Kết luận
Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát của Đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số nội dung nghiên cứu cần thiết (làm rõ quan niệm về NNCNC và mô hình NNƯDCNC, phân tích kinh nghiệm của nước ngoài, kinh nghiệm của một số địa phương đã triển khai các mô hình, phân tích chính sách cũng như tìm hiểu hiện trạng tỉnh Vĩnh Long phục vụ phát triển NNCNC), từ đó xây dựng một số luận cứ cho việc xây dựng Đề án phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Đề án phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long khi triển khai thực hiện:
- Dần dần chuyển đổi nền nông nghiệp sản xuất theo kinh nghiệm sang sabr xuất có ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, tạo điều kiện xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp hàng nông sản của địa phương có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện tiếp thu và từng bước ứng dụng các thành tựu tiên tiến của KH&CN, CNC vào tất cả các công đoạn của quá trình từ giống đến sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao hàm lượng tri thức trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như nông sản của tỉnh.
- Chuyển giao các tiến bộ KH&CN, CNC cho doanh nghiệp, HTX, nông dân một cách thiết thực và hiệu quả, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp.
- Cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp sạch, có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khuyến nghị
Ngoài những vấn đề tổng quát nhất cho việc xây dựng và phát triển NNCNC phần nào đã được phân tích trong Đề tài, còn một số vấn đề chi tiết khác như quy hoạch phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long, quy chế phối hợp, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, chính quyền các cấp, xây dựng các tiêu chuẩn, xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đặc thù địa phương, cơ chế quảng bá, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng sản phẩm ứng dụng CNC cần được tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh. Tuy nhiên, hơn hết và đặc biệt quan trọng là việc quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp trong tỉnh, đặc biệt là UBND tỉnh trong việc: xây dựng
các dự án, chương trình khởi động và tài trợ ban đầu (chương trình mồi) cả về tài chính và chuyên môn cho một số doanh nghiệp, mô hình đầu tiên trong tổng thể quy hoạch phát triển NNCNC của tỉnh. Trong đó vai trò đầu tàu thuộc về Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, Sở Kế hoạch & đầu tư, Sở Tài chính để Đề án có thể sớm được thực hiện có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO