1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ga A Nhac 9 (3cot)

35 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 603,5 KB

Nội dung

TIẾT: 1 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - HỌC HÁT: BÀI Bóng dáng một ngôi trường I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Tập một bài hát với các ô nhịp đảo phách, sử dụng chuyển đổi nhịp. 2- Kỹ năng: - Hát đúng các đảo phách có trong bài hát. - Thể hiện bài hát với tình cảm sôi nổi, nhiệt tình. 3- Thái độ: - Giáo dục tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô và bạn bè. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội - 1997. - Tập ca. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ của thời cắp sách và mái trường yêu dấu là nơi chúng ta không thể nào quên ⇒ Bóng dáng một ngôi trường. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài hát 1- Tác giả: - Em hãy nêu những bài hát của nhạc sĩ Hồng Lân mà em biết? - Bài hát Bác Hồ - Người cho em tất cả, Đi học về, Thật là hay - Em biết gì về nhạc sĩ Hồng Lân? - NS Hồng Lân là anh em sinh đôi với NS Hồng Long, là NS gắn bó mật thiết với tuổi thơ, đã sáng tác rất nhiều cho thiếu nhi. - Âm nhạc của Hồng Lân giản dị, trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Mùa hè ước mong 2- Bài hát - Hát tồn bài (hoặc cho HS nghe băng) - Lắng nghe - Bài hát gợi cho em điều gì? - HS nêu cảm nhận của 1 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG bản thân. - Ngôi trường là nơi ta học tập, lớn lên. Ở đây đã cho ta kiến thức, cho ta những tình bạn đẹp, là nơi ta sẽ chẳng bao giờ quên Nội dung 2: Học hát - CHo HS luyện thanh khởi động giọng - Khởi động giọng theo đàn - Đệm từng câu cho HS tập hát - Tập từng câu ngắn theo đàn. - Lưu ý cho HS tập nhiều lần chỗ đảo phách - Đánh dấu vào bài hát và tập theo GV: "trong lòng", "theo bao", "kí ức" - Mở nhạc đệm cho HS hát tồn bài - Hát tồn bài theo nhịp đệm - Phân tích cấu trúc bài hát: gồm 2 đoạn - Đánh dấu 2 đoạn nhạc trong bài hát Đoạn a: sôi nổi, trẻ trung, khỏe khoắn Đoạn b: phát triển đoạn a, âm nhạc tha thiết hơn, lôi cuốn hơn - Yêu cầu HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ tại chỗ - Hát tồn bài theo nhạc đệm kết hợp vận động nhẹ tại chỗ * Đánh giá kết quả học tập: - Đa số HS hát tốt,biết cách thể hiện tình cảm từng đoạn. - Cần lưu ý HS ngân dài và nghỉ đủ số phách quy định. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát Bóng dáng một ngôi trường - Trả lời câu hỏi số 1, 2 SGK 2- Bài sắp học: - Xem lại khái niệm về quãng, công thức gam trưởng - Phân tích tiết tấu bài TĐN số 1. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Những chỗ nghỉ dài, GV cần đếm cho HS nghỉ đúng nhịp. - Cho HS tập hát đảo phách nhiều lần. 2 TIẾT: 2 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG - TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết sơ lược về quãng. - Đọc đúng bài TĐN giọng Son trưởng. 2- Kỹ năng: - Nghe và nhận diện sự khác nhau giữa các quãng, tính chất của quãng. - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. 3- Thái độ: - Tạo hứng thú trong việc học nhạc lí và TĐN. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Thanh niên 2000 (NGuyễn Hạnh) 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Mỗi bài hát, bản nhạc đều được tạo thành bởi các quãng khác nhau, tạo nên những âm điệu vô cùng phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vì tính chất các quãng. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Nhạc lí - Quãng là gì? - Quãng là khoảng cách về độ của hai Giới thiệu về quãng âm thanh liền bậc hoặc cách bậc * Quảng 2 trưởng: 1 cung 2 thứ: 0,5 cung - Cho Hs nghe vài ví dụ về quãng trên - Lắng nghe để nhận thấy sự khác nhau * Quảng 3 trưởng: 2 cung đàn: C - D; E - F, G - A, E - G giữa các quãng 3 thứ: 1,5 cung - Nêu các loại quãng đã học ở lớp 8? - Quãng 1: Gồm 2 nốt cùng tên * Quảng 6 trưởng: 4,5 cung - Quãng 2: Gồm 2 nốt liền kề 6 thứ: 4 cung - Quãng 3: Gồm 2 nốt cách bậc - Quãng 4: Gồm 2 nốt cách 2 bậc v.v v.v 3 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Ngồi ra còn có các quãng đúng, quãng tăng, quãng giảm - Cho VD về quãng 2, quãng 3? - Quãng 2: C -D, E - F, - Quãng 3: C - E, F - A, - Trong các quãng tùy thuộc vào số cung ta sẽ có quãng trưởng, quãng thứ, tăng, giảm, đúng, - Sự khác nhau trong tính chất của quãng tạo ra tác dụng gì trong âm nhạc? - Nhờ sự phong phú của các loại quãng tạo nên những âm điệu trầm bỗng vô cùng phong phú Nội dung 2: Tập đọc nhạc 1- Giọng Son trưởng - Cho Hs nêu công thức gam trưởng đã - I II III IV V VI VII (I) Giọng Son trưởng có âm chủ là Son. Hóa biểu có 1 dấu thăng ở vị trí nốt Pha học - Lập gam Son trưởng? - Giới thiệu giọng Son trưởng? 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c - G A H C D E F G ⇒ Nốt Pha bị thăng 2- Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Cây Sáo (trích) - Cho Hs quan sát bài TĐN số 1 - Bài TĐN s61 1 viết ở giọng Son trưởng vì hóa biểu có 1 dấu thăng ở vị trí nốt Pha và âm chủ (nốt kết bài) là Son Nhạc: Ba Lan Đặt lời: Hồng Anh - Cho Hs đọc gam và âm trụ của gam Son trưởng - Đọc gam và dâm trụ theo đàn - Cho Hs nghe tồn bài TĐN số 1 - Lắng nghe - Yêu cầu Hs thực hiện tiết tấu bài TĐN - Thực hiện tiết tấu bài TĐN - Đàn từng câu ngắn cho Hs tập đọc - Tập đọc từng câu ngắn theo đàn - Cho Hs đọc tồn bài kết hợp vỗ tiết tấu - Đọc tồn bài theo đàn kết hợp tiết tấu - Gọi cá nhân đọc bài TĐN - Cá nhân đọc tồn bài - Lần lượt cho tổ, cả lớp đọc tồn bài - Đọc bài TĐN theo tổ, lớp - Cho Hs hát lời ca kết hợp đánh nhịp 2 2 - Hát lời ca kết hợp đánh nhịp 4 2 * Đánh giá kết quả học tập: - Hs tập xác định quãng rất nhanh (quãng trưởng, quãng thứ, ) 4 - Nắm được cấu tạo của gam Son trưởng, từ đó xác định được giọng Son trưởng. - Đọc chính xác về cao độ của bài TĐN số 1, hát lời ca đúng sắc thái vui, nhí nhảnh IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Tập xác định các loại quãng. - Tập hát thuộc lời bài Cây Sáo. - Trả lời câu hỏi số 1 trang 11 SGK. 2- Bài sắp học: - Ôn lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường (Nhạc và Lời: Hồng lân) - Tìm hiểu bài Âm nhạc thường thức "Ca khúc thiếu nhi phổ thơ" - Tìm một số bài hát đã học được phổ từ thơ. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Lưu ý hs cách thể hiện tiết tấu bài TĐN số 1 - Chú ý cao độ ở ô nhịp thứ 10, 11, 12 cho Hs tập nhiều lần. 5 TIẾT: 3 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - ÔN TẬP BÀI HÁT Bóng Dáng Một Ngôi Trường - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ TỪ THƠ I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hát thuộc và diễn cảm bài Bóng dáng một ngôi trường - Đọc đúng bài TĐN. - Hiểu biết sơ quan về một phương thức sáng tác bài hát và những giá trị của những bài hát phổ thơ thành công . 2- Kỹ năng: - Hát đúng sắc thái từng đoạn. - Đọc TĐN đúng về cao độ, trường độ. 3- Thái độ: - Hs thêm yêu thích các ca khúc thiếu nhi được phổ từ thơ. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Tập ca khúc thiếu nhi (chọn các ca khúc phổ từ thơ) 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, thanh phách, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9. - Thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy hát lời ca bài TĐN số 1 kết hợp gõ tiết tấu? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài:Hôm nay, lớp chúng ta sẽ ôn tập để hát tốt hơn bài Bóng dáng một ngôi trường và đọc ôn bài TĐN số 1. Đồng thời chúng ta sẽ tìm hiểu các ca khúc thiếu nhi được phổ từ thơ. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát - Đệm đàn cho Hs khởi động giọng - Cho Hs hát ôn theo nhạc đệm - Khởi động giọng theo đàn - Hát ôn tồn bài theo nhạc đệm: nhóm, cá nhân Bóng dáng một ngôi trường - Gọi 1 Hs hát lĩnh xướng đoạn 1, lớp hát đoạn 2 N&L: Hồng Lân - Cho từng tổ thể hiện bài hát - Mỗi tổ thể hiện bài hát theo đàn - Nhắc Hs chú ý sắc thái - Cả lớp hát ôn tồn bài theo đàn và thể hiện sắc thái từng đoạn Nội dung 2: Ôn tập tập - Đàn bài TĐN số 1 - Lắng nghe đọc nhạc TĐN số 1 - Cho Hs đọc gam Son trưởng và âm trụ - Luyện thanh theo đàn - Gọi vài Hs gõ tiết tấu bài TĐN - Thực hiện tiết tấu bài TĐN - Cho cả lớp đọc ôn - Đọc ôn bài TĐN theo 6 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG đàn, đọc ôn kết hợp tiết tấu - Kiểm tra nhóm, tổ - Nhóm tổ thực hiện - Cho Hs hát ôn lời ca - Hát ôn lời ca theo đàn - Chi nhóm luyện tập - Một nhóm đọc cao độ, 1 nhóm gõ tiết tấu và ngược lại (hoặc lời ca) Nội dung 3: Âm nhạc thường thức - Thế nào là ca khúc được phổ từ thơ? - Là lời ca của bài hát được hình thành từ thơ Ca khúc thiếu nhi phổ từ thơ - Em hãy cho ví dụ mà em biết? - Bài Ngày đầu tiên đi học, Tia nắng hạt mưa, Lên đàng, - Có nhiều cách phổ nhạc - Lắng nghe và quan sát từ băng nhạc, bảng phụ C1: Giữ nguyên lời thơ để phổ nhạc, như bài Bụi phấn, Ngày đầu tiên đi học, C2: Lời thơ bài hát có sự thay đổi, như Đi học, Bác Hồ - Người cho em tất cả, C3: Trích đoạn hoặc phỏng theo ý thơ (cho Hs nghe băng) - Cho Hs nhận xét về những ca khúc thiếu nhi phổ thơ theo SGK - Những bài hát phổ thơ có chất lượng nghệ thuật về lời ca. Nhờ âm nhạc mà nhiều bài thơ (được phổ nhạc) được chắp cánh bay xa - Cho hs trình bày bài hát phổ thơ từ thơ mà em thích - Hs trình bày. * Đánh giá kết quả học tập: - Thể hiện hồn thiện bài hát Bóng dáng một ngôi trường. - Đa số đọc ông tốt bài TĐN số 1. - Hs rất thích thú khi bàn luận về các ca khúc thiếu nhi phổ từ thơ, đặc biệt là phần trình bày bài hát. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài Bóng dáng một ngôi trường và bài Cây sáo. - Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 13 SGK. 2- Bài sắp học: - Phân tích nội dung bài hát Nụ cười. V. RÚT KINH NGHIỆM: 7 - Cần nhấn mạnh cho Hs thấy các cách phổ nhạc từ thơ để thấy sự phong phú trong âm nhạc. TIẾT: 4 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: HỌC HÁT: Bài Nụ cười I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết một bài hát thiếu nhi của nước Nga , với đề tài khá độc đáo "Nụ cười" 2- Kỹ năng: - Thể hiện bài hát với giai điệu rộn ràng, trong sáng, vui tươi. - Hát đúng giọng của mỗi đoạn : từ Đô trưởng chuyển sang Đô thứ. 3- Thái độ: Giáo dục tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái, hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt - Nga. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Tranh ảnh nước Nga (thủ đô Mat-xcơ-va, cung điện Krem-li, Quảng trường đỏ ) - Một số bài hát về nước Nga (Chiều Mat-xcơ-va, Chiều hải cảng ) - Sách giáo khoa và giáo viên Âm nhạc 9 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 9. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, máy hát, tranh ảnh. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thể hiện bài hát Bóng dáng một ngôi trường của nhạc sĩ Hồng Lân? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: - Ổn định lớp. - Bài mới. * Vào bài: Nga là một đất nước rộng lớn và xinh đẹp. Nơi đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều thiên tài trên nhiều lĩnh vực: văn học, mĩ thuật và nhiều danh nhân văn hóa khác. Việt Nam và Nga đã có quan hệ từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển tốt đẹp, ngay cả trong lứa tuổi thiếu nhi bài hát "Nụ cười" đã thể hiện rõ mối quan hệ đó. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Hoạt động 1: - Trình bày bài hát bằng bảng phụ - Quan sát bài hát 8 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Tìm hiểu bài - Cho HS nhận xét về bài hát -Bài hát viết ở nhịp 2 2 .Bài hát chia làm 2 đoạn Đoạn 1:"Cho đời tiếng cười":giọng Đô trưởng. Đoạn 2: "Để làn " đến hết bài: giọng Đô thứ. Tính chất giọng ở từng đoạn làm cho sắc thái ở 2 đoạn khác nhau. Đoạn 1: Trong sáng, rộn ràng Đoạn 2: Êm nhẹ, tha thiết. - Nội dung bài hát? - Bài hát ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ, ở đó tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc. - Đây là một ca khúc quen thuộc của thiếu nhi Nga. Em hãy kể tên một vài bài hát của nước Nga mà em biết? - Chiều Mat-xcơ-va, Chiều hải cảng, Cuộc sống ơi, ta mến yêu người, Đôi bờ - Cho HS nghe vài trích đoạn các ca khúc Nga - Lắng nghe và cảm thụ - Cho HS nghe bài hát Nụ cười - Nghe và chú ý sự chuyển giọng, sắc thái giữa hai đoạn Hoạt động 2: Học hát - Yêu cầu HS luyện thanh theo đàn - Luyện thanh khởi động giọng theo đàn - Phân đoạn bài hát - Đánh dấu từng đoạn trong bài hát - Đệm đàn cho HS học hát từng câu đoạn 1, sau đó ghép nối cả đoạn - Tập hát từng câu và ghép nối cả đoạn 1 theo đàn Thể hiện rộn ràng, trong sáng - Đệm đàn cho HS tập từng câu đoạn 2, sau đó ghép nối cả đoạn - Tập từng câu và ghép nối cả đoạn 2 theo đàn Đoạn 2 thể hiện tình cảm, tha thiết nhưng rộn ràng, dứt khốt - Đệm đàn cho HS hát tồn bài - Hát tồn bài theo đàn, thể hiện rõ sắc thái từng đoạn - Gọi nhóm, tổ thể hiện bài hát - Nhóm, tổ thể hiện bài hát theo đàn - Gọi 1 HS hát đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2 - Cá nhân hát solic đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2. - Chỉ huy cho lớp thể hiện bài hát - Thể hiện bài hát theo đàn - Nhạc đệm dưới sự chỉ huy của giáo viên * Đánh giá kết quả học tập: - HS đã thể hiện đúng cao độ bài hát và sắc thái từng đoạn khác nhau. 9 - Hiểu và thể hiện đúng sắc thái vui nhộn, trong sáng cũng như tha thiết của bài hát. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Hát thuộc bài hát Nụ cười , kết hợp đánh nhịp 2 2 - Trả lời câu hỏi số 2, trang 16 SGK 2- Bài sắp học: - Xem lại cấu tạo gam thứ và xác lập gam Mi thứ. - Phân tích tiết tấu bài TĐN số 2. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Có thể phân tích qua cho HS nắm về nhịp 2 2 (so sánh với nhịp 4 2 - Một số HS chuyển giọng từ đoạn 1 sang đoạn 2 chưa chính xác, có thể chỉ định những HS này đứng lên hướng dẫn các em hát theo nhạc đệm cho chính xác. 10 [...]... tác phụ h a Các nhóm còn lại nhận xét GV nhắc lại công thức cấu tạo gam - Lập công thức cấu Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 3, 4 trưởng vận dụng vào gam Pha tạo gam trưởng và 33 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS trưởng, cấu tạo gam thứ vận dụng gam thứ vào gam Rê thứ - Luyện đọc gam Pha trưởng, các - Đọc bài TĐN số 3 nốt trụ c a gam - Luyện đọc gam D moll, các nốt trụ - Đọc bài TĐN số 4 c a gam Lưu ý: 2... hợp âm ba - Hợp âm ba nghe và hợp âm bảy? thuận tai, hợp âm bảy nghe không thuận tai - GV cho HS nghe giai điệu bài Lên - Có sự khác nhau rõ đàng không đệm hợp âm và có hợp rệt, giai điệu có hợp âm để HS nhận xét âm nghe hay, sâu sắc Nội dung 2: - Giới thiệu sơ lược về nước Nga, - Lắng nghe Âm nhạc thường thức người Nga, nền âm nhạc Nga 1- NS Trai-cốp-xki - CHo HS quan sát chân dung NS - Quan sát,... - Đàn gam Rê thứ và cho HS đọc - Đọc gam Rê thứ theo gam đàn - Đàn gam Rê thứ h a thanh cho - Đây là gam Rê thứ hồ HS nhận diện thanh vì bậc VII là nốt Đô bị thăng lên n a cung - Đàn bài TĐN số 4 - Lắng nghe - Cho Hs đọc ôn bài TĐN - Đọc ôn bài TĐN theo đàn Đọc ôn kết hợp gõ tiết tấu hoặc đánh nhịp 2 4 Nội dung 2: ÂNTT Một số ca khúc - Cho HS nghe bài hát Những cô - Lắng nghe và nhận xét: mang âm... đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Nối vòng tay lớn và Lí - Biết cấu tạo gam Pha trưởng, gam Rê thứ, nhớ h a biểu có 2 giọng Pha trưởng, Rê thứ 2- Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 3, 4 - Thể hiện được tình cảm sắc thái từng bài hát - Xác lập gam trưởng và thứ chính xác Ghép đúng giai điệu lời ca bài TĐN số 3, 4 3- Thái độ: - Tích cực khi ôn tập và nghiêm túc cố gắng khi kiểm tra II... thuộc lời ca 3- Thái độ: - Yêu thích các tác phẩm c a NS Nguyễn Văn Tý nói chung và bái hát Mẹ yêu con nói riêng II CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: máy hát + Học sinh: 3 Kiểm tra bài cũ: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội - 199 9 - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, - Sách giáo khoa Âm nhạc 9 - Thanh phách... THỨC: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca I MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết v a đọc nhạc v a đánh nhịp bài TĐN số 4 - Bước đầu biết cảm nhận những ca khúc mang âm hưởng dân ca từng vùng miền c a đất nước 2- Kỹ năng: - Đọc đúng cao độ, trường độ và kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 4 - Nhận diện âm hưởng dân ca từng vùng miền qua các ca khúc - HS thêm yêu thích các bài hát mang âm hưởng dân ca nói riêng và... tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất, h a bình II CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội - 199 7 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, bảng phụ, máy hát - Ảnh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Sách giáo khoa Âm nhạc 9, thanh phách + Học sinh: 3 Kiểm tra bài cũ: III TIẾN... sẽ thay đổi, hố biểu cũng thay đổi, còn giai điệu bài hát được giữ nguyên → tính chất bài hát được giữ nguyên - Em hãy nhắc lại cấu tạo gam trưởng? 1- Giọng Pha trưởng - Em hãy thành lập gam Pha trưởng? Từ La đến Si có 1 cung nên phải giáng nốt Si để được 1/2 cùng và từ Si giáng đến Đô đủ 1 cung theo yêu cầu Giọng Pha trưởng có âm - Hãy rút ra kết luận về giọng Pha - Giọng Pha trưởng chủ là Pha ở hố... 3 qua ví - Các âm cách nhau âm, các âm cách nhau dụ Sau đó cho HS nghe quãng 3, hai âm ngồi quãng 3, hai âm ngồi cùng cách nhau cùng tạo thành quãng 5 quãng 5 - Lắng nghe hợp âm - Gi a các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng cách nhau quãng 7 b) Hợp âm bảy: gồm 4 - Ví dụ: âm, các âm cách nhau quãng 3, hai âm ngồi cùng tạo thành quãng 7 - Cho HS nghe hợp âm bảy - Lắng nghe - So sánh âm thanh c a hợp... mang âm hưởng dân ca nói riêng và các bài hát dân ca c a dân tộc ta nói chung 3- Thái độ: II CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: máy hát + Học sinh: 3 Kiểm tra bài cũ: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 9 - Tập ca khúc thiếu nhi - Đàn Organ điện tử, thanh phách, băng nhạc, bảng phụ, - Sách giáo khoa Âm nhạc 9 - Thanh phách 1- Hãy thể hiện bài hát Lí kéo chài 2- Em . tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái, hữu nghị gi a thiếu nhi hai nước Việt - Nga. II. CHUẨN BỊ: 1- Tài liệu tham khảo: - Tranh ảnh nước Nga (thủ đô Mat-xcơ-va, cung điện Krem-li,. sinh ra nhiều thiên tài trên nhiều lĩnh vực: văn học, mĩ thuật và nhiều danh nhân văn h a khác. Việt Nam và Nga đã có quan hệ từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển tốt đẹp, ngay cả trong l a tuổi. nhau rõ rệt, giai điệu có hợp âm nghe hay, sâu sắc. Nội dung 2: Âm nhạc thường thức - Giới thiệu sơ lược về nước Nga, người Nga, nền âm nhạc Nga. - Lắng nghe 1- NS Trai-cốp-xki - CHo HS quan

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w