Loâu,căngthẳngvà mệt mỏikéodài (Kỳ 2) VI. Tầm soát và Chẩn đoán Để giúp chẩn đoán RLLATT, các chuyên gia tâm thần học cần hoàn tất việc đánh giá toàn diện về mặt tâm lý. Họ sẽ đặt ra cho bạn nhiều câu hỏi về những trạng thái loâu, các nỗi sợ hãi và cảm xúc bất thường của bạn. Họ tìm hiểu về những nỗi ám ảnh của bạn, nếu có, để chắc chắn rằng bạn không bị chứng rối loạn ám ảnh-thôi thúc (obsessive-compulsive disorder). Bạn sẽ trả lời vào một mẫu gồm nhiều câu hỏi về tâm lý học. Bạn sẽ được kiểm tra tổng quát để phát hiện những vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng RLLATT. Để được chẩn đoán RLLATT, bệnh nhân cần hội đủ các tiêu chuẩn đề ra trong Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn Tâm Thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders =DSM). Sổ tay này do Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) công bố và được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các nhà giám định pháp y tâm thần, các cơ quan bảo hiểm y tế sử dụng để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý tâm thần, và bồi hoàn chi phí điều trị. Để chẩn đoán RLLATT, bệnh nhân cần hội đủ các tiêu chuẩn sau: Lo lắng vàlo âu quá mức hàng ngày trong thời gian ít nhất 6 tháng Khó khăn trong việc kiểm soát sự lo âu Lo âu đi kèm với những triệu chứng đặc hiệu, như cảm giác bế tắc, khó tập trung, căng cơ và rối loạn giấc ngủ Lo âu gây khủng hoảng và xáo trộn nặng đến cuộc sống thường nhật. Lo âu không liên quan đến những tình trạng khác, như các cơn hoảng sợ (panic attacks) hoặc lạm dụng thuốc ma tuý. VII. Biến chứng RLLATT gây những hậu quả nặng nề hơn là chỉ đơn thuần làm bạn lo âu. Nó có thể làm cho những vấn đề sau đây trở thành trầm trọng hơn như Trầm cảm; Lạm dụng chất gây nghiện; Mất ngủ; Những vấn đề về dạ dày ruột; Nhức đầu; Nghiến răng (bruxism) VIII. Điều Trị Điều trị RLLATT bao gồm dùng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với tâm lý liệu pháp. Cần phải điều trị thử bằng nhiều loại thuốc trước khi tìm được loại phù hợp nhất cho bạn. 1. Thuốc men Có nhiều loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của RLLATT: - Các thuốc chống lo âu - Thuốc chống trầm cảm Dù dùng thuốc chống loâu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Cũng cần lưu ý rằng một số thuốc không tác dụng ngay, đặc biệt các thuốc chống trầm cảm. Cần phải mất vài tuần để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng lo âu. Tâm lý liệu pháp hoặc các kỹ năng đối phó lành mạnh (healthy coping skills) sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này. 2. Tâm lý liệu pháp Còn gọi là điều trị qua đối thoại và tư vấn. Tâm lý liệu pháp cần được sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi. Có bằng chứng cho thấy việc điều trị bằng phương pháp nhận thức ứng xử (cognitive behavior therapy) có thể cải thiện các triệu chứng cùa RLLATT. Điều trị bằng nhận thức ứng xử giúp bạn phân biệt giữa những niềm tin và cung cách ứng xử không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa trên cơ sở là những ý nghĩ của bạn — chứ không phải là người khác và những tình huống — sẽ xác định cách bạn sẽ ứng xử ra sao. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp điều trị nhận thức ứng xử thường được dùng trong một đợt ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của bạn. Việc điều trị RLLATT hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện. Kỹ năng đối phó Sống với RLLATT có thể rất khó khăn. Ngoài vấn đề loâu, đôi khi còn phải đối mặt với sự trầm cảm. Sau cùng, RLLATT có thể ảnh hưởng đến quan hệ với bạn hữu và gia đình, đến hiệu quả công việc, và chất lượng sống. Có những phương pháp lành mạnh để đương đầu với RLLATT, ngay cả khi nó đã thành mãn tính và có mặt lâu dài trong đời sống của bạn. Một số phương pháp để đối phó với RLLATT: Gia nhập một nhóm hỗ trợ về Rối loạn lo âu. Bạn có thể tìm thấy sự đồng cảm, sự nhận thức, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Hành Động. Cùng làm việc với chuyên gia tâm lý của bạn để chỉ rõ những vấn đề khiến bạn lo âu và tìm cách đối mặt với nó. Ví dụ, nếu tài chánh là vấn đề bạn quan tâm, hãy làm việc để làm sao hoạch định được một bản dự toán. Hãy để quá khứ qua đi. Đừng quá lưu tâm về những chuyện đã qua. Hãy thay đổi những điều bạn có thể thực hiện, còn lại nên để cho mọi việc tự hoàn tất tiến trình của nó. Phá vỡ vòng lẩn quẩn. Khi bạn cảm thấy loâu, hãy đi bộ nhanh (jogging) hoặc chú tâm vào một sở thích riêng (hobby) nào đó để hướng sự tập trung của bạn ra khỏi những sự việc làm bạn lo lắng. Hãy tự chăm sóc bản thân. Ngủ đầy đủ, ăn chế độ ăn cân đối, tập luyện và dành thời gian để thư giãn. Tránh cà phê và thuốc lá vì có thể làm triệu chứng lo âu thêm trầm trọng. Tuyệt đối không sa đà vào rượu và các loại thuốc cấm. Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị. Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Hãy tái khám đúng hẹn. Sự kiên trì sẽ giúp kế hoạch điều trị của bạn tiến triển tốt. Hoà hợp với tập thể. Đừng để sự lo âu cách ly bạn khỏi những người thân yêu và những hoạt động bổ ích. Gần gũi những người khác mang đến cho bạn một sự chuyển hướng lành mạnh. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu tham khảo: American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) . Lo âu, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài (Kỳ 2) VI. Tầm soát và Chẩn đoán Để giúp chẩn đoán RLLATT, các chuyên gia tâm thần học. trong việc kiểm soát sự lo âu Lo âu đi kèm với những triệu chứng đặc hiệu, như cảm giác bế tắc, khó tập trung, căng cơ và rối lo n giấc ngủ Lo âu gây khủng hoảng và xáo trộn nặng đến cuộc. thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một lo i thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn không được tự ý mua và sử dụng