt

Các DN CNC đăng ký hoạt động trong khu điển hình là 1 công ty Đài Loan sảnxuất hoa phong lan bằng công nghệ nuôi cấy mô; 1 công ty Canada sản xuất rau caocấp bằng công nghệ thuỷ canh; 1 công ty Bỉ sản xuất sữa dê trị bệnh hen bằng côngnghệ biến đổi gien, v.v

Kinh phí của huyện đầu tư ban đầu là 20 triệu nhân dân tệ để xây dựng cơ sở hạtầng, hàng rào, hệ thống điện, nước, Các DN đầu tư vào khu được hưởng ưu đãi.Cung cấp đất miễn thuế cho các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ nông nghiệptiên tiến Cho phép góp vốn bằng bản quyền sáng chế (patent) và các bí quyết côngnghệ (không vượt quá 30%) Áp dụng chế độ hoàn thuế thu nhập cho các DNCNC vàcác dây chuyền chế biến nông sản trong vòng 3 năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi sẽ giảm50% Các dự án áp dụng CNC trong lĩnh vực cây trồng được giảm thuế nông nghiệptrong 5 năm đầu, từ năm thứ 6 sẽ giảm 50% Cán bộ kỹ thuật trung, cao cấp được muaphòng ở với giá ưu đãi Cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật có mức lương từ50.000÷200.000 tệ/năm (không hạn chế mức lương tối đa với các chuyên gia kỹthuật) Các hộ nông dân có đất nằm trong khu trình diễn được nhận tiền cho thuê đấthàng năm, con em của họ được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc Cán bộ quản lý (doUBND huyện cử) ngoài phần lương hàng tháng còn nhận được một khoản tiền thưởng

bổ sung, tương ứng với mức thuế thu được trong Khu này

Trang 38

ii) Khu nông nghiệp hiện đại Tôn Kiều, Thượng Hải

Khu nông nghiệp hiện đại Tôn Kiều được thành lập từ tháng 9/1994 trên diệntích quy hoạch là 9,5 km2 Loại hình NNCNC là chăn nuôi, tạo giống cua, nấm bằngcông nghệ nuôi cấy mô, đào tạo và CGCN về chăn nuôi, trồng trọt

Trong khu xây dựng 3 ha nhà kính điều khiển tự động của Hà Lan, 2 ha nhà ấmươm cây giống của Pháp, 8 ha nhà ấm nilon 2 lớp của Pháp, 3.000 m2 nhà ấm sản xuấtlan Hồ Điệp cao cấp, 3 ha nhà ấm điều khiển tự động do Trung Quốc tự chế tạo vàhơn 50 ha nhà ấm nông nghiệp do các ống đất nối liền với nhau, ngoài ra còn có100.000 m2 công xưởng nuôi giống cua, cá chim trắng, 6.000 m2 công xưởng nuôinấm kim châm và cấy mô, các chế phẩm vi sinh, các cột đứng trồng rau thuỷ canh,hoa cảnh, công trình vi sinh vật, công nghệ quản lý tự động hoá bằng máy tính

iii) Khu NNCNC tỉnh Sơn Đồng đã du nhập các giống rau, hoa cùng các côngnghệ tiên tiến về nhân giống, sản xuất phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, nuôitrồng các hải sản đặc biệt Khu này đã phát huy tác dụng “đầu tàu” lôi cuốn cả vùng

và ngành hàng, làm cho kinh tế khu vực phát triển, trong đó chỉ riêng hạng mục sảnxuất giống khoai tây không vi-rút đã đạt tới 20 vạn ha, năng suất tăng trên 30%

iv) Mô hình vườn khoa học công nghệ nông nghiệp Công ty Á Thế Đạt

Công ty hữu hạn triển khai thực phẩm xanh Á Thế Đạt thuộc Tập đoàn Á ThếĐạt, Hà Nam được thành lập vào tháng 8/1996, là cơ sở thí nghiệm, kiểu mẫu và trìnhdiễn hiệu quả cao, đã phát huy tác dụng trình diễn hướng dẫn và lôi cuốn ươm tạotương đối mạnh Có 2 phân khu chức năng chính là: Thí nghiệm, sản xuất trong nhà

ấm và tập huấn hướng dẫn để nhân rộng Loại hình chủ yếu là trồng trọt các loại câytrong nhà ấm, giữ nhiệt độ và độ ẩm bảo đảm cho quá trình sinh trưởng của các loạicây trồng

v) Khu vườn khoa học CNC mới nông nghiệp Trịnh Trang

Khu vườn CNC mới nông nghiệp Trịnh Trang thành phố Giai Thuỷ thành lậptháng 6/1998, lấy khu trung tâm làm đầu tầu Khu trung tâm của khu vườn đã đầu tưhơn 12 triệu nhân dân tệ, diện tích xây dựng hơn 33 ha, bao gồm 150 gian phòng ấmánh sáng tự nhiên cao cấp, 1 nhà lớn nhiều gian hai vách chứa khí, 1 công xưởng ươmgiống, 1 trung tâm gia công rau sạch và đưa sản phẩm kết hợp, cơ sở hạ tầng điện,nước, đường, sử dụng đồng bộ hoàn toàn

Trang 39

Loại hình NNCNC: Sản xuất rau quả là chính Đã nhập khẩu 105 giống rau quảmới và 10 giống hoa, cỏ của 11 quốc gia và khu vực, có hiệu quả kinh tế tương đốicao Khu vườn Trịnh Trang bước đầu đã hình thành được việc bố trí ngành nghề hoáCông ty + hộ nông dân, lấy giống mới rau quả, kiểu mẫu và nhân rộng công nghệ mớilàm nội dung, lấy sản xuất rau quả có tiếng, chất lượng tốt làm đặc sắc Trung tâmđược chia thành 6 phân khu bao gồm: khu trung tâm ươm giống công xưởng hoá; khukiểu mẫu thí nghiệm giống cây; khu trồng cây không đất; khu sản xuất rau đặc biệt;khu gia công rau sạch và trung tâm đưa sản phẩm kết hợp

vi) Khu nông nghiệp CNC Túc Sơn và An Di (Triết Giang)

Khu nông nghiệp CNC Túc Sơn đã hình thành được nhiều sản phẩm hàng hoáxuất khẩu trụ cột của mình, như rau xanh, thuỷ sản, ong, thực phẩm, bia rượu với giátrị tổng sản lượng gần 10 tỷ nhân dân tệ Mô hình sinh thái An Di có 44 loài tre hoang

dã và 195 loài tre trồng trong vườn đạt 130 triệu măng/năm Mô hình này sản xuất 500loại sản phẩm tre trúc khác nhau, xuất khẩu đạt 15 triệu USD/năm

vii) Tỉnh Quảng Đông nhờ mở rộng việc ứng dụng CNC kết hợp với phát triểnkinh doanh nông nghiệp tổng hợp nên có tốc độ phát triển rất nhanh, hiện đã có hơn5.000 cơ sở, trong đó khu trình diễn NNCNC Thâm Quyến đã trở thành cơ sở sản xuấtthực phẩm chất lượng cao cung cấp cho khu tự trị Ma Cao và Hồng Kông

viii) Khu công nghệ hoa cây cảnh Côn Minh nay đã trở thành một trung tâmquốc tế về hoa, cây cảnh với hàng triệu lượt người từ khắp nơi trên thế giới tới thamquan

3) Thái Lan

Bangkok là đô thị lớn với tốc độ đô thị hoá rất nhanh Các hoạt động dịch vụđều tập trung trong vùng Bangkok và ngoại ô của nó, do đó các hoạt động nôngnghiệp bị đẩy lùi ra xa Tại vùng vành đai cách 100 km, nông dân thường ký hợp đồngvới các công ty chế biến nông sản của Bangkok và phát triển kiểu nông hộ đa hoạtđộng Nhu cầu lớn cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố cũng đòi hỏi khuvực xung quanh Bangkok phải đáp ứng và đây cũng chính là nhu cầu một nền nôngnghiệp hiện đại, NNCNC Loại hình chủ yếu ở các vùng ngoại ô Bangkok là trồng trọt

và chăn nuôi đáp ứng nhu cầu hoa tươi và thực phẩm cho thành phố

Việc nghiên cứu sản xuất giống rau, hoa, quả thường được các công ty đảmnhiệm và được chuyên môn hoá cao: chuyên sản xuất giống hoa, chuyên sản xuất hạt

Trang 40

giống rau hay cây ăn quả Các công ty này được trang bị và vận hành dây chuyền sảnxuất hiện đại

Các khu sản xuất tập trung chuyên canh cho từng loại cây trồng vật nuôi, tạo ramạng lưới bao bọc thành phố, thuận lợi cung cấp nhu cầu cho Thành phố Có thể coiđây như một đại khu mà các phân khu chính là các vùng chuyên canh rộng lớn Mỗikhu có chức năng tương đối độc lập trong việc ứng dụng CNC Các khu sản xuất tậptrung theo CNC có những ưu điểm: Tạo điều kiện dễ dàng trong các khoản vay tíndụng; các kỹ thuật mới đa dạng có khả năng tiếp cận nông dân; cơ sở hạ tầng pháttriển; phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty kinh doanh, chế biến và nông dânnhằm tạo đầu ra cho sản phẩm

Chủ yếu quản lý ở đây theo mô hình các công ty độc lập Nhà nước thống nhấtban hành những chính sách vĩ mô áp dụng chung cho các loại mô hình: Chính sáchquy hoạch đất đai; xây dựng cơ sở hạ tầng; điều tiết giá cả; tư vấn, đào tạo và khungpháp lý cho phát triển nông nghiệp

4) Một số quốc gia khác

Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và nhiều nước phát triển khác cũng thành côngtrong việc xây dựng các mô hình NNCNC Ở hầu hết ở các nước phát triển, các khuNNCNC thường có chức năng là xây dựng cảnh quan sinh thái, tạo ra môi trườngthiên nhiên đẹp, phục vụ du lịch và thăm quan thưởng ngoạn cho khách trong và ngoàinước Đây là cơ hội tốt để phổ biến rộng rãi về trình độ sản xuất nông nghiệp và giớithiệu sản phẩm hàng hóa nông sản chất lượng cao Vùng sản xuất chè Ôlong của ĐàiLoan là một ví dụ điển hình Phần lớn lượng chè bán ra của nhân dân trong vùng là dodân tự bán cho khách du lịch tham quan Khi nhiều khách du lịch trên thế giới biết đếntên tuổi của sản phẩm chè Ôlong thì lượng khách tham quan càng đông, và đây là cơhội tốt để người dân bán được sản phẩm của mình gắn với địa danh nổi tiếng đó Hiệnnay Đài Loan, Singapore có nhiều hãng chuyên làm nhiệm vụ cử chuyên gia đi giúpcác nước khác xây dựng các mô hình sản xuất ƯDCNC và CGCN trọn gói

5) Một số nhận xét

Qua nghiên cứu các mô hình NNCNC của Israel, Trung Quốc, Thái Lan và một

số quốc gia khác, đặc biệt là những kinh nghiệm từ Trung Quốc, có thể rút ra một sốbài học cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng:

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng (2011). “Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng CNC Đà Lạt”. Báo cáo đề án cấp tỉnh năm 2011 (Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng, 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứngdụng CNC Đà Lạt
Tác giả: Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng
Năm: 2011
3. Hoàng Văn Tuyên và ctv (2010). “Nghiên cứu xây dựng quy chế liên kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long”. Báo cáo đề tài cấp tỉnh năm 2010 (Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Long, 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy chế liên kết giữa khoahọc và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ với doanhnghiệp ở tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Hoàng Văn Tuyên và ctv
Năm: 2010
4. Nguyễn Văn Phú (2005). “Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam”. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp viện (Viện CL&CS KH&CN, 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hìnhthành các khu nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Phú
Năm: 2005
5. Nguyễn Văn Phú (2003). “Nghiên cứu luận chứng khả thi xây dựng dự án khu ứng dụng tri thức-công nghệ, phát triển nông lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên”. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp tỉnh năm 2003 (UBND tỉnh Thái Nguyên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu luận chứng khả thi xây dựng dự án khu ứngdụng tri thức-công nghệ, phát triển nông lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, TháiNguyên
Tác giả: Nguyễn Văn Phú
Năm: 2003
6. Mai Hà và ctv (2009). “Nghiên cứu khu NNCNC phục vụ khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi”. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ (Viện CL&CS KH&CN, 2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khu NNCNC phục vụ khu kinh tế Dung Quất ởQuảng Ngãi
Tác giả: Mai Hà và ctv
Năm: 2009
9. Lê Huy Ngọ (2003). “Phát triển mô hình nông lâm nghiệp CNC”, Tạp chí hoạt động khoa học, số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển mô hình nông lâm nghiệp CNC
Tác giả: Lê Huy Ngọ
Năm: 2003
10. Trương Trổ (2004). “Mô hình CNC ở Đà Lạt”. Tạp chí hoạt động khoa học, số 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình CNC ở Đà Lạt
Tác giả: Trương Trổ
Năm: 2004
11. Nguyễn Văn Thu (2004). “Chuyển giao công nghệ cho khu vực nông nghiệp, kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi suy đối với Việt Nam”. Tạp chí hoạt động khoa học số 3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển giao công nghệ cho khu vực nông nghiệp, kinhnghiệm của Trung Quốc và gợi suy đối với Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Thu
Năm: 2004
12. Kỷ yếu hội thảo ngày 24/10/2007. “Phát triển NNCNC tại Việt Nam” Tạp chí hoạt động khoa học và Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển NNCNC tại Việt Nam
13. Kỷ yếu hội thảo ngày 19/6/2009 “Định hướng nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp CNC tại Việt Nam” Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng nghiên cứu và phát triển Nông nghiệpCNC tại Việt Nam
14. Kỷ yếu Hội thảo ngày 10/7/2009 “Khoa học Vật liệu và Nông nghiệp CNC” Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Vật liệu và Nông nghiệp CNC
18. “Vườn treo” công nghệ mới sản xuất rau an toàn ((http://www.most.gov.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vườn treo
27. Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Long – Hội Khoa học kinh tế Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo“Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015
17. Vụ KH&CN (Bộ NN&PTNT) 2006. Tình hình phát triển nông nghiệp cao ở Việt nam (http://www.vnast.gov.vn) Link
19. Phát triển nông nghiệp CNC-một số vấn đề cần quan tâm ((http://www.lamdong- industry.gov.vn) Link
20. Nông nghiệp CNC và hướng tiếp cận (http://www.dalat.gov.vn/lienminhhtx) Link
21. Phát triển NNCNC phải có những bước tiến phù hợp ((http://www.dongnai.gov.vn) Link
22. Arguments-trends. Science and technology in argiculture, livestock production and the food industry (http://www.iiasa.ac.at/research/LUC/ChinaFood/argi/trends/trend).23. From agricultural to high technology(http://www.eu2007.de/en/Germany/Bundeslaender/Bayern/technology.html) Link
1. UBND tỉnh Vĩnh Long. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 Khác
7. Hoàng Xuân Long và ctv (2009). Nghiên cứu cơ sở khoa học hình thành khu CNC tại khu kinh tế mở Chu Lai-Quảng Nam. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ (Viện CL&CS KH&CN, 2009) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nhân lực có CMKT Vĩnh Long 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thời gian qua - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Hình 1. Cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nhân lực có CMKT Vĩnh Long 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thời gian qua (Trang 65)
Bảng 1. Cơ cấu GDP của các khu vực (giá hiện hành) - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Bảng 1. Cơ cấu GDP của các khu vực (giá hiện hành) (Trang 66)
Bảng 2. Tình hình sản xuất rau màu tỉnh Vĩnh Long - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Bảng 2. Tình hình sản xuất rau màu tỉnh Vĩnh Long (Trang 71)
Hình 2. Tỷ lệ diện tích của một số loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Vĩnh Long - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Hình 2. Tỷ lệ diện tích của một số loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Vĩnh Long (Trang 73)
Bảng 3 dưới đây: - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Bảng 3 dưới đây: (Trang 77)
Bảng 4 dưới đây: - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Bảng 4 dưới đây: (Trang 79)
Bảng 6. GTXK trên thế giới một số mặt hàng nông sản Việt Nam (05-09),% - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Bảng 6. GTXK trên thế giới một số mặt hàng nông sản Việt Nam (05-09),% (Trang 88)
Hình 3. Mức độ các hoạt động liên quan đến NNCNC tỉnh VL hiện nay - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Hình 3. Mức độ các hoạt động liên quan đến NNCNC tỉnh VL hiện nay (Trang 97)
Hình 5. Giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long - Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long
Hình 5. Giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w