Sử dụng hiệu quả PP dạy thực hành môn Lý lớp 9

9 497 0
Sử dụng hiệu quả PP dạy thực hành môn Lý lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HÒN ĐẤT TRƯỜNG THCS MỸ THUẬN  SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH BỘ MÔN VẬT LÝ LỚP 9 Người thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Đơn vò: Trường THCS Mỹ Thuận  Kiên Giang, năm 2008. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ LỚP 9 1. Đặt vấn đề Mâu thuẫn giữa khối tri thức khổng lồ của nhân loại và số lượng tri thức, kĩ năng hạn chế cần giáo dục cho học sinh phổ thông đặt ra nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên cho việc đổi mới giáo dục. Tốc độ phát triển của nhân loại hiện nay nhanh không thể tưởng tượng nổi. Tổng khối lượng kiến thức mà con người đã tạo ra hai mươi năm qua đã bằng kiến thức của cả hàng thế kỉ trước cộng lại. Điều này trước hết là do chúng ta đang sống cùng thời đại với 9/10 những nhà bác học nổi tiếng nhất của nhân loại, chúng ta cũng đang sống cùng với sự hỗ trợ đặc biệt của các công nghệ cao (high tech) trong đó có công nghệ thông tin. Chính công nghệ, máy móc đã đẩy nhanh tiến trình khám phá và sáng tạo của con người. Vậy bằng cách nào để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức của nhân loại một cách tốt nhất mà không quá tải, nắm vững các kĩ năng cần thiết hoặc nói cách khác là làm sao giúp học sinh học tốt các môn học ở nhà trường phổ thông? Đó là những câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà giáo dục nói chung, các nhà phương pháp nói riêng một sự thách thức lớn về mặt tìm kiếm khoa học. Trước tình hình đó, ở nhiều nước trên thế giới, các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của học trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộng rãi, được coi là một phương thức phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay. Nói như vậy là bởi trong tương lai, có thể sẽ phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác phù hợp hơn, điều này cũng là sự phát triển tất yếu của khoa học nghiên cứu về các phương pháp dạy học. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được khởi động từ lâu, thế nhưng kết quả chưa hẳn đã đạt được như mong muốn, bằng chứng là tỷ lệ học sinh yếu kém ở các cấp học vẫn còn cao, tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp còn phổ biến, học sinh bỏ học khá nhiều do không theo kịp chương trình học, một bộ phận học sinh chưa hứng thú học tập… là những minh chứng cho thấy rằng cần có những nghiên cứu chuyên sâu, thấu đáo hơn về đổi mới phương pháp dạy học. Dĩ nhiên những tồn tại yếu kém của giáo dục là do rất nhiều nguyên nhân tác động và ảnh hưởng. Tuy nhiên chúng ta cũng thẳng thắn đánh giá rằng, một trong những nguyên nhân của yếu kém chính là do việc giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thành công. Nghị quyết TƯ2, Khóa VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề bức xúc hiện nay. Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, bản thân tôi đã nghiên cứu và xin trình bày đề tài “Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học thực hành môn Vật lý lớp 9”. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và anh chị em đồng nghiệp cùng trao đổi. 2. Những khó khăn chủ yếu Thực hành là một phương pháp quan trọng đối với nhiều môn học trong đó có môn Vật lý. Tuy nhiên việc thực hiện hiện nay còn có những khó khăn nhất định: - Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật hiện nay còn hạn chế. Cơ chế quản lý, sử dụng còn chưa thuận lợi đối với giáo viên. - Trường chưa có phòng học chuyên dụng giành cho bộ môn trong khi việc chuẩn bị các vật dụng, dụng cụ thực hành có khó khăn nên tình trạng “dạy chay” vẫn còn khá phổ biến. - Cán bộ thiết bị của trường học chưa được đào tạo trường lớp bài bản do đó việc hỗ trợ cho giáo viên còn hạn chế. Nhiều loại thiết bị cán bộ không biết cách thực hành, hướng dẫn do đó khâu chuẩn bị thường thiếu sót, không đảm bảo được kết quả và chất lượng thực hành, thực nghiệm. - Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững các phương pháp giảng dạy, kết quả vận dụng vào thực tiễn chưa cao. Trong khi đó tài liệu, sách báo hỗ trợ thêm cho chuyên môn rất hạn chế, thiếu thốn. - Mặt khác, một bộ phận học sinh hiện nay thiếu phương pháp học tập; tinh thần thái độ học tập không cao, cha mẹ học sinh lại thiếu quan tâm dẫn đến tình trạng chất lượng học tập sa sút. - Xã hội lan tràn các thú tiêu khiển và hấp dẫn học sinh mạnh mẽ như karaoke, internet, bida, chat, blog, game điện tử, game online… trong khi các phương pháp tập hợp thu hút học sinh ở các nhà trường lạc hậu, cũ kỹ. Nhiều học sinh mê chơi, lơ là việc học; hiện tượng cúp cua, bỏ tiết trở nên phổ biến; kỷ cương nền nếp trường học nhiều nơi lỏng lẻo… 3. Biện pháp thực hiện 3.1 Làm tốt việc cung cấp tri thức chủ yếu của bài học Mỗi bài học là một đơn vị tri thức lớn chứa nhiều đơn vị tri thức nhỏ hơn. Trong đó có tri thức trọng tâm như các định lý, định luật, công thức… Do vậy dạy và học vật lý cần chú trọng xác định các tri thức trọng tâm, chủ yếu của từng bài, tránh sa đà vào các chi tiết vụn vặt, các hiện tượng không mang tính bản chất. Từ đó có biện pháp khắc sâu, củng cố giúp học sinh nắm tri thức một cách chắc chắn nhất. Kinh nghiệm về vấn đề này là cần làm cho tri thức trở nên dễ hiểu, gần gũi với học sinh bằng các từ ngữ thông dụng và thông qua đó giúp cho các em tiếp cận vấn đề một cách thiết thực gần gũi nhất. Bởi vì các thuật ngữ khoa học thường rất khó hiểu đối với các em và nếu không hiểu thật sâu sắc, các em dễ đi theo khuynh hướng học thuộc lòng. Đây là một khuynh hướng không có lợi trong dạy học vật lý. Ví dụ: Khái niệm hiệu điện thế. Cần giải thích cho các em hiểu thật rõ hiệu là phép trừ. Điện áp trên dây dẫn có hai đầu mạnh yếu khác nhau, cũng giống như nước đầu dòng thác rất mạnh nhưng chảy xa thì yếu dần. Lấy điện thế ở điểm mạnh trừ điện thế ở điểm yếu thì có hiệu điện thế… Ở các gia đình hiện nay có thể biết điện thế (chứ không phải hiệu điện thế) dòng diện ở nhà bằng cách nhìn vào bảng đồng hồ trên máy biến áp hoặc ổn áp (ở dạng gốc không điều chỉnh tăng hoặc giảm) hoặc dùng vôn kế để đo. Hoặc khi nói về điện trở, chỉ cần giải thích cho các em hiểu nôm na điện trở là sự cản trở dòng diện của dây dẫn. Có quan điểm cho rằng, trong giảng dạy cần giảm tính hàn lâm. Nhiều người quá chuộng các thuật ngữ khoa học mà quên rằng học sinh có thể không hiểu được chúng ta đang nói gì. Điều này chỉ làm cho các em khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận môn học. 3.2 Tăng cường sử dụng trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng dạy học Vật lý là một môn học ứng dụng do vậy cần tranh thủ thật nhiều các thiết bị kỹ thuật và đồ dùng dạy học để dạy khắc sâu kiến thức và dạy thực hành cho học sinh. Học sinh ngày nay có nhiều thuận lợi vì các em được tiếp thu khá nhiều các tiến bộ công nghệ so với cha anh thời trước. Mặt khác giáo viên cũng cần tự làm các đồ dùng dạy học cụ thể để phục vụ cho bài dạy, tránh dạy chay, dạy suông. Ví dụ: Khi dạy bài “Điện năng tiêu thụ” giáo viên có thể hướng dẫn để các em đọc được chỉ số điện năng tiêu thụ của đồng hồ điện trong lớp hoặc của nhà trường. Đối chiếu với chỉ số được ghi lại sau 30 phút để giúp các em hiểu tốt vấn đề; tự theo dõi được điện năng tiêu thụ của gia đình hoặc dựa trên các chỉ số công suất của các vật dụng điện để giúp các em tính toán điện năng tiêu thụ. Vật dụng điện ở trong trường học rất nhiều, có thể cho các em tự đi ghi lại như tivi, cassette, bàn ủi, bình nước nóng, đàn organ, máy vi tính… Tất cả đều có bảng ghi chỉ số công suất tiêu thụ… Hoặc khi học chương Quang học, giáo viên có thể tận dụng nhiều vật dụng như kính lúp, kính lão, kính cận, kính màu để giúp các em nắm vững kiến thức… Một phương tiện giảng dạy hiệu quả hiện nay là máy tính xách tay (trong điều kiện nhà trường chưa có phòng học vật lý chuyên dụng). Giáo viên có thể tìm tải trên mạng nhiều ví dụ minh họa vật lý hấp dẫn, sinh động để phục vụ tiết dạy, hoặc thiết lập các trình chiếu PowerPoint, các hình minh họa ba chiều (3D) giúp cho việc dạy học thêm hiệu quả. 3.3 Tăng thời gian thực hành, luyện tập Một quan điểm quan trọng cần chú ý là giành nhiều thời gian cho các em thực hành luyện tập. Điều đáng nói là cần chú ý hiện nay số lượng sách bài giải bán trên thị trường rất nhiều, học sinh đôi khi thực hành làm bài một cách chính xác nhưng hoàn toàn máy móc không hiểu gì. Do đó, giáo viên cần chú ý ra các bài tập huy động tư duy, suy nghĩ của học sinh, tránh tình trạng học sinh học “vẹt”, làm bài tập “vẹt”. Lựa chọn nội dung, bài tập thực hành phù hợp, không quá khó cũng không quá dễ để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Mỗi tháng nên có một vài bài tập, bài thực hành tương đối toàn diện phân công cho các tổ cùng học nhóm, tham khảo và tìm cách giải, cách thực hành. Đến các tiết ôn tập yêu cầu các em thực hành giải hoặc làm thực hành ứng dụng. Một kiến thức được ứng dụng thường xuyên và hiệu quả hàng ngày mới được coi là kiến thức vĩnh cửu. Ví dụ như đối với học sinh lớp 9 thì kiến thức về số học đã được xem như là kiến thức vĩnh cửu (không thể đọc sai, viết sai). Vậy muốn các kiến thức vật lí trở thành kiến thức có giá trị lâu dài phải cho các em thực hành và tri giác nhiều, hiểu thật sâu sắc vấn đề. Ví dụ như các em học về điện thế, điện trở, công suất nhưng có thể nhiều em vẫn không biết rằng nguồn điện ở gia đình bao giờ cũng có hai dây (gọi nôm na là dây nóng và dây nguội), nếu sơ ý để hai dây này chạm vào nhau sẽ dẫn tới hiện tượng nổ, cháy nguy hiểm; chạm vào dây điện có thể nguy hiểm tới tính mạng; khi điều chỉnh vị trí, sửa chữa của các thiết bị điện… phải tắt nguồn điện… Chính do vậy nên đối với mỗi hoạt động thực hành ứng dụng phải yêu cầu học sinh ghi rõ các bước thực hành, thầy kiểm tra đảm bảo an toàn mới cho các em thực hiện hoặc thầy có thể làm mẫu rồi cho các em làm theo. Có thể dùng các câu hỏi thực hành ứng dụng đơn giản để giúp các em hiểu thêm nhiều khía cạnh ứng dụng khác của vật lý trong cuộc sống. Ví dụ: Có một du khách trong đoàn đi thăm rừng U Minh làm mất một chiếc kính cận. Khi nhận được tin báo này tất cả cán bộ bảo vệ khu rừng rất hốt hoảng em cho biết tại sao? Kết quả cần tìm hiểu và trả lời được là: Nếu chiếc kính chẳng may nằm trên đám cỏ khô, đến trưa khi mặt trời chiếu thẳng vào mặt kính tạo nên điểm hội tụ nhiệt rất có thể làm phát sinh đám cháy. 3.4 Kích thích hứng thú học tập của học sinh Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Con người chỉ có thể cảm thấy hứng thú trước một vấn đề khi có sở thích đối với vấn đề đó. Trong khi đó sở thích của học sinh rất đa dạng và phức tạp do vậy mà giáo viên cần rất nhiều biện pháp để thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh. Về mặt đặt vấn đề cho nội dung bài học: Giáo viên cần nêu ra ý nghĩa tích cực và thiết thực của vấn đề đối với cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Xung quanh ta luôn ngập tràn ánh sáng, để hiểu sâu về nó chúng ta bước vào chương “quang học” Hoặc làm thế nào để có hiểu biết và phòng tránh bệnh cận thị? Chúng ta thử tìm hiểu một phần nội dung thông qua bài học “kính cận, kính lão”… Sự hứng thú chỉ có thể có được trên cơ sở con người nhận thức được một phần của vấn đề và có nhu cầu khám phá vấn đề còn lại. Do đó các vấn đề đưa ra phải dựa trên nguyên tắc các em học sinh đã có một cơ sở tri thức nhất định về vấn đề đó và có nhu cầu khám phá tri thức còn lại. Đưa ra một vấn đề quá cũ kĩ học sinh sẽ không hứng thú học bài, làm bài. Còn nếu đưa ra một vấn đề mà học sinh không hề có căn bản tri thức về vấn đề đó thì các em hầu như không quan tâm. Theo nguyên tắc tâm lý này, việc dạy học vật lý phải dựa trên cơ sở tri thức mà các em đã biết để thiết lập tri thức mới. Muốn vậy giáo viên cần tránh áp đặt mà để cho các em tự tiếp cận vấn đề, tự dùng vốn tri thức của mình để khám phá vấn đề còn giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ đạo. Nhằm duy trì hứng thú học tập của các em, giáo viên cần có biện pháp kích thích các em tham gia xây dựng bài. Hình thức phổ biến là tặng điểm tích lũy. Ví dụ: - Học sinh phát biểu 1 lần đúng được cộng một điểm tích lũy. Cứ 5 điểm tích lũy được tính thành 1 điểm cộng vào bài kiểm tra 1 tiết. - Nếu bài kiểm tra liền kề đã được 10 điểm thì điểm tích lũy sẽ được cộng cho bài kiểm tra lần tới. Cách làm nhằm giúp các em học sinh yếu kém, trung bình có cơ hội học tập vươn lên khắc phục sự yếu kém về điểm số trong các tiết kiểm tra và nhờ đó các em có động cơ, hứng thú học tập cao hơn, yêu thích môn học hơn. Mặt khác cũng kích thích những học sinh khá giỏi hăng say tham gia xây dựng bài để cải thiện điểm số tốt hơn nữa. Bằng cách này, những em lỡ bị điểm yếu của các bài kiểm tra trước vẫn tự tin học tập và nếu phát biểu nhiều thì sẽ có nhiều cơ hội để sửa chữa hạn chế của mình. 3.5 Đẩy mạnh hoạt động thi đua, các hoạt động trò chơi trong học tập Đồng thời với biện pháp giúp các em tích lũy điểm số, chúng ta cũng cần phát động các phong trào thi đua, các trò chơi giúp các em tiếp cận với môn học tốt hơn. Thi đua có nhiều hình thức như thi đua giữa tổ với tổ, giữa cá nhân với cá nhân… Ví dụ đề ra các tiêu chí thi đua như: - Tổ có nhiều bạn thuộc bài nhất. - Tổ có nhiều bạn phát biểu nhất. - Tổ có nhiều bạn giải bài tập nhanh nhất. - Tổ có nhiều bạn tiến bộ nhất… Giữa cá nhân với cá nhân cũng có thể đề ra nhiều tiêu chí để các em thi đua với nhau. Ví dụ: - Giữ gìn, trình bày tập sở sạch đẹp. - Sáng tạo - Siêng thực hành - Mồ hình thực hành đẹp… Tùy kết quả và danh hiệu mà các em nỗ lực đạt được, giáo viên có thể quy thành điểm tích lũy để động viên các em. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng có thể tổ chức cho các em thi qua các trò chơi đơn giản nhưng rất hào hứng như: - Thi ai viết được nhiều công thức vật lý nhất. - Thi ai nhớ được nhiều đơn vị đo (vật lý) nhất. - Thi ai nhớ nhiều định luật, quy tắc, định nghĩa nhất… Trẻ em vốn thích chơi, thích khen do vậy hai biện pháp nhỏ trên đây có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp các em hứng thú với môn học. 4. Kết quả Theo kế hoạch đầu năm học, bản thân tôi đã khảo sát chất lượng môn vật lý lớp 9 của trường. Qua đó thấy khá nhiều học sinh hổng kiến thức ở các lớp dưới. Khảo sát 65 em với 1 câu hỏi lý thuyết và một câu hỏi thực hành. Tỷ lệ học sinh trên trung bình chỉ đạt 46%, số còn lại điểm dưới năm. Đến cuối năm học, chất lượng học sinh đã nâng lên rõ nét: Loại Đầu năm Cuối năm Tăng & giảm SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Giỏi 1 1.5 4 6.2 3 4.6 Khá 3 4.6 11 16.9 8 12.3 TB 26 40.0 47 72.3 21 32.3 Yếu 33 50.8 3 4.6 -30 -46.2 Kém 2 3.1 0 0.0 -2 -3.1 65 100.0 65 100.0 0 0.0 Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 16%, tỷ lệ học sinh TB tăng 32.3%, tỷ lệ học sinh yếu giảm 46.2% và tỷ lệ học sinh kém không còn. Nhìn chung hầu hết học sinh yếu đều vươn lên đạt trung bình, mặc dù đây là một kết quả khảo sát đánh giá mang tính tương đối song cũng cho thấy sự tiến bộ của học sinh rất rõ nét. Tuy nhiên vẫn còn một vài học sinh yếu, khả năng khắc phục điểm số chậm, đây là những học sinh mà tôi sẽ tiếp tục bồi dưỡng, hướng dẫn để giúp các em vươn lên trung bình trong thời gian còn lại của năm học. Kết quả lớn nhất mà tôi rất tâm đắc là phần lớn học sinh đã yêu thích học môn vật lý không còn ngán ngại như đầu năm. Kĩ năng thực hành của học sinh được nâng lên rõ nét. Bản thân tôi có thêm nhiều đồ dùng dạy học do các em tặng lại, sưu tầm được nhiều thiết bị dụng cụ vận dụng trong việc giảng dạy có hiệu quả; cũng như có thêm các tư liệu hay tích lũy sau một năm giảng dạy. 5. Kết luận Cuộc vận động “Hai không” đang đặt ra cho ngành giáo dục nhiều nhiệm vụ nặng nề trong đó nhiệm vụ đấu tranh, khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” là một trong những công việc khó khăn, vất vả. Là một giáo viên vật lý, với chức trách và nhiệm vụ của mình tôi đã tìm tòi nhiều biện pháp và có các hành động cụ thể để hưởng ứng cuộc vận động. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là một trong những hành động đó. Đổi mới phương pháp giảng dạy đã trở nên cấp thiết hiện nay, nhất là cần phải làm sao để triệt để chống tình trạng học sinh học vẹt, làm bài vẹt; với môn vật lý thì cần phải chống tình trạng lý thuyết suông qua đó giúp các em học sinh nắm kiến thức một cách chắc chắn, có thể vận dụng tốt trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp dạy học thực hành đã được nhiều người biết đến song trong thực tế việc vận dụng cũng còn những hạn chế nhất định. Vấn đề đặt ra là bản thân tôi đã tìm tòi và phối hợp với các phương pháp khác như nêu vấn đề, phương pháp thi đua, kích thích hứng thú học tập, phương pháp tổ chức trò chơi… nhờ đó đã đạt được những hiệu quả nhất định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song đề tài cũng khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp. NGƯỜI VIẾT Nguyeãn Quoác Nam .  SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH BỘ MÔN VẬT LÝ LỚP 9 Người thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Đơn vò: Trường THCS Mỹ Thuận  Kiên Giang, năm 2008. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: SỬ. Thuận  Kiên Giang, năm 2008. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ LỚP 9 1. Đặt vấn đề Mâu thuẫn giữa khối tri thức khổng lồ của nhân loại. dạy học đang là một vấn đề bức xúc hiện nay. Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, bản thân tôi đã nghiên cứu và xin trình bày đề tài Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học thực hành môn Vật lý

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRÖÔØNG THCS MYÕ THUAÄN

  • 1. Đặt vấn đề

  • 2. Những khó khăn chủ yếu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan