Phân tích tính công bằng trong Luật biển quốc tế Phạm Thanh Hữu Tại công ước Luật biển năm 1982 có sự ghi nhận nguyên tắc công bằng ở những khía cạnh sau: Một là, những quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển vẫn có quyền về biển và đại dương. Thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như những quốc gia có biển ở phạm vi mà luật biển cho phép và có nghĩa vụ không làm tổn hại đến quyền sử dụng biển của những quốc gia khác. Với quy định này đã trao cho những nước có vị trí địa lý kém thuận lợi có quyền khai thác và sử dụng biển, đây là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể ở khía cạnh này là: tại điều 17 của công ước có quy định “với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra tại công ước 1982 còn quy định nhiều vấn đề mang tính công bằng như: “các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm, khai thác sinh vật biển … tại vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại thềm lục địa các quốc gia không ven biển được phép lắp đặt dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, thực hiện nghiên cứu khoa học”. Hay tại vùng đặc quyền kinh tế nếu quốc gia ven biển không khai thác hết tài nguyên sinh vật biển thì quốc gia không có biển có quyền ra đó khai thác tài nguyên dư – đây là một quy định chỉ mang tính công bằng về mặt hình thức mà không có ý nghĩa trong thực tiễn; bởi trong thực tế chẳng có quốc gia nào lại tuyên bố mình không khai thác hết tài nguyên sinh vật tại vùng này. Hai là, không đặc biển dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào. Quy định này nhằm bác bỏ mọi yêu sách về chủ quyền của biển cả cũng như đối với vùng, di sản chung của loài người. Với sự ghi nhận này thì tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt dây cáp ngầm… tại biển cả. Ba là, đặt vùng đáy biển dưới chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển để sử dụng vào mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia dù có biển hay không có biển. Ở vấn đề này đã thể hiện tính công bằng trong luật biển là khác rõ nét. Bốn là, phân chia các vùng biển chồng lấn và xác định các vùng biển. Áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan. Trên gốc độ “lý thuyết” thì khía cạnh này thể hiện sự công bằng “tương đối”. Tuy nhiên ở gốc độ “thực tiễn” thì khía cạnh này không được bảo đảm thực hiện đúng luật. Bởi nhiều trường hợp các “quốc gia mạnh” dùng địa vị của mình để “áp đặt” những “nước yếu” và dẫn đến kết quả của sự phân chia công bằng đó là “công bằng lệch hướng”. Nhìn nhận chung, không ai có thể phủ nhận nguyên tắc công bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong luật biển quốc tế. Nguyên tắc này phần nào đã đảm bảo được tính công bằng tương đối cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển. Song trên thực tế nguyên tắc công bằng không được đảm bảo đúng với “ý nghĩa thực sự tốt đẹp” của nó trong một số trường hợp nhất định và đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số quốc gia. Bởi trong thực tiễn vẫn còn tồn tại cụm từ “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó để nguyên tắc công bằng thực sự phát huy tác dụng cũng như mục đích cao cả của nó thì cần có sự hợp tác trên tinh thần thiện chí của các quốc gia để tiến tới mục tiêu công bằng và phát triển nhân loại. Ngày 4 tháng 1 năm 2011 Lưu ý: bài viết chỉ mang tính chất tham khảo . Phân tích tính công bằng trong Luật biển quốc tế Phạm Thanh Hữu Tại công ước Luật biển năm 1982 có sự ghi nhận nguyên tắc công bằng ở những khía cạnh sau: Một là, những quốc gia. tắc công bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong luật biển quốc tế. Nguyên tắc này phần nào đã đảm bảo được tính công bằng tương đối cho tất cả các quốc gia dù có biển. biển. Ở vấn đề này đã thể hiện tính công bằng trong luật biển là khác rõ nét. Bốn là, phân chia các vùng biển chồng lấn và xác định các vùng biển. Áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa