Vô khuẩn ngoại khoa Kỳ 2 - Nồi hấp ẩm hiện đại autoclave auto claring cold: Nguyên lý hoạt động: dựa trên nguyên lý biến điện năng thành nhiệt năng và nhiệt năng thành công năng để làm
Trang 1Vô khuẩn ngoại khoa
(Kỳ 2)
- Nồi hấp ẩm hiện đại autoclave (auto claring cold):
Nguyên lý hoạt động: dựa trên nguyên lý biến điện năng thành nhiệt năng
và nhiệt năng thành công năng để làm tăng áp suất nơi nước nhằm đưa nhiệt độ lên cao theo ý muốn để khử trùng dụng cụ phẫu thuật Về cấu tạo nồi hấp ẩm antoclave là một nồi hình trụ, thành có 2 lớp cách biệt và chịu được áp suất lớn Dưới đáy nồi là hệ thống bếp điện, phía trên là một khoang chứa nước, khoang này có một phễu để đổ nước vào Phễu này có một van, khi đổ đầy nước tới mức quy định phải vặn chặt van lại Khoang chứa dụng cụ có một van để xả hơi nước nóng vào Nắp nồi có một đồng hồ đo áp lực, một rơle nhiệt và có các núm vặn giữ chặt nắp nồi với thành nồi Khi đun sôi nước, nước bốc hơi nhưng không thoát
ra được nên áp suất cứ tăng dần và nhiệt độ cũng vì thế tăng theo, ta có:
1 kg/cm2 (1 atmotphe) = 1200C
2 kg/cm2 (2 atmotphe) = 1340C
3 kg/cm2 (3 atmotphe) = 1450C
Trang 2Khi hấp ta thường để rơle áp lực ở mức tối thiểu là 1 kg/cm2 và tối đa ở mức 1,5 - 2 kg/cm2 Sau khi đồng hồ áp lực đạt tới 1kg/cm2 ta mở van xả để hơi nóng tràn vào khoang dụng cụ, lúc đó áp lực sẽ sụt giảm nhưng do ta vẫn tiếp tục duy trì bếp điện nên áp lực trong buồng dụng cụ lại tăng dần Khi tăng tới con số 1,5 - 2 kg/cm2 thì nồi lại tự động ngắt điện Cứ như vậy ta duy trì 40 - 60 phút là được Sau khi hấp xong phải tháo van xả để hơi nước trong buồng dụng cụ xì ra hết mới được mở nồi nếu không sẽ rất nguy hiểm đồng thời đảm bảo dụng cụ được khô
- Phương pháp Tyndall:
Là phương pháp đun cách thủy ở 50 - 550C mỗi ngày 1 giờ hoặc 60 - 800 trong 30 phút trong 3 ngày liên tiếp sẽ diệt được cả vi khuẩn và nha bào Phương pháp này dùng để tiệt khuẩn các dung dịch có chứa albumin, các dụng cụ chất dẻo
và một số dung dịch đặc biệt để cấy khuẩn Ưu điểm của phương pháp nóng ẩm: tiêu diệt được các vi khuẩn và nha bào trong một thời gian ngắn; tiệt khuẩn được nhiều dụng cụ và vật dụng khác nhau; dễ kiểm soát được nhiệt độ
Nhược điểm: nếu sử dụng không đúng, không thành thạo dễ gây tai nạn nguy hiểm
3 Kiểm tra việc tiệt trùng
Trang 3Có thể kiểm tra việc tiệt trùng bằng chứng nghiệm hoá học và chứng nghiệm vi khuẩn Thông qua đó sẽ kiểm tra được chất lượng máy móc, kiểm tra được độ chính xác của áp kế và nhiệt kế, kiểm tra được hiệu quả tiệt trùng dụng
cụ
+ Chứng nghiệm hoá học:
- Hỗn hợp axit benzoic với một lượng bằng hai hạt ngô và sulfat kẽm với một lượng bằng hạt tấm, trộn đều cho vào ống thủy tinh, nút kín để vào buồng hấp Hỗn hợp này sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 1210C
- Hỗn hợp tecpin 100g và tím metyl 1 gam cũng trộn lẫn cho vào ống nghiệm Chúng sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 1170C
- Dùng loại mực hoá học viết lên mảnh giấy một ký hiệu nào đấy đưa vào trong ống nghiệm rồi để vào buồng hấp
Công thức mực:
Coban chlorur : 20g
Axit chlohydric 30% : 10ml
Nước cất : 88ml
Trang 4Tất cả cho vào lọ lắc đều Hấp xong ta thấy ký hiệu trên giấy hiện lên là được
+ Chứng nghiệm vi khuẩn:
Dùng hỗn dịch nha bào vô hại subtilis (có khả năng chịu được sức nóng ngang với nha bào uốn ván) đặt vào giữa các hộp dụng cụ sấy Sau khi hấp sấy đem typ vi khuẩn này đi cấy, nếu không thấy mọc là được
4 Khử trùng - tiệt trùng
4.1 Khử trùng, tẩy uế :
Thông thường để khử trùng, tẩy uế người ta sử dụng các dung dịch hoá chất
Dụng cụ trước khi khử trùng phải được rửa sạch, chọn loại hoá chất thích hợp với chất liệu dụng cụ và loại vi khuẩn cần phải khử Phải chú ý tới thời gian cần thiết để khử khuẩn
Dụng cụ cao su, chất dẻo hay dùng hơi formol Dụng cụ thủy tinh thì luộc Với các máy hút, máy gây mê có thể dùng hơi formol, dung dịch sidex Với môi trường phòng mổ dùng đèn cực tím, hơi formol, nếu có điều kiện thì dùng fil lọc vi khuẩn để thông khí phòng mổ
4.2 Tiệt trùng:
Trang 5Để tiệt trùng thông thường dùng hơi nóng khô và ẩm
+ Dụng cụ kim loại: có thể dùng hơi nóng khô 160 - 1800C trong vòng 40 -
60 phút, có thể dùng hơi nóng ẩm trong vòng 30 phút
+ Đồ vải: chỉ sử dụng hơi nóng ẩm
Nếu gói 1 lớp vải thì cần phải hấp 1210C trong vòng 15 phút
Nếu gói vải 2 lớp thì cần phải hấp 1210C trong vòng 30 phút
Để trong hộp sắt có lỗ thì cần phải hấp 1210C trong vòng 40 - 60 phút
+ Găng tay cao su hấp 1210C trong vòng 15 phút
+ Dụng cụ thủy tinh: hấp ẩm
+ Dụng cụ cao su: hấp ẩm
+ Một số loại dung dịch đặc biệt, chất dẻo hấp bằng phương pháp Tyndall