CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐỂ PHÁT TRIỂN NNCNC

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long (Trang 63 - 100)

2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế của tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên

Vĩnh Long nằm ở khu vực trung tâm của vùng ĐBSCL (13 tỉnh/ thành phố) với diện tích tự nhiên là 1.475,19 km2 (chiếm 0,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước). Tỉnh Vĩnh Long phía Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Tiền Giang, Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre. Trung tâm tỉnh là TP. Vĩnh Long (cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Bắc, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía Nam theo quốc lộ 1A). Những địa phương tiếp giáp này vừa là thị trường tiêu thụ lớn, vừa là các trung tâm hỗ trợ đầu tư cho tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Điều này tạo cho Vĩnh Long có lợi thế lớn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư. Song, đó cũng là thách thức lớn đối Vĩnh Long trong điều kiện cạnh tranh, thu hút nước ngoài, thu hút chất xám và chiếm lĩnh thị trường.

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5-10. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27-28oC, cao nhất khoảng 36,9oC, thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC. Tổng nhiệt độ hoạt động hằng năm khoảng 9.500-10.000oC. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.400 giờ, có năm lên đến 2.700 giờ; bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Độ ẩm không khí bình quân 74- 83%. Lượng mưa bình quân của tỉnh qua các năm dao động từ 1.400-1.500 mm/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5-11, tháng 9-10 có lượng mưa nhiều nhất, tháng 1-3 có lượng mưa thấp nhất. Chế độ gió tương đối ổn định, Vĩnh Long hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới.

Hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh khá dày, ngoài hai con sông lớn là sông Hậu và sông Tiền (cùng với chi lưu là sông Cổ Chiên), còn có các sông nhỏ như: Mang Thít, Trà Ôn, Cái Đôi, Cái Côn, Cái Cam, Cái Cá, Long Hồ, Tân Quới, Trà Mơn,... Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có nước ngọt quanh năm và hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ sông Tiền, sông Hậu. Nguồn nước mặt của hai con sông chính là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Nằm kẹp giữa hai con sông lớn, địa hình của Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, 62,85% diện tích tỉnh có cao trình khá thấp so với mực nước biển (<1,0 m). Đất ở Vĩnh Long được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất nhiễm phèn và nhóm đất cát giồng. Nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm vùng ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh duy nhất trong vùng không có diện tích rừng tập trung, chỉ có khoảng 140.000 ha đất trồng cây phân tán. Vĩnh Long nổi tiếng với những vườn cây trái tươi tốt trên các cù lao với nhiều trái cây đặc sản. Hệ động vật trong tỉnh hiện nay chủ yếu là các vật nuôi và sinh vật dưới nước. Nguồn thủy sản nước ngọt trên sông Tiền, sông Hậu và các ao hồ, kênh rạch trên địa bàn tỉnh là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh cũng có một số loại động vật quý hiếm như: chồn, rắn hổ, sóc, bìm bịp, cá sấu...và một số loại động vật nhập: đà điểu, gà sao, khỉ...Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nhìn chung, vị trí và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú. Tuy nhiên, sự phân hoá giữa hai mùa khiến cho vấn đề nước tưới phải được chú trọng, nhất là vào mùa khô.

2.1.2. Hiện trạng các nguồn lực xã hội

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của tỉnh Vĩnh Long là 1.028.365 người, trong đó nữ là 521.480 người (chiếm 50,71%). Dân số của tỉnh Vĩnh Long hầu hết tập trung ở nông thôn (869.826 người, chiếm 84,58%), tỷ lệ dân số ở thành thị thấp (15,42%). Trong 10 năm qua, tỷ trọng dân số thành thị tăng chậm từ 14,4% (năm 1999) lên 15,4% (năm 2009). Trong khi đó, ở ĐBSCL tỷ lệ dân số thành thị là 17,1% (năm 1999) và 22,8% (năm 2009).

Lực lượng lao động (số người từ 15 tuổi trở lên) là 808.623 người, chiếm 78,91% tổng dân số; số người trong độ tuổi lao động là 691.462 người (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi) chiếm 67,48% tổng dân số; trong đó nam 356.571 người (chiếm 51,57% người trong độ tuổi lao động); nữ 334.891 người (chiếm 48,43% người trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ phần trăm dân số từ 5 tuổi trở lên của Tỉnh chưa tốt nghiệp tiểu học là 29,3%%, đã tốt nghiệp tiểu học là 35,7%, đã tốt nghiệp THCS là 16,7%, đã tốt nghiệp PTTH và các bậc học cao hơn là 14,2%. Tỷ lệ này của vùng ĐBSCL tương ứng là 32,8-35,6-14,3-10,7%.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (đã tốt nghiệp từ sơ cấp nghề trở lên) là 56.175 người, chiếm 6,95% tổng lực lượng lao động của tỉnh. Trong đó số tốt nghiệp sơ cấp nghề là 9.207 người (chiếm 1,14% lực lượng lao động), số tốt nghiệp trung cấp nghề 17.477 người (chiếm 2,16%), số tốt nghiệp cao đẳng là 9.630 người (1,2%) và số tốt nghiệp đại học trở lên 19.860 người (chiếm 2,46%). Tỷ lệ này của vùng ĐBSCL tương ứng là 1,4-2,2-0,9-2,1%. Như vậy, tỷ lệ số người có trình độ CĐ&ĐH trở lên của tỉnh Vĩnh Long cao hơn so với mức trung bình của vùng ĐBSCL. Thậm chí số cán bộ có trình độ CĐ&ĐH trở lên của tỉnh Vĩnh Long còn ở mức cao nhất (288 người/ 01 vạn dân) so với 13 tỉnh trong vùng (trung bình của vùng ĐBSCL là 224 người/ 01 vạn dân). Hình 1 dưới đây mô tả hiện trạng cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật năm 2009 của tỉnh Vĩnh Long.

Hình 1. Cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nhân lực có CMKT Vĩnh Long

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thời gian qua

Nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, Vĩnh Long có thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp – thủy sản. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa gạo, cây ăn quả và thủy sản. Từ khi được tách tỉnh vào năm 1991, kinh tế Vĩnh Long dần dần đi vào ổn định và tăng trưởng.

Cơ cấu GDP của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - Lâm nghiệp và thủy sản giảm dần từ 65,12% năm 1995 xuống còn 50,58% năm 2010, Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 10,15% lên 15,79%, Dịch vụ tăng từ 24,72 lên 33,63% trong thời điểm tương ứng. So với cơ cấu kinh tế của khu vực và cả nước,

Nông - Lâm nghiệp và thủy sản của Vĩnh Long vẫn chiếm tỷ trọng cao và chuyển dịch chậm. Để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu phù hợp với xu thế mới, tránh nguy cơ tụt hậu, nhất thiết Tỉnh phải đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I nhanh hơn nữa. Bảng 1 dưới đây chỉ ra số liệu thống kê về cơ cấu GDP trong 3 khu vực của nền kinh tế.

Bảng 1. Cơ cấu GDP của các khu vực (giá hiện hành)

Cơ cấu GDP (%) 1995 2000 2005 2010

Khu vực I 65,12 59,20 55,56 50,58

Khu vực II 10,15 11,93 14,08 15,79

Khu vực III 24,73 28,87 30,36 33,63

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, 5/2011, tr.61.

Hoạt động xuất khẩu: Từ năm 1996 đến này, hoạt động xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong giai đoạn 2005-2010: sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao ngày càng nhiều, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, vừa duy trì được thị trường truyền thống vừa phát triển thêm các thị trường mới. Các mặt hàng xuất khẩu chính là lúa gạo, thủy sản động lạnh.

2.2. Hiện trạng cơ sở KH&CN và đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 54 tổ chức hoạt động KH&CN, trong đó có 7 tổ chức NC&TK, 41 tổ chức dịch vụ KH&CN và 6 trường đại học, cao đẳng (Trường Đại học Cửu Long, Trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Long, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Cao đẳng xây dựng miền Tây, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long và Trường Cao đẳng cộng đồng Vĩnh Long).

Như phần trên đã chỉ ra, tính đến năm 2009, toàn tỉnh có 29.490 người có trình độ từ CĐ&ĐH trở lên, trong đó có 9.630 người có trình độ cao đẳng, 19.860 người có trình độ đại học và sau đại học. Trong số cán bộ có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên thì ngành nghề đào tạo cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn, luật, toán và tin học, xây dựng, cơ khí, kỹ thuật điện tử, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, thủy sản, y dược, môi trường,… Nếu xét riêng đội ngũ có trình độ từ thạc sỹ trở lên thì số người được đào tạo về lĩnh vực khoa học nông nghiệp và thủy sản (chiếm 24,5%), kinh tế học, kinh doanh và quản lý (16%), toán và tin học (8%), quy hoạch, xây dựng (6%), còn lại là các lĩnh vực khác.

2.3. Hiện trạng các trung tâm, trạm, trại nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh

Theo thống kê toàn tỉnh có 361 trang trại bao gồm các loại hình: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tổng hợp… Tổng vốn đầu tư của các trang trại ước khoảng 171 tỷ đồng; diện tích bình quân khoảng 2,4 ha/trang trại. Bước đầu hình thành một số trang trại sản xuất hàng hóa qui mô lớn, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương. Đến hết năm 2008, các huyện thị đã cấp 112 giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trong thực tế, nếu áp dụng theo các tiêu chí trang trại hiện hành, số lượng trang trại có thể lớn hơn rất nhiều, tuy nhiên người dân vẫn còn e ngại trong việc đăng ký chứng nhận kinh tế trang trại.

HTX nông nghiệp: Hiện toàn tỉnh có 32 HTX nông nghiệp và 01 liên hiệp HTX thủy sản; các HTX tuy có phát triển nhưng chưa thật bền vững, khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn hoạt động và khâu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2008 trên 40% HTX hoạt động có lãi; một số HTX có được uy tín nhất định về chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm như HTX Rau an toàn Thành Lợi, HTX Bưởi Mỹ Hòa, HTX Phước Hậu, HTX Tân Thành…

Về tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp: Hiện nay toàn tỉnh có 2.127 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, ước có hơn 81.000 hộ tham gia tổ hợp tác; với hơn 22 loại hình, một số tổ hoạt động chuyên, còn phần lớn các tổ chỉ hoạt động hợp tác giản đơn. Số lượng tổ khá giỏi đạt trên 50% theo tiêu chí phân loại của UBND Tỉnh.

DN nông nghiệp: Tính từ năm 2000-2008, trên địa bàn nông thôn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được 624 DN, với tổng số vốn đăng ký hơn 2.189 tỷ đồng, giải quyết việc làm khoảng hơn 6.580 lao động. Qui mô bình quân hơn 3,5 tỷ đồng/DN. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm khoản 4,5% số DN, 24% vốn đầu tư; ngành công nghiệp chiếm khoảng 21% số DN, 26% vốn đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp Tỉnh đến năm 2020

Nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện vẫn là ngành chiếm hơn 1/2 tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm. Năm 2010 GTSX nông - lâm nghiệp và thủy sản ở Vĩnh Long là 16.024.359 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005. Trong cơ cấu nội bộ của ngành, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 83% GTSX của ngành năm 2010; thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm; lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong cơ cấu ngành này.

Theo định hướng phát triển, tỉnh phất đấu đạt GTSX nông - lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 1994) vào năm 2015 là 7.839 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5%/năm. Riêng trong năm 2010, Vĩnh Long phấn đấu đưa GTSX nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,7%, đảm bảo sản lượng lúa 928.972 tấn, tổng đàn heo 353.196 con, tổng đàn bò 67.243 con, sản lượng thủy sản 140.458 tấn.

Khó khăn lớn nhất của nông nhiệp Tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, không có tính cạnh tranh. Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015, tỉnh sẽ quy hoạch các vùng sản xuất cá tra, chăn nuôi gà an toàn sinh học, trái cây tập trung, sản xuất giống sạch bệnh, sản xuất lúa cao sản, vùng sản xuất chuyên canh màu,… Đồng thời, tỉnh sẽ điều chỉnh các vùng quy hoạch về thủy sản, thủy lợi, nông nghiệp đến năm 2015, thực hiện tiếp chương trình giống nông nghiệp (lúa, cây ăn quả, thuỷ sản, gia cầm, lợn, bò,…); phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; phát triển hệ thống phân phối mang tính chất tập trung.

Những năm gần đây, việc phát triển kinh tế trang trại với các mô hình như trang trại cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp dịch vụ, nghề tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp được khuyến khích ở tỉnh Vĩnh Long. Nhờ đó, kinh tế trang trại ở Vĩnh Long phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong năm 2009, toàn tỉnh có 121 trang trại được ngành nông nghiệp tỉnh cấp giấy chứng nhận. Trong tổng số 121 trang trại được cấp giấy chứng nhận có 47 trang trại trồng trọt, 59 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại thủy sản và 11 trang trại tổng hợp. Để tiếp tục khuyến khích nông dân xây dựng các mô hình sản xuất theo quy mô kinh tế trang trại, ngành Nông nghiệp tỉnh đang quy hoạch vùng chăn nuôi cụ thể và tổ chức kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả trên đàn vật nuôi.

2.4.1. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Vĩnh Long. GTSX nông nghiệp đạt tốc độ tăng khá ổn định trong giai đoạn 1995 - 2010.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ yếu nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt đã giảm từ 78,95% năm 1995 xuống còn 69,85% năm 2010; trong khi đó, ngành chăn nuôi tăng dần tỷ trọng tương ứng từ 17,31% lên 25,85%; dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng hạn chế tăng từ 3,74% lên đến 4,30% trong giai đoạn 15 năm.

Đầu tư phát triển nông nghiệp là một trong những công tác trọng tâm được tỉnh đưa lên vị trí hàng đầu. Những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư có trọng điểm các dự án thủy lợi đảm bảo chủ động điều tiết nước, ngăn lũ; các dự án giống… nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; các dự án Hệ thống cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt đời sống người dân ở nông thôn; các dự án kè chống sạt lở bảo vệ dân sinh…Tính đến nay, diện tích khép kín thủy lợi tăng thêm 5.500 ha so với năm 2008, nâng tổng diện tích đảm bảo khép kín, chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng chuyển dịch cơ cấu của tỉnh: 101.000 ha, chiếm 86% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: diện tích khép kín cây hàng năm: 68.000 ha (chiếm 94,6% tổng diện tích cây hàng năm), diện tích khép kín cây lâu năm 33.000 ha (chiếm 74,46% tổng diện tích cây lâu năm).

Trồng trọt

Tuy tỉ trọng GTSX có giảm trong những năm gần đây, song ngành trồng trọt vẫn là thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long. Là một tỉnh đồng bằng phù sa màu mỡ, Vĩnh Long có lợi thế trong trồng cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả. Cây lương thực chiếm phần lớn diện tích cây trồng của tỉnh. Những năm gần đây, ngành trồng trọt tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt: phong trào đưa cây màu xuống ruộng, cải tạo lập vườn mới và đầu tư chuyên canh vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô để nhanh nhanh một số giống cúc đồng tiền mới có triển vọng tại Vĩnh Long (Trang 63 - 100)