Long đến năm 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật công nghệ cao ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển nông nghiệp CNC
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - TT.TU, TT.HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - LĐVP UBND tỉnh; - Lưu VP. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dự thảo
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...…/QĐ-UBND ngày……tháng …… năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I
HIỆN TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
I. HIỆN TRẠNG NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
1.1. Hiện trạng phát triển các lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện vẫn là ngành chiếm hơn 1/2 tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm. Năm 2010, GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản ở Vĩnh Long là 16.024.359 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005. Trong cơ cấu nội bộ của ngành năm 2010, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 83% GTSX của ngành; thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm; lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong cơ cấu ngành này. Những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại với các mô hình như trang trại cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp dịch vụ, nghề tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp được khuyến khích ở tỉnh Vĩnh Long. Nhờ đó, kinh tế trang trại ở Vĩnh Long phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1.1. Nông nghiệp
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ yếu nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 78,95% năm 1995 xuống còn 69,853% năm 2010; ngành chăn nuôi tăng dần tỷ trọng tương ứng từ 17,31% lên 25,85%; dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng hạn chế tăng từ 3,74% lên đến 4,30% trong giai đoạn 15 năm qua.
Trong lĩnh vực trồng trọt
Tuy tỉ trọng GTSX có giảm trong những năm gần đây, song trồng trọt vẫn là thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long. Là một tỉnh đồng bằng phù sa màu mỡ, Vĩnh Long có lợi thế trong trồng cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả. Cây lương thực chiếm phần lớn diện tích cây trồng của tỉnh. Những năm gần đây, ngành trồng trọt tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt: phong trào đưa cây màu xuống ruộng, cải tạo lập vườn mới và đầu tư chuyên canh vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Sản phẩm trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long đa dạng song lúa, rau màu và quả có múi là các nhóm sản phẩm có sản lượng hàng hóa lớn.
Về cây lúa: Theo chủ trương chung của tỉnh, diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả được chuyển sang trồng màu, cây ăn quả và nuôi xen thủy sản có hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Nhờ chú trọng tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu nên hàng năm tỉnh xuất khẩu được khoảng 300.000 tấn gạo. Năm 2010, mặt hàng gạo xuất khẩu của tỉnh khoảng 320.000 tấn/năm.
Về rau màu:
Năm 2010, tỉnh Vĩnh Long có 1.280 ha đất chuyên trồng màu và 14.423 ha đất lúa luân canh màu. Ở Vĩnh Long có những vùng chuyên canh rau nổi tiếng được ưa thích trên thị trường như sà lách son ở xã Thuận An, khổ qua ở xã Mỹ Hoà, hành, hẹ ở xã Thành Lợi thuộc huyện Bình Minh, rau ăn lá các loại như cải, hành, ngò... ở xã Phước Hậu thuộc huyện Long Hồ, dưa leo ở xã Ngãi tứ thuộc huyện Tam Bình, cà chua ở xã Trung Thành Đông thuộc huyện Vũng Liêm.
Diện tích gieo trồng rau màu các loại từ năm 2000 đến năm 2010 tăng bình quân 10,87 %/năm. Sản lượng rau màu giai đoạn 2000 – 2005 tăng bình quân 26,2 %/năm, giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 26%. Năm 2010, đất chuyên canh rau màu chiếm tỷ lệ 1,1 % đất nông nghiệp, đất trồng lúa luân canh với rau màu chiếm tỷ lệ 12,4 % đất nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, diện tích trồng rau màu của tỉnh Vĩnh Long sẽ đạt 42.000 ha, sản lượng đạt 832.900 tấn. Đến năm 2020, diện tích trồng rau màu sẽ đạt 56.300 ha, sản lượng đạt 1.240.000 tấn.
Rau cải ở tỉnh được trồng với nhiều chủng loại phong phú và rất đa dạng. Giống trồng hiện nay hầu hết là các giống ưu thế lai do các công ty Trang Nông, Nông Hữu, Thần Nông, Đông Tây, Công ty giống cây trồng miền Nam,… cung ứng có sẵn trên thị trường, riêng các giống như hành lá, hẹ thường trồng từ các giống sẵn có ở địa phương.
Nhóm ăn lá có thời gian sinh trưởng khoảng 30 ngày gồm rau cải các loại, rau dùng làm gia vị và nấm ăn các loại, sà lách son, cải thảo, cải thìa, cải tùa xại, cải bẹ trắng, cải xanh, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, tần ô, rau cần tàu, ngò rí, rau muống, hành trắng, hành đỏ, hẹ, v.v.
Nhóm rau ăn trái thường có thời gian sinh trưởng từ 30 – 50 ngày, nhóm cây này đòi hỏi điều kiện canh tác nghiêm ngặt hơn như chuẩn bị đất trồng cần phải lên liếp, thoát nước tốt, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, thường phải có sử dụng màng phủ nông nghiệp. Nhóm này bao gồm dưa hấu, dưa leo, khổ qua, cà chua, ớt, đậu bắp, đậu cô ve, cà tím, bầu, bí đao, bí đỏ, mướp khía,… Sà lách son là một loại rau xanh đặc sản của huyện Bình Minh nói riêng và của tỉnh Vĩnh Long nói chung. Có khoảng 100
ha vùng chuyên canh loại rau này được các nông hộ canh tác theo những kinh nghiệm gia truyền qua nhiều đời với những phương pháp trồng mà nhiều nơi khác không thể trồng được, đây là loại rau có thành phần dinh dưỡng khá cao và rất nổi tiếng trên thị trường.
Về cây ăn quả:
Cây ăn quả (diện tích năm 2010 là 39.021 ha): Diện tích trồng cây ăn quả tăng bình quân 5,9%/năm, diện tích sau 10 năm (2000 – 2010) tăng 17.125 ha, trong đó tốc độ gia tăng diện tích cây ăn quả giai đoạn 2001-2005 đạt 10,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 1,55% và giai đoạn 2001-2010 đạt 5,9% (trong đó cây có múi là loại cây có nhiều biến động diện tích nhất). Trong 7 cây chính (năm 2010) có 2 cây đặc sản truyền thống nổi tiếng đó là bưởi 7.835 ha và cam Sành 7.500 ha. Tốc độ tăng diện tích 02 cây ăn quả đặc sản là cam Sành tăng 5,1%/năm và sản lượng tăng 9,2%/năm; diện tích bưởi tăng 21,6%/năm, sản lượng tăng 26,0%/năm; 02 loại sầu riêng và xoài cũng có tốc độ tăng diện tích và sản lượng ở mức cao, diện tích sầu riêng tăng bình quân 16,1%/năm, sản lượng tăng 22,8%/năm và diện tích xoài tăng bình quân 6,83% và sản lượng tăng 14,0%/năm; 02 cây nhãn và chôm chôm tăng chậm, quýt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh vàng lá.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản nổi tiếng như:
- Vùng chuyên canh bưởi (Citrus maxima Merr), đây là một trong những loại loại cây chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả của tỉnh, tổng diện tích năm 2010 là 7.835 ha; giai đoạn 2000 – 2005 tăng 42,4% diện tích, chủ yếu là bưởi Năm Roi tập trung khu vực ven sông Hậu thuộc các huyện Bình Minh, Tam Bình và Trà Ôn, giai đoạn này diện tích tăng rất nhanh từ 1.106 ha (2000) tăng lên 6.467 ha (2005) do phong trào cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn; giai đoạn 2006-2010 tăng chậm từ 6.467 ha (2005) lên 7.835 ha (2010) do cạnh tranh với bưởi da xanh Bến Tre.
- Vùng chuyên canh cam Sành (Citrus nobilis Lour): phát triển khá nhanh, từ 4.560 ha (2000) tăng lên 7.362 ha (2005), tăng 10,0% diện tích giai đoạn 2001-2005; tốc có tăng/giảm bình quân cả giai đoạn 2001-2010 đạt 5,10% diện tích, tập trung ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Long Hồ và TP.Vĩnh Long.
- Vùng chuyên canh nhãn (Euphoria longana): chủ yếu phát triển ở cù lao Long Hồ, TP.Vĩnh Long và rải rác các huyện, là loại cây thích nghi rộng, dễ phát triển trên nhiều loại đất, với tổng diện tích năm 2010 là 9.783 ha, tốc độ phát triển cả giai đoạn 2001-2010 đạt 1,29% diện tích.
Năng suất các loại cây ăn quả tương đối cao so với mức trung bình trong toàn quốc, đặc biệt cam Sành, bưởi Năm roi. Sản lượng cây ăn quả hàng năm đạt cao, chiếm tỷ trọng lớn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu qua các nước như Mỹ, châu Âu (bưởi Năm Roi Bình Minh), Trung Quốc (chôm chôm, xoài, nhãn), Hồng Kông, Úc, Singapore (xoài).... Năng suất trung bình của các loại cây ăn quả còn lại như xoài, sầu riêng, chôm chôm, quýt… tuy cao
hơn năng suất trung bình cả nước nhưng vẫn thấp hơn năng suất trung bình của tỉnh Tiền Giang.
Trong lĩnh vực chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành đang được chú trọng ở Vĩnh Long với tỷ trọng về GTSX tăng từ 17,31% năm 1995 lên 25,85% năm 2010 trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tại thời điểm 01/4/2010, tổng đàn heo trong toàn tỉnh khoảng 325.200 con, tăng khoảng 2,74%; đàn bò 65.540 con, tăng khoảng 2,5%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong quý tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; toàn tỉnh có khoảng 4.032.586 con gia cầm các loại, tăng khoảng 8,4%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng khoảng 15,72%. Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã có những đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm về kinh tế nói chung và tổng GTSX nông nghiệp của tỉnh nói riêng thông qua việc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, phân bón... và là một nguồn thu nhập quan trọng của hộ nông dân.
Sau 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa cây trồng - vật nuôi; GTSX ngành chăn nuôi tăng trưởng khá, chiếm 25,85% tổng GTSX nông nghiệp (năm 2010); năm 2000 là 22,58%, năm 2005 là 24,1% và đến năm 2010 là 25,85%; tăng bình quân 1,5%/năm. Các tiến bộ KH&CN mới được ứng dụng trong sản xuất, góp phần nhân nhanh đàn giống; nổi bật là các Chương trình Zê- bu hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo, nâng cao năng lực quản lý giống nông nghiệp,… của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng của tỉnh trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống sản xuất, mạng lưới nhân giống được hình thành và phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đặc biệt là chăn nuôi heo, chăn nuôi bò, gia cầm.
Chăn nuôi heo đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng đàn heo bình quân là 3,6%/năm. Bên cạnh tăng về số lượng thì chất lượng đàn heo cũng được nâng lên theo hướng nạc hoá, hiện nay tỷ lệ heo giống lai chiếm trên 99% (chủ yếu lai giữa giống Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain), trong đó heo giống nạc chiếm khoảng 35% cơ cấu giống đàn heo của tỉnh.
Chăn nuôi bò có tốc độ phát triển hằng năm rất nhanh so với chăn nuôi heo và gia cầm. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng đàn bò bình quân là 18,53%/năm. Đàn bò phân bố tập trung ở huyện Vũng Liêm và Trà Ôn, chiếm trên 50% tổng đàn bò của tỉnh, đây là hai huyện có khả năng phát triển mạnh đàn bò thịt. Song song với sự tăng đàn về số lượng, thì chất lượng đàn bò cũng bước đầu được cải thiện theo hướng Zê- bu hoá với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ giữa bò lai giống Red Sindhi, Brahman, Sahiwal,… so với với tổng đàn bò từ 17% năm 2001 tăng lên khoảng 70% năm 2010 trong cơ cấu giống đàn bò của tỉnh.
thời gian qua vẫn còn một số mặt tồn tại: Sản xuất chăn nuôi phát triển theo kinh tế nông hộ, phân tán nhỏ lẻ mang tính tự phát, tận dụng, theo mùa vụ,... chủ yếu khoảng 70 - 75%; Chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp khoảng 25 - 30%; Giá thức ăn chăn nuôi còn cao, chi phí thức ăn tinh trong giá thành sản phẩm chăn nuôi chiếm 65 - 70%, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận; Tình hình dịch bệnh thường xuyên xuất hiện; nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, tai xanh trên heo, cúm gia cầm,… chưa được kiểm soát; Việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học chưa được người chăn nuôi quan tâm, công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xảy ra; Công tác quản lý chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, hiệu lực chưa cao; Chăn nuôi trang trại tăng nhanh về số lượng nhưng nhìn chung phát triển thiếu quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ chưa đồng bộ và trình độ quản lý hạn chế. Sản xuất chưa gắn chặt với thu mua, giết mổ và chế biến.
1.1.2. Lâm nghiệp
Với đặc điểm lãnh thổ là vùng đồng bằng phù sa ngọt, thế mạnh là nông nghiệp, ngành lâm nghiệp của Vĩnh Long có vai trò không đáng kể trong cơ cấu GDP nói chung và cơ cấu nông - lâm – thủy sản nói riêng. GTSX thực tế năm 2010 đạt trên 95 tỷ đồng (chiếm chỉ 0,6% trong cơ cấu nông - lâm – thủy sản), trong đó chủ yếu là khai thác và thu nhặt lâm sản như: củi gỗ, tre trúc, lá dừa nước...; trồng và nuôi rừng chiếm giá trị rất nhỏ. Ở Vĩnh Long không có diện tích rừng trồng tập trung, công tác trồng rừng chủ yếu là trồng cây phân tán.
1.1.3. Thủy sản
Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh còn khá lớn và đa dạng: đất lúa, đất vườn, đất bãi bồi đều có thể nuôi kết hợp hoặc nuôi chuyên các giống loài thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh còn khá trong sạch, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và giảm được các chi phí đầu tư có