HIỆU ỨNG MẶT NẠ (MASK)

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo kỹ năng vi tính ppsx (Trang 26 - 31)

Hiệu ứng mặt nạ là một hiệu ứng phổ biến khi xây dựng các đoạn hoạt hình bằng Flash. Với việc sử dụng hiệu ứng mặt nạ, bạn có thể chỉ cho phép người dùng quan sát một phần của đối tượng.

Thao tác:

Chẳng hạn, để làm một đoạn hoạt hình quan sát phong cảnh qua ống nhòm, bạn làm như sau:

Đầu tiên, bạn đặt tên cho Layer này là Nen. Tiếp theo, bạn chọn menu

File→Import→Import to Stage để chèn một bức ảnh phong cảnh vào trang soạn

thảo và dùng công cụ Free Transform Tool để thay đổi kích thước cho phù hợp. Xác định vị trí đầu tiên của bức ảnh cho phù hợp rồi chọn vào Frame 60, nhấn phím F6, di chuyển bức ảnh đển vị trí cuối cùng sao cho phù hợp. Tiếp theo, chọn vào Frame bất kỳ giữa Frame 1 và 60 chọn phải chuột và chọn Create Motion

Tween để được chuyển động của bức ảnh từ vị trí ban đầu đến vị trí cuối cùng.

Khóa lớp Canh lại để không bị thay đổi khi bạn thực hiện các thao tác khác. Việc tiếp theo là bạn sẽ tạo một mặt nạ (Mask) hình cái ống nhòm để người

dùng chỉ có thể quan sát được bức ảnh qua cái mặt nạ đó mà thôi. Bạn tạo một lớp mới và đặt tên là Ong_nhom.

Trên lớp Ong_nhom, bạn chọn công cụ Oval Tool để vẽ một hình tròn. Dùng công cụ Selection Tool để chọn cả hình tròn đó rồi click phải chuột chọn Copy, click phải chuột vào chỗ khác và chọn Paste. Các bạn di chuyển hình tròn vừa dán để căn chỉnh với hình tròn ban đầu cho giống ống nhòm.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn hoạt hình dùng ống nhòm để quan sát cảnh biển.

Lưu ý: Bạn có thể thay đổi màu nền của trang soạn thảo thành màu đen để giống thật hơn.

Ghi chú – Thủ thuật:

- Layer chứa mặt nạ luôn nằm ở trên Layer hình ảnh thể hiện.

- Hình trên layer mặt nạ có mầu sắc gì thì khi xem vẫn ko thấy được mà chỉ thấy hình ở lớp dưới.

Ghi nhớ:

- Hình nằm trong Layer mặt nạ chính là hình thể hiện, những gì nằm ngoài vùng của hình trong Layer mặt nạ đều không nhìn thấy.

Bài tập:

Bài tập: Vẽ một hình bông hoa và trong bông hoa đó có các bức ảnh của bạn

chuyển động.

11. GẤP HÌNH

Flash giúp bạn tạo chuyển động gấp hình như gập trang sách, lật mặt sau của hình, v…v…

Thao tác:

Nếu cần một đoạn hoạt hình gấp giấy để minh họa bài giảng, bạn có thể thực hiện các thao tác sau:

Dùng công cụ Line Tool để vẽ nếp gấp và chọn công cụ Align để căn vào giữa hình chữ nhật.

Chọn công cụ Selection Tool và giữ phím Shift để chọn phần bên trái (chọn cả nền và viền), rồi nhấn phím F8, chọn Graphic, chọn OK để chuyển đối tượng hình vẽ thành đối tượng hình ảnh.

Tiếp theo, bạn click phải chuột vào phần bên trái đó chọn Cut.

Tạo một lớp mới (Layer 2) ở trên lớp hiện tại, click phải chuột vào phần trắng của trang soạn thảo và chọn Paste in Place để dán đúng vào vị trí vừa cắt nhưng ở

trên một lớp khác.

Tại Frame 1\Layer 2, bạn chọn công cụ Free Transform Tool để xuất hiện hạt đen và hạt trắng trên hình và kéo hạt trắng về phía mép của nếp gấp trùng với hạt đen ở giữa bên phải. (Nhằm đưa tâm quay đặt vào nếp gấp)

Chọn Frame 15 trên Layer 1 và nhấn phím F5 để chèn thêm các Frame. Tiếp tục chọn Frame 15 trên Layer 2, nhấn phím F6 để chèn thêm một Keyframe.

Tại Keyframe này, bạn kéo hạt đen ở giữa bên trái của miếng chuyển động sang phải trùng với mép bên phải của miếng không chuyển động.

Tiếp theo, bạn đưa chuột đến sát cạnh bên phải của hình, khi xuất hiện mũi tên hai chiều, bạn giữ chuột trái và kéo lên một khoảng nhỏ.

Chọn Frame bất kỳ giữa Frame 1 và 15 của Layer 2, click phải chuột chọn

Create Motion Tween để tạo chuyển động.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter là bạn đã có một đoạn hoạt hình gấp giấy. Về cơ bản chuyển động đã xong nhưng khi đến đoạn giữa hình có vẻ bị kéo cao lên... không giống thật. Phần bên trong của hình trong lúc gấp nên tối dần vì thiếu ánh sáng như thế sẽ cho hiệu quả hình ảnh giống thật hơn. Để chỉnh sửa chúng ta làm như sau:

Chọn Frame 7, click phải chuột rồi chọn Convert to Keyframe. Sử dụng công cụ Free Transform Tool để điều chỉnh lại kích thước của miếng chuyển động tại Frame cho phù hợp.

Tiếp theo, chọn Frame 15 của Layer 1, nhấn phím F6 để chuyển thành

Keyframe, rồi chọn công cụ Fill color để thay đổi màu thành đậm hơn.

Chọn Frame bất kỳ nằm giữa Frame 1 và 15 của Layer 1. Cho xuất hiện bảng thuộc tính (Properties), chọn Shape tại menu thả Tween và đặt tham số Ease = -100.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để kiểm tra kết quả của bạn.

Ghi chú – Thao tác:

- Đối tượng là MovieClip thì mới xoay đẹp được. Nhấn F8 để chuyển đối tượng sang dạng Movie Clip.

Ghi nhớ:

- Đặt tâm quay chính xác điểm mà mình muốn cố định.

- Muốn chỉnh lại độ mở phải tạo KeyFrame và chỉnh ở KeyFrame đó.

Bài tập:

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo kỹ năng vi tính ppsx (Trang 26 - 31)