1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giáo trình đào tạo kỹ năng vi tính ppsx

39 492 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Bạn chọn công cụ Selection Tool để chọn cả hai đối tượng, chọn menu Modify, chọn Align, chọn Horizontal Center để căn đường thẳng vào giữa hình chữ nhật.. Để thay đổi màu của đối tượng h

Trang 1

flash

Trang 2

2.1 Stage (sân khấu) 6

2.2 Toolbox (hộp công cụ) 6

2.3 Panels (bảng chức năng) 6

2.4 Timeline (trục thời gian) 6

2.5 Layers (các lớp) 6

2.6 Library (thư viện) 7

2.7 Properties (bảng thuộc tính) 7

3 CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN 7

4 KỸ NĂNG VẼ HÌNH 7

4.1 Vẽ hình bình hành 7

4.2 Vẽ hình thoi 8

4.3 Vẽ tam giác cân 8

4.4 Vẽ tam giác đều 8

4.5 Kẻ sơ đồ trong những bài toán đố 8

4.6 Vẽ hình cầu 9

5 KỸ NĂNG TÔ MÀU 9

5.1 Đổ màu và xóa màu 9

5.2 Tạo chuyển màu trong hình 11

6 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG 13

6.1 Tạo chuyển động thẳng đơn giản 13

6.2 Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp 16

7 CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO (PATH) 18

8 BIẾN HÌNH 20

9 HIỆU ỨNG MẶT NẠ (MASK) 22

10 GẤP HÌNH 24

Trang 3

11 CẮT GIẤY 25

12 QUAY COMPA 27

13 TẠO NÚT CHẠY (PLAY) CHO ĐOẠN HOẠT HÌNH 29

14 CON LẮC ĐƠN 31

Trang 4

phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng Macromedia FlashPlayer Chương trình điện toán này được viết và phân phối bởi Adobe Systems (công

ty đã mua Macromedia) Flash dùng kỹ thuật đồ họa vectơ và đồ họa điểm (rastergraphics) Ngoài ra Flash còn có một ngôn ngữ văn lệnh riêng gọi là ActionScript và

có khả năng truyền và tải luồng âm thanh hoặc hình ảnh Macromedia Flash đượcdùng để chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash Còn Flash Player được dành để chỉứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash Tuy vậy, chữ Flashđược dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên

Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm môphỏng Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnhtrong phim Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động.Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình Flash cũng cóthể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg, để phù hợp với các ứng dụng củangười sử dụng như trên Web, CD,

Các tập tin Flash, thường thường mang phần mở rộng là swf và có thể hiện thịbởi các chương trình duyệt trang Web hay ứng dụng Flash Player Các tập tin Flashthường là hoạt họa, quảng cáo hay các thành phần trang trí của các trang Web Gầnđây Flash còn được sử dụng để tạo ra các ứng dụng Internet phong phú Với một kíchthước tương tự, một tập tin Flash có thể chứa nhiều thông tin hơn là một tập tin hìnhdạng GIF hay dạng JPEG

Ưu điểm lớn nhất của Flash - với đồ họa dạng vecto - là kick thước file rất nhỏ.Thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua Internet

Phiên bản mới nhất của Flash (8/2007) là Flash 9 ( Flash IDE CS 3, FlashPlayer 9 ) với actionscript 3 ( so với actionscript 2 trong flash 8 )

Trang 5

1.2 Cài đặt

Để cài đặt chương trình Macromedia Flash 8, bạn cần mua đĩa phần mềm Mở

ổ đĩa và tìm đến file cài đặt (file chạy: Flash8-en exe)

Chương trình cài đặt bắt đầu chạy để cài đặt phần mềm Macromedia Flash8vào máy tính của bạn

Các bạn nhấn Next để tiếp tục cài đặt.

Bạn chọn “I accept the iterms in the licensce agreement” để đồng ý với các

điều khoản của nhà sản xuất, nhấn Next Máy tính mặc định cài đặt phần mềm vào ổ

“C:\Program Files\Macromedia\Flash 8\ ” Bạn có thể cài đặt sang một ổ khác của

Trang 6

Sau khi cài đặt xong, máy tính báo cài đặt đã thành công (InstallShield

Wizard Completed), bạn chọn Finish để hoàn tất việc cài đặt.

1.3 Khởi động Flash

Sau khi cài đặt phần mềm Macromedia Flash, bạn có thể khởi động chươngtrình bằng các cách sau:

Bạn vào Start→Programs→Macromedia→ Macromedia Flash.

 Click đúp hoặc chọn và nhấn Enter vào biểu tượng Flash ở màn hìnhDesktop

1.4 Thoát khỏi Flash

Để thoát khỏi chương trình, bạn có thể thực hiện các cách sau:

Để thoát khỏi chương trình Các bạn chọn menu File và chọn Exit.

Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

Trang 7

2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1 Stage (sân khấu)

Stage là vùng màn hình mà bạn vẽ vào và là vùng trình diễn khi phim đã được

Swatches), các phép biến hình: xoay hình, phóng to thu nhỏ… (Transform), …

Có thể cho gọi các bảng từ menu Window.

2.4 Timeline (trục thời gian)

Trục thời gian tổ chức và điều khiển về vấn đề thời gian của đoạn hoạt hình

Trang 8

kích cỡ sân khấu…), đối tượng hình ảnh (màu nét, màu nền, độ rộng nét ), các thông

số trong các chuyển động (tốc độ nhanh dần hay chậm dần, quay theo chiều nào…)

3 CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN

NĂNG VẼ HÌNH

4.1 Vẽ hình bình hành

Để vẽ hình bình hành, bạn click chuột chọn biểu tượng Rectangle Tool

Dùng chuột vẽ một hình chữ nhật Tiếp đó chọn công cụ Selection Tool vàkhoanh vùng chọn cả hình chữ nhật

Chọn công cụ Free Transform Tool , rồi đưa chuột đến biên của hình chữnhật, khi xuất hiện mũi tên hai chiều thì nhấn và kéo sang ngang để được hình bìnhhành

Trang 9

Tiếp đó, sử dụng công cụ Selection Tool chọn toàn bộ hình vuông Chọn

công cụ Free Transform Tool , rồi đưa chuột đến góc của hình xoay một góc 45o

Click chuột ra ngoài vùng trắng, sau đó dùng công cụ Selection Tool để chọn

lại đối tượng và kéo hạt đen làm cho hình bị bẹt lại để được một hình thoi

4.3 Vẽ tam giác cân

Đầu tiên, dùng công cụ Rectangle Tool vẽ một hình chữ

nhật

Sau đó, vẽ một đường thẳng đứng bên ngoài hình chữ nhật

bằng công cụ Line Tool

Bạn chọn công cụ Selection Tool để chọn cả hai đối

tượng, chọn menu Modify, chọn Align, chọn Horizontal Center

để căn đường thẳng vào giữa hình chữ nhật

Tiếp tục dùng công cụ Line Tool vẽ hai cạnh bên của tam giác Sau đó, xóa bỏ những nét không cần thiết bằng cách dùng chuột chọn các nét thừa và nhấn Delete

trên bàn phím Như vậy chúng ta đã vẽ xong tam giác cân

4.4 Vẽ tam giác đều

Các bạn chọn công cụ Line Tool : vẽ 2 đường thẳng đứng và một đường

nằm ngang Giữ Shift trong quá trình vẽ để được những nét thẳng.

Chọn menu Window → Transform để xuất hiện cửa sổ Transform Bạn sẽ

sử dụng chức năng này để quay các đường thẳng đứng

Đầu tiên, bạn chọn đường thẳng đứng bên trái, trở về cửa sổ Transform rồi nhập vào hộp Rotate là 30 o , gõ xong nhấn Enter Làm tương tự với đường thẳng bên phải để quay một góc -30 o

Tiếp theo di chuyển 3 đường thẳng cho chúng cắt nhau, rồi chọn các nét thừa

và xóa bỏ chúng bằng phím Delete Kết thúc việc này, bạn được một tam giác đều.

4.5 Kẻ sơ đồ trong những bài toán đố

Bạn có thể sử dụng công cụ Line Tool như sau:

Chọn công cụ Line để vẽ các nét dọc và một nét ngang tùy ý, như hình dưới:

Trang 10

Tiếp theo, bạn chọn toàn bộ các nét dọc Chọn menu Window, chọn Align để xuất hiện cửa sổ Align Trên cửa sổ Align, chọn chức năng độ dài bằng nhau , cănchỉnh trục ngang đối xứng , giãn khoảng cách bằng nhau

Bây giờ bạn chọn cả nét dọc và nét ngang, chọn trục ngang đối xứng Nhưvậy, quá trình vẽ sơ đồ đã hoàn tất

4.6 Vẽ hình cầu

Để vẽ hình cầu Các bạn làm như sau:

Chọn công cụ Oval Tool Tiếp đó, chọn công cụ Fill Color , rồi

chọn kiểu tô Gradien

Các bạn giữ Shift và dùng chuột vẽ một hình tròn Khi đó ta được một hình cầu cần vẽ Tiếp đó, chọn công cụ Gradien Transform Tool để thay đổi mầusáng, mầu tối trên hình cầu

5 KỸ NĂNG TÔ MÀU

5.1 Đổ màu và xóa màu

Một đối tượng hình vẽ (Shape) trong flash bao gồm: Nét và Mảng.

Để thay đổi màu của đối tượng hình vẽ (Shape), bạn chọn công cụ Selection

tool , chọn vào mảng (hay nét) cần thay đổi màu, chọn vào công cụ Fill color

(đối với mảng) hay công cụ Stroke color (đối với nét) và chọn màucần đổ Như vậy, đối tượng của bạn đã được thay đổi màu

Trang 11

Đổ màu cho mảng

Để xóa mảng (hay nét) của đối tượng hình vẽ, bạn chọn công cụ Selection tool , chọn mảng (hay nét) cần xóa và nhấn phím Delete.

Xóa nét của đối tượng hình vẽ

Để đổ lại màu cho mảng (hay nét), các bạn chọn công cụ Paint Bucket Tool (đối với mảng) hay công cụ Ink Bottle Tool (đối với nét), click tiếp vào đốitượng hình vẽ để đổ màu

Trang 12

Vẽ nét của đối tượng hình vẽ

- Paint Bucket Tool (K) đổ màu cho mảng.

- Ink Bottle Tool (S) đổ màu cho nét.

- Nhấn Delete để xóa màu của mảng hoặc của nét.

- Click đúp để chọn cả mảng và nét

- Hình dưới dạng Shape (khi chọn bằng công cụ Selection Tool (V) có các

chấm nhỏ) thì mới đổi màu được

- Đổ màu vào mảng bằng công cụ Paint Bucket Tool (K), đổ màu nét bằng công cụ Ink Bottle Tool (S).

- Đổi màu mảng: click đúp vào Fill color Đổi màu nét: click đúp vào

Stroke color.

Bài tập 1: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) màu xanh lá cây, nét

đỏ

Bài tập 2: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) màu vàng cam, nét

nhiều màu: có đoạn màu đỏ, đoạn màu xanh, đoạn màu vàng…

Trang 13

5.2 Tạo chuyển màu trong hình

Đôi khi trong một mảng hình ta muốn có nhiều màu Flash có khá nhiều lựa chọn chobạn tô màu

Trang 14

Bạn cũng có thể thêm một ô màu nữa ở giữa hai ô màu có sẵn (bằng cách clickvào khoảng giữa hai ô màu) và kéo các ô màu trên bảng chuyển màu để được đốitượng hình vẽ chuyển màu vừa ý

- Nhấn vào thanh trượt trong bảng Colour Mixer để thêm màu.

- Để bỏ bớt màu, nhấn vào con chạy và kéo ra ngoài vùng bảng Colour

Trang 15

Bài tập: Vẽ một hình bất kỳ bằng công cụ Pen Tool (P) và tạo chuyển màu

cho hình đó từ màu đỏ sang vàng sang xanh lá và xanh lam

6 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Tạo chuyển động cho hình là thế mạnh và cũng là chức năng chính của Flash

Đã có sự chuyển động tức là đã có sự thay đổi Mà có sự thay đổi tức là liên quan đếnthời gian Vì vậy để tạo chuyển động trong flash, các bạn phải luôn chú ý đến thờigian mà ta đặt ra cho vật chuyển động hay biến đổi trên dòng thời gian (Time line)

6.1 Tạo chuyển động thẳng đơn giản

Chuyển động đơn giản và cơ bản nhất là chuyển động thẳng: Ở thời gian đầu tiênhình ở một vị trí là A và sau một khoảng thời gian do bạn đặt ra, nó sẽ di chuyển thẳng đến

vị trí B

Để tạo một chuyển động thẳng của của con thuyền bạn làm như sau:

Click đúp vào Layer 1 sửa tên thành bien và chọn menu File→

Import→Import to stage, chọn bức ảnh biển để đưa vào trang soạn thảo.

Chọn công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh kích thước ảnh biển

Trang 16

Click chuột vào biểu tượng (Insert Layer) để tạo thêm một lớp (Layer)

mới Đặt tên lớp thuyen Chọn menu File→Import→Import to stage, chọn bức ảnh

thuyền để đưa vào trang soạn thảo Dùng công cụ Free Transform Tool để điềuchỉnh kích thước con thuyền cho phù hợp

Trang 17

Tiếp theo, bạn sẽ di chuyển con thuyền tới vị trí đầu tiên của đường chuyểnđộng.

Trên trục thời gian (Timeline) của lớp bien, chọn Frame 30 (Số Frame càng

lớn thì thời gian chuyển động càng chậm) và nhấn phím F5 để chèn thêm Frame.

Trên trục thời gian của lớp thuyen, chọn Frame 30 rồi nhấn phím F6 để chèn

một KeyFrame Tại đây này, di chuyển con thuyền và đặt vào vị trí cuối cùng của

đường chuyển động

Bây giờ, từ Frame 1 đến Frame 29, chiếc thuyền nằm ở vị trí ban đầu, đếnFrame 30 con thuyền nằm ở vị trí cuối cùng Để tạo chuyển động cho con thuyền từ

vị trí đầu đến vị trí cuối bạn click phải chuột vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame

đầu và cuối của lớp thuyen và chọn Create Motion Tween Chương trình sẽ tự chia

khoảng cách giữa hai vị trí đầu và cuối thành 30 phần, mỗi một Frame, chương trình

tự thay đổi vị trí của con thuyền và kết quả là con thuyền chuyển động từ vị trí đầuđến vị trí cuối

Trang 18

Vị trí của con thuyền tương ứng với các Frame từ 1 đến 30

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn hoạt hình chiếc thuyền

chuyển động trên biển

Bạn cũng có thể thay đổi vị trí, kích thước, hướng của con thuyền ở Frame đầutiên và Frame cuối cùng để con thuyền chuyển động theo ý muốn của bạn chẳng hạn

là chuyển động ra khơi, chuyển động cập bến, …

Con thuyền ra khơi

Để tăng tốc độ chuyển động, bạn sẽ xóa bớt các Frame trên trục thời gian bằngcách chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn tổ hợp phím

Trang 19

Tương tự, bạn chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn

phím F5 để tạo thêm các Frame.

- Muốn thời gian chuyển động lâu hơn, ta kéo dài thêm frame trên Timeline

- Để chuyển đối tượng sang MovieClip ta nhấn F8

- Đối tượng là MovieClip có thể chuyển động to dần hoặc nhỏ dần

- Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc (Key Frame đầu tiên và Key Frame cuối cùng), vị trí của đối tượng chuyển động khác nhau Chọn Motion Tween

để cho đối tượng chuyển động

- Mũi tên của Motion Tween trên Timeline phải là nét liền thì hình mới

chuyển động, nếu là nét đứt tức là một trong 2 Key Frame đầu và cuốikhông có đối tượng

Bài tập: Vẽ hình một ô tô hình chữ nhật có hai hình tròn làm hai bánh xe Vẽ

một đường thẳng làm đường đi Tạo chuyển động cho ô tô chạy trênđường thẳng với tốc độ nhanh dần

6.2 Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp

Để tạo được chuyển động cho viên bi lăn từ trên dốc xuống, nhanh dần, rồichuyển động đều trên mặt nằm ngang, bạn thực hiện như sau:

Trang 20

(dạng hình cầu) Chọn menu Modify→Convert to Symbol→Graphic và chọn OK

để chuyển đối tượng hình vẽ thành đối tượng hình ảnh Di chuyển viên bi đến vị tríđỉnh máng nghiêng

Tại Frame 30 của các lớp Mang và lớp Gia_do, bạn nhấn phím F5 để chèn thêm Frame Cũng tại Frame 30 nhưng của lớp vienbi, bạn nhấn phím F6 để chèn

thêm một Key Frame và di chuyển vị trí của viên bi tới chân máng nghiêng.

Chọn chuột phải vào Frame bất kỳ giữa Frame 1 và Frame 30 của lớp vienbi

chọn Creat Motion Tween Sau đó, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để

xem kết quả và bạn đã có viên bi lăn xuống máng nghiêng

Tuy nhiên, để viên bi lăn và chuyển động nhanh dần, bạn chọn vào Frame bất

kỳ giữa Frame1 và Frame 30 của lớp vienbi, chọn menu Windows, chọn Properties

và chọn Properties Tại cửa sổ Properties: phần Ease = -100 để viên bi chuyển động nhanh dần, phần Rotate chọn là CW để viên bi quay theo chiều kim đồng hồ.

Trang 21

Như vậy, bạn đã tạo được chuyển động lăn xuống dốc của viên bi Bây giờ bạn

sẽ tạo chuyển động cho viên bi trên máng nằm ngang

Tại Frame 60 của Mang và Gia_do, bạn nhấn F5 Tại Frame 60 của vienbi, bạn

nhấn F6 và di chuyển vị trí viên bi tới cuối máng nằm ngang.

Chọn Frame bất kỳ giữa hai Frame 30 và 60, click phải chuột chọn Create

Motion Tween Sau đó tại cửa sổ Properties, bạn chọn Rotate là CW và Ease = 0

để viên bi lăn đều

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có đoạn hoạt hình hoàn chỉnh.

- Nhấn F5 để thêm Frame, F6 để tạo KeyFrame

- Ease= giá trị âm (-) thì sẽ nhanh dần đều và giá trị dương (+) thì sẽ chậm

Bài tập: Mô tả chuyển động quả bóng rơi xuống đất: Vẽ một hình tròn (quả

bóng) Và một đường thẳng (mặt đất) Tạo chuyển động cho quả bóngrơi thẳng xuống đất với tốc độ nhanh dần Khi chạm đất (đườngthẳng), quả bóng nảy thẳng lên chậm dần và lại rơi xuống nhanh dần,lại đập vào mặt đất và nảy lên Cứ thế khoảng 5 lần Lưu ý độ cao khinảy lên sau mỗi lần lại thấp dần, thấp dần

7 CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO (PATH)

Về nguyên tắc thì cách tạo chuyển động theo quỹ đạo tương tự cách tạochuyển động thẳng, chỉ khác là bạn cần phải vẽ một đường quỹ đạo chuyển động

Chẳng hạn, để con ong bay theo một quỹ đạo nào đó bạn làm như sau:

Trang 22

Trên Layer Guide: Ong, bạn vẽ quỹ đạo chuyển động (có thể dùng công cụ

Pencil để vẽ) Vẽ xong quỹ đạo, chọn Frame 30 trên lớp này dùng công cụ Select

Tool di chuyển con ong tới vị trí cuối của quỹ đạo vừa vẽ sao cho tâm của hình con

ong (vòng tròn nhỏ) bị dính vào điểm cuối của quỹ đạo

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để xem đoạn hoạt hình con ong bay theo quỹ

đạo vừa vẽ

Tuy nhiên, bạn sẽ thấy con ong đã chuyển động theo quỹ đạo đã vẽ nhưng hìnhcon ong không thay đổi theo hướng bay nên không giống thật, bạn sẽ sửa điều đóbằng cách:

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ (Shape). - Giáo trình đào tạo kỹ năng vi tính ppsx
Hình v ẽ (Shape) (Trang 25)
Hình vẽ thành đối  tượng hình ảnh. - Giáo trình đào tạo kỹ năng vi tính ppsx
Hình v ẽ thành đối tượng hình ảnh (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w