TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Cơ cấu tổ chức của Bộ máy hành chính nhà nước theo Hiến pháp 1992 ? A. Chính phủ: 1.Về cơ cấu tổ chức: + Chính phủ được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm); Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thương vụ Quốc hội; + Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Chính phủ hoạt động theo hai thiết chế quyền lực: tập thể Chính phủ (Điều 112 - Hiến pháp 1992, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) và người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ (Điều 114 – HP năm 1992 về nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ). Bộ và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mính phụ trách trong phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ . Ngoài ra, tổ chức chính phủ nước ta còn có những cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định thành lập. Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều điểm khác với Bộ, cơ quan ngang Bộ - là những cơ quan của Chính phủ. 2.Vị trí của Chính phủ: Theo Điều 109 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, vị trí của Chính phủ được xác định vừa trong quan hệ với Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vừa trong quan hệ với cả bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước. - Trong quan hệ với Quốc hội, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTV Quốc hội; chịu sự giám sát của Quốc hội, và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. - Trong quan hệ với bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cấp cao nhất toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; Chính phủ thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động hành chính của bộ máy nhà nước. Tuy vị trí của Chính phủ được xác định trong hai quan hệ, nhưng xét về nội dung là thống nhất với nhau: chấp hành của Quốc hội cùng là thực hiện quyền hành chính nhà nước cao nhất; là một thiết chế chính trị - hành chính. 3.Vai trò của Chinh phủ: Vai trò của Chính phủ thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Vai trò của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ do Hiến pháp quy định tại Điều 112, Hiến pháp năm 1992 (sữ đổi). B. Bộ - Cơ quan ngang Bộ: 1.Vị trí, chức năng của Bộ - Cơ quan ngang Bộ: Bộ , cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các địch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật (theo Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11, ngày 05/8/2002 của Quốc hội, cơ cấu tổ chức Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam gồm 20 Bộ, 06 cơ quan ngang Bộ). - Cơ quan Chính phủ là cơ quan do Chính phủ quyết định thành lập (không cần Quốc hội phê chuẩn). Cơ quan thuộc Chính phủ có 2 loại: + Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quan lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. + Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.Cơ cấu tổ chức của Bộ: - Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; - Cục, Tổng cục (không nhất thiết Bộ nào cũng có); - Các tổ chức sự nghiệp. Trong đó: + Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, một việc không giao cho nhiều vụ. + Cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cục thành lập phòng và đơn vị trực thuộc. Cục có con dấu và tài khoản riêng. + Tổng cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp, không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức Tổng cục, bao gồm: cơ quan Tổng cục (gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc); Cục ở cấp tỉnh, chi cục (ở cấp huyện nếu có). Tổng cục có con dấu và tài khoan riêng. + Tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ được thành lập để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công; tổ chức sự nghiệp của Bộ không có chức năng quản lý nhà nước. C. Chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Vị trí, vai trò chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính quyền địa phương được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối chính quyền trung ương. Nhiệm vụ, quyên hạn của chính quyên địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương tuyệt đối không phải là một “nhà nước con” trong nhà nước thống nhất. Nhưng nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhân dân làm chủ không phải chỉ trên phạm vi cả nước thông qua Quốc hội mà còn làm chủ trong phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ các cấp được pháp luật quy định. Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cấp huyện, quân, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phương, thị trấn) ở mỗi cấp đều có hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, trong đó: - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân nhân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kết hoach phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng an ninh ở địa phương; vế các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước - Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của nước ta bao gồm: UBND ở ba cấp và các cơ quan chuyên môn của UBND. UBND ở mỗi cấp do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước ta được tổ chức vừa tạo thành một hệ thống hành chính thống nhất thứ bậc, thống nhất từ TW (Chính phủ) đến địa phương, cơ sở (xã , phường) ; vừa gắn bó với nhân dân và cơ quan đại biểu của nhân dân (HĐND). UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho UBND từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) từ Điều 82 đến Điều 113. 2. Cơ cấu tổ chức của UBND Về tổ chức, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND, còn các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu cử các thành viên UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Số lượng thành viên UBND các cấp gồm: - UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng thành phố Hà Nội và TP HCM có không quá 13 thành viên). - UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. - UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên. UBND các cấp là cơ quan thẩm quyền chung (thẩm quyền trên nhiều lĩnh vực) được tổ chức thành hai thiết chế thẩm quyền: thiết chế tập thể UBND và thiết chế người đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND. Các cơ quan chuyên môn của UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn của UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. QUYẾT ĐỊNH VÀ CƯỠNG CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Để 1 quyết định thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì chủ thể cần phải làm gì khi ra quyết định hành chính? 1. Khái niệm: QĐ QLHCNN là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước. Khi thực hiện chức năng quản lý hành chính NN, cơ quan QLNN có quyền tham gia bất kỳ quan hệ xã hội nào vì cơ quan HCNN có quyền quản lý tất cả các lĩnh vực. Hoạt động của CQHCNN mang tính chất quyền lực pháp lý: có luật, những văn bản dưới luật. Trong hoạt động QLHCNN dùng nhiều biện pháp khác trong đó có quyết định hành chính để điều chỉnh một cách kịp thời QĐHC là phương tiện văn bản không thể thiếu trong hoạt động QLHC. Các dấu hiệu của QĐQLHCNN: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng dấu hiệu. 2. Để 1 quyết định thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì chủ thể cần phải làm gì khi ra quyết định hành chính? a. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính * Giai đoạn ban hành quyết định hành chính: - Bước 1: Điều tra, nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá tình hình căn cứ ra QĐ, dự đoán lập ra phương án và lựa chọn phương án tốt nhất. + Kiểm tra tính khách quan của thông tin, tránh định kiến và chủ quan + Chỉnh lý nguồn thông tin theo yêu cầu + Xử lý, tìm ra giải quyết những tình huống phát sinh + Nghiên cứu, sử dụng những phương án đưa ra trong quyết định ( phương án phức tạp phải đề xuất ra nhiều tình huống để xử lý), bảo đảm về lợi ích KTXH + Bảo đảm phương tiện trong QĐ ( vật chất) + Xây dựng phương án, chú ý về mặt pháp lý - Bước 2: Soạn thảo quyết định + Đưa ra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, tránh đưa ra những ý kiến tùy tiện không đúng + Tham gia ý kiến của dân vì nhân dân tham gia QLNN + Những QĐ mang tính chất CT – KT – VH –XH quan trọng yêu cầu phải hỏi ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, tránh để lộ bí mật quốc gia. - Bước 3: Thông qua QĐ @ Thông qua chế độ lãnh đạo tập thể ( thẩm quyền chung), quyết định theo đa số + Chuẩn bị cuộc họp để thông qua + Tài liệu phải đưa trước cho đại biểu 2 ngày + Trọng tâm trong hội nghị: nội quy phát biểu + Sơ kết để đưa ra đề án chính của vấn đề + Các thành viên tham gia chịu trách nhiệm @ Thông qua chế độ thủ trưởng + Thủ trưởng có quyền quyết định + Bản lĩnh của Thủ trưởng + Tránh đưa hết vào tham mưu # Thủ trưởng cần tránh 4 sai lầm: + Ra những QĐ không nắm vững thực tế + Quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không kiểm tra kỹ + Ra những QĐ dựa hẳn vào quyết định của cấp trên + Ra những QĐ không đúng thẩm quyền. - Bước 4: Ra văn bản + Thể thức văn bản + Sửa chữa các lỗi nếu có + Người có thẩm quyền ký vào VB có trách nhiệm trước VB mình đã ký *. Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định hành chính: - Bước 1: Nhanh chóng triển khai để thực hiện QĐ + Cấp dưới triệt để thực hiện QĐ + Công bố thực hiện QĐ, theo đúng đối tượng bảo đảm dân chủ - Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định + Cần phân côngcán bộ, đồng thời đảm bảo những phương tiện để thực hiện: tài chính, vật chất + Biện pháp: đại trà, làm thí điểm ( làm thử), rút kinh nghiệm - Bước 3: Xử lý thông tin phản hồ, điều chỉnh quyết định kịp thời. + Thông tin phản hồi là MLH ngượccủa quản lý + Điều chỉnh khi có những phát sinh nhất định khi cần thiết + Thực hiện quyết định * Giai đoạn kiểm tra và thực hiện QĐ hành chính: @ Chế độ kiểm tra: + KT công việc để tạo ra hiệu qủa nhất định + Nắm tình hình thực hiện QĐ + Phát huy những mặt tốt, khắc phục nhược điểm + Phương pháp KT đúng mục đích, yêu cầu @ Hình thức kiểm tra: Thường xuyên, đột xuất @ Xử lý kết quả kiểm tra: Đôn đốc, thực hiện; khen thưởng; Xử lý các vấn đề sai phạm; * Giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện QĐ + Sơ kết: đánh giá trung thực những việc làm được, chưa được + Tổng kết: đúng b. Tính hợp pháp và hợp lý của QĐHC Nguyên tắc quản lý NN bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định quản lý hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định QLHC được ban hành trên cơ sở HP, Luật, văn bản của cơ quan NN cấp trên và phải nhằm thực hiện pháp luật. Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối, chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, khả năng quản lý nhà nước trong từng gia đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định QLHC có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định QLHC, các cơ quan hành chính nhà nước phải bảođảm tính hợp pháp và hợp lý, nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận. Nhưng cũng có những trường hợp, tính hợp pháp và hợp lý không đo062ng nhất với nhau. Lý do chính là cơ quan ban hành chưa kịpsửa chữa những quyết định đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa, hoặc cơ quan ban hành không tính hết được những đặc điểm của từng địa phương, cơ sở nên có thể quyết định phù hợp với nơi này nhưng không phù hợp với nơi khác. Trong trường hợp này các địa phương, cơ sở khi áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị với cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, cơ sở. Trong mọi trường hợp, tính hợp pháp luôn có ưu thế hơn so với tính hợp lý nên không thể vì lý do hợp lý màcoi thường quyết định của cấp trên, tự ban hành những quy định riêng trái với quy định của pháp luật. * Các yêu cầu của tính hợp pháp: Tính hợp pháp của QĐ QLHC được thể hiện trong các yêu cầu sau: - Các QĐ QLHC phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Có nghĩa là các QĐHC không được trái với HP, Luật, văn bản pháp quy của cơ quan NN cấp trên. Hay nói ngắn gọn các QĐ hành chính không được vi luật - Các QĐ QLHC phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết những vấn đề nhất định do pháp luật giao cho,không lạm quyền và lẫn tránh trách nhiệm (không vi quyền) - QĐ QLHC phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống QLNN và đời sống dân sự xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới ra các QĐ nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể. - QĐ QLHC phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định. + Về hình thức, các QĐ QLHC phải đúng tên gọi, thể thức và hình thức thể hiện văn bản hay văn nói. + Những sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp. + Về thủ tục ban hành, các QĐQLHC phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho QĐ hành chính trở thành bất hợp pháp. * Các yêu cầu của tính hợp lý: - QĐQLHC hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng QĐQLHC chỉ hợp lý khi nó hợp pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lí do hợp lý, phù hợp với nhu cầu của địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của QĐ. Một QĐHC được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau: + QĐQLHC phải bảo đảm hài hòa lợi ích của NN, tập thể và cá nhân. Không nên ra các QĐHC vì mang lại lợi ích công cộng mà gây thiệt hại cho công dân, ngược lại, tránh vì vụ lợi cho 1 tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý lợi ích giữa NN và XH. Coi lợi ích của NN và lợi ích chung của công dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của QĐHC. + QĐQLHC phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. QĐ cần chỉ cụ thể các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể phương tiện thực hiện quyết định. + QĐQLHC phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện. ND của QĐ phải tính hết các yếu tố CT, KT, VH, XH;phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả, mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương tiện thực hiện. các biện pháp trong QĐ phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong QĐ liên quan. + QĐQLHC phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa . TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Cơ cấu tổ chức của Bộ máy hành chính nhà nước theo Hiến pháp 1992 ? A. Chính phủ: 1.Về cơ cấu tổ chức: + Chính phủ được thành lập và hoạt động. quan hệ với bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cấp cao nhất toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung. và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Vị trí, vai trò chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nhà nước ta là Nhà nước của dân,