CHƯƠNG 3. LUẬN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NNCNC TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long (Trang 100 - 128)

3.1. Mô hình NNƯDCNC tỉnh Vĩnh Long

3.1.1. Sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, tiêu chí và tên gọi của mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long

1) Sự cần thiết xây dựng mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long

Nông nghiệp là nền tảng quan trọng đã góp phần ổn định kinh tế-xã hội. Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nông sản cho công nghiệp chế biến và phần nào cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều có giá bán rất thấp trên thị trường thế giới. Phần nhiều hàng hóa của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức bán nguyên liệu qua sơ chế cho các hãng nước ngoài mua về, chế biến lại và bán với giá cao hơn nhiều. Tình trạng này, không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều nước đang phát triển khác cũng đang gặp phải. Đổi mới công nghệ nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản sau thu hoạch, sơ chế, chế biến, bao bì, mẫu mã, vận chuyển và tiêu thụ; đang là nhu cầu cấp bách với hầu hết các quốc gia. Vĩnh Long là một tỉnh vùng ĐBSCL, gần thành phố Cần Thơ và cách TP. Hồ Chí Minh không xa, có tiềm năng lớn cho phát triển nhiều ngành, sản phẩm dựa trên nông nghiệp, song chưa được khai thác tối đa và hiệu quả để nâng cao đời sống nhân dân. Để phát huy hiệu quả các tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp của Vĩnh Long, nâng cao đời sống nhân dân, các ngành, sản phẩm dựa trên nông sản phải trở thành những ngành, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực với giá trị gia tăng cao phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển mô hình NNCNC của nhiều nước trên thế giới, của một số địa phương và DN Việt Nam thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại những lợi ích đáng kể cho phát triển KT-XH, tăng cường gắn kết giữa KH&CN với SX-KD. Một số DN, HTX sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn tỉnh thời gian qua mang dáng dấp của mô hình NNCNC chưa thực sự bài bản, khó huy động các nhà tài trợ, thiếu thông tin thị trường công nghệ, sản phẩm và cơ chế chính sách hỗ trợ cũng như các kỹ năng quản lý và điều hành.

Trước tình hình này thì việc phát triển NNCNC trên địa bàn tỉnh một cách bài bản, khoa học có thể xem là một trong những biện pháp hữu hiệu được lựa chọn nhằm

tạo sức cạnh tranh trên thị trường cho nông sản của Tỉnh. Ngoài ra, việc phát triển NNCNC còn hỗ trợ khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tri thức, bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng bền vững.

2) Quan điểm phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long

Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long phải xuất phát từ việc phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long phải dựa trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả nhất những lợi thế về sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long, ưu tiên những đối tượng có giá trị xuất khẩu và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long cần được xây dựng theo lộ trình, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của một số cơ sở, doanh nghiệp đầu tiên và thí điểm về các mặt liên quan đến nguồn lực, cách thức vận hành, quản lý, cơ chế, chính sách. Cùng với việc nhập CNC cho phát triển các mô hình ứng dụng CNC, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai cũng như xây dựng tiềm lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để tiếp thu những thành tựu mới nhất trong và ngoài nước về CNC trong sản xuất-kinh doanh nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long phải huy động tối đa sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo, của các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh và vùng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

3) Mục tiêu xây dựng mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long

Đa số các mô hình NNCNC có mục tiêu cụ thể là tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao thông qua việc tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến; tiến hành nghiên cứu tạo giống thông qua áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ gien; tiến hành đào tạo, tập huấn chuyển giao cho các đối tượng khác, chủ yếu là các hộ nông dân. Mục tiêu tổng quát của mô hình NNƯDCNC Vĩnh Long là khai thác một cách có hiệu quả một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa tiềm lực KH&CN trong nông nghiệp của tỉnh, tạo sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp an toàn cho thị trường trong và ngoài Tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể:

Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC vào một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao.

Tạo ra một số giống và quy trình sản xuất rau màu và trái cây CNC nhằm chuyển giao cho các hộ nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất rau màu và trái cây trên cơ sở áp dụng CNC phục vụ cho thị trường nội tỉnh, thị trường TP.HCM và một số tỉnh phía Nam lân cận.

Tạo giống, quy trình chăn nuôi cho một số con vật, một số sản phẩm thủy sản có thế mạnh của tỉnh.

Chuyển đổi dần dần cách làm nông nghiệp truyền thống, dựa chủ yếu trên kinh nghiệm của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

4) Tiêu chí mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long

Tiêu chí về mô hình NNCNC khá phức tạp. Điều này cũng là dễ hiểu bởi ngay với bản thân CNC cũng đã khó xác định (xem chi tiết trong chương 1). Việc xây dựng các tiêu chí này dựa trên các nguyên tắc: Cơ cấu sản xuất lấy sản xuất CNC làm chủ đạo, phát triển và điều chỉnh hoạt động sản xuất và nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả kinh tế tốt; Phát triển chủ yếu dựa vào những tiến bộ của KH&CN và nâng cao tố chất của lực lượng lao động; Có cơ chế và trình độ quản lý khoa học; Môi trường tốt, cơ sở vật chất hoàn thiện. Đã có một số tài liệu nói về tiêu chí NNCNC (Cần Thơ) với 02 tiêu chí cơ bản sau: i) Tiêu chí về công nghệ11: ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; ii) Tiêu chí về kinh tế: sản phẩm ứng dụng CNC có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm.

Sau khi tham khảo một số công trình nghiên cứu và tư liệu trong và ngoài nước (Bùi Huy Hiền, Bùi Cảnh Đức, 2007;...), nhóm nghiên cứu đề xuất một số tiêu chí cơ bản (cả định tính và định lượng) đối với mô hình NNƯDCNC như sau:

11 Ban quản lý khu NNCNC TP.HCM (Quyết định số 33/QĐ-NNCNC ngày 20/5/2008 của Trưởng ban quản lý khu NNCNC Thành phố) đưa ra tiêu chí về CNC ứng dụng trong nông nghiệp, gồm: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp; công nghệ sản xuất cây giống; kỹ thuật canh tác cây trồng; ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản (điều khiển thành phần không khí ) và chế biến nông sản; công nghệ sản xuất vật liệu mới; Ứng dụng công

- Áp dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp làm năng suất lao động tăng cao (30-40 lần); tăng năng suất và sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích nuôi, trồng (ít nhất là 10 lần).

- Nông sản sạch, đồng nhất, chất lượng tốt, ít tổn thất, tỷ lệ thành phẩm cao. - Có tính lôi cuốn cao, khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất.

- Phối hợp tốt giữa các lực lượng xã hội, trong đó đặc biệt là các nhà quản lý, nhà DN, nhà khoa học và nông dân (4 nhà)12.

- Tỷ lệ lao động có trình độ ThS và TS về nông nghiệp và công nghệ sinh học chiếm 5-7% so với tổng lao động trong mô hình.

- Thiết bị tiên tiến đến hiện đại (chiếm 30%) được áp dụng trong sản xuất, bao gồm các thiết bị tự động hóa trong điều kiện tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, các thiết bị hỗ trợ của công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin.

- Vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng mới (so với phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống hay so với tập quán canh tác trước đó) chiếm đa số gồm: tập hợp các loại phân bón hữu cơ, hóa chất thế hệ mới, chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại, các loại enzym, vật liệu polymer, các KIT kiểm tra,...

5) Tên gọi mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, theo quy định của Luật CNC (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009), Khu NNƯDCNC là khu CNC tập trung. Về thẩm quyền ra quyết định thành lập khu CNC thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Nếu sử dụng tên gọi Khu NNƯDCNC thì UBND Tỉnh không có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Do đó mô hình NNƯDCNC tại Vĩnh Long cần sử dụng tên khác mà không nhất thiết gọi là khu. Tuy nhiên, tính chất hoạt động vẫn là CNC và các chính sách mà Tỉnh ban hành vẫn có thể vận dụng các quy định trong chính sách nhà nước đối với lĩnh vực CNC. Chính vì vậy, tên gọi có thể là “Trung tâm NNƯDCNC hoặc Vùng NNƯDCNC”.

Theo quy định hiện hành, các tên gọi trên đều không có giới hạn về quy mô và cấp trong hệ thống tổ chức. Thuật ngữ “Trung tâm” được sử dụng linh hoạt, có khi để chỉ một cơ sở, HTX nhỏ, cũng có khi lại dùng để chỉ một vùng lớn bao gồm nhiều cơ sở nhỏ, trung bình bên trong nó. Tương tự như vậy, thuật ngữ “Vùng” có khi được

dùng để xác định một không gian rộng bao gồm nhiều tỉnh như vùng kinh tế trọng điểm, hay vùng địa lý, ngược lại, có khi được dùng để chỉ một ranh giới hẹp hơn (ví dụ Vùng Hoa Đà Lạt, vùng Thanh Long Ninh Thuận,…). Cho dù được gọi là “Trung tâm” hay “Vùng”, thay cho cách gọi là “Khu”; thì bản chất vấn đề vẫn được thể hiện đầy đủ trong các hoạt động của nó.

3.1.2. Lựa chọn sản phẩm và công nghệ chủ yếu của mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long

Để lựa chọn sản phẩm và công nghệ chủ yếu của mô hình NNCNC tỉnh Vĩnh Long, Đề tài dựa trên các căn cứ sau:

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của một số nhóm sản phẩm tỉnh Vĩnh Long.

- Phân tích thị trường tiềm năng (kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu) của sản phẩm đó.

- Sự hiện hữu của công nghệ cần cho phát triển sản phẩm đã lựa chọn.

- Sự đáp ứng ban đầu của một số điều kiện (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, địa điểm,...).

- Sự đáp ứng của trường đại học/viện nghiên cứu xung quanh khi cần thiết. - Sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm có chính sách ưu tiên phát triển của Việt Nam và địa phương.

Theo kinh nghiệm thành công của các mô hình NNCNC trong và ngoài nước, việc định hướng các sản phẩm trong mô hình chỉ dừng ở những nhóm sản phẩm (như rau màu, hoa và trái cây,…), còn sản phẩm chi tiết (rau gì, con gì) do các nhà đầu tư tham gia vào mô hình quyết định. Thông thường mô hình với quy mô nhỏ và vừa tập trung vào hoặc là trồng trọt hoặc chăn nuôi, còn mô hình có sản phẩm tổng hợp chủ yếu là mô hình quy mô lớn. Trong điều kiện của tỉnh Vĩnh Long, việc xây dựng mô hình NNƯDCNC vừa là thí điểm về cách thức tổ chức ứng dụng CNC, cách thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, cách thức quản lý, điều hành, do đó chỉ nên

tập trung vào trồng trọt là chính. Ngoài ra, có thể thí điểm một số giống con không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, một số đặc sản khác của địa phương.

1) Lựa chọn sản phẩm cây trồng cụ thể

Các loại thích hợp và phổ biến hiện nay là rau ăn lá, rau ăn quả và rau gia vị13. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, cần tập trung vào một số loại đặc biệt, có chất lượng, năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường như: xà lách son, nấm ăn, khoai lang Tím Nhật.

b) Trái cây

Sản lượng trái cây sản xuất ra hàng năm trong tỉnh Vĩnh Long khoảng trên 465.623 tấn, chủ yếu là bưởi, cam sành, nhãn,... nhưng chất lượng sản phẩm không cao. Nhu cầu tiêu dùng trái cây rất lớn so với sản lượng sản xuất ra. Cùng với các loại rau màu, cây ăn trái cũng sẽ là nhóm sản phẩm thứ hai được lựa chọn áp dụng mô hình NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

c) Hoa, cây cảnh và cây sinh thái

Hiện nay các loại cây thuộc nhóm này được ưa chuộng là mai vàng. Các loại này cũng có thể xem xét lựa chọn đưa vào mô hình NNƯDCNC tỉnh Vĩnh Long.

2) Lựa chọn sản phẩm vật nuôi

Một số loại thủy sản (cá tra, tôm) có thể được đưa vào mô hình để áp dụng các tiến bộ KH&CN, ƯDCNC trong việc nhân giống, nuôi trồng và chăm sóc để nhân rộng và phổ biến cho các hộ nông dân nuôi trồng phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nếu được nghiên cứu, áp dụng CNC vào sản xuất để có sự ổn định về chất lượng và tăng năng suất của một số vật nuôi trên địa bàn (heo, bò) sẽ là nguồn thực phẩm an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3) Lựa chọn công nghệ

a) Công nghệ trồng rau và trồng nấm ăn

Hiện nay ở nước ta đang sử dụng các công nghệ trồng rau như: nhà lưới, nhà màng (phủ ni lông), nhà kính, thủy canh, khí canh, trồng rau mầm trên giá thể và trồng rau ngoài trời (đồng ruộng). Sau đây là một số công nghệ lựa chọn cho mô hình NNƯDCNC tỉnh Vĩnh Long:

Sản xuất rau trong nhà kính

Đây là công nghệ sản xuất rau tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật áp dụng chủ đạo trong nhà kính là thủy canh và khí canh.

13 Theo Viện Nghiên cứu Rau quả, cơ cấu rau hợp lý là: Rau ăn lá 40%; Rau ăn quả 20%; Rau gia vị 20%; 10% còn lại là các loại rau khác.

Ưu điểm của trồng rau trong nhà kính là: năng suất, chất lượng rất cao, ít bị rủi ro do điều kiện ngoại cảnh (mưa, bão, hạn hán, sâu bệnh,...); kéo dài được thời gian thu hoạch; sản phẩm đồng đều,...

Hạn chế: chi phí đầu tư xây dựng rất cao nên khó áp dụng rộng rãi; điều kiện làm việc như trong nhà máy, người lao động phải qua đào tạo với trình độ tay nghề cao.

Trong điều kiện hiện nay, việc lựa chọn công nghệ nhà kính trong mô hình NNƯDCNC tỉnh Vĩnh Long để sản xuất rau an toàn là không có hiệu quả. Đối với nhà kính chỉ sử dụng cho công tác nghiên cứu thực nghiệm là phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất rau trong nhà lưới

Tuỳ theo từng loại rau có thể sử dụng nhà lưới kiên cố hoặc bán kiên cố. Trồng rau trong nhà lưới nên chọn các loại rau có giá trị kinh tế cao như: xà lách, bắp cải, các loại rau gia vị, ớt ngọt,... Sản xuất rau trong nhà lưới có ưu điểm là ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng rau vẫn đảm bảo. Tùy theo từng giống rau mà sử dụng phương pháp tưới như: tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới thấm cho phù hợp. Đây là công nghệ cần

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long (Trang 100 - 128)