SKKN TPT doi

16 358 0
SKKN TPT doi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành sáng kiến này, tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường tiểu học đất bằng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm sáng kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp trong trường đã cho tôi những ý kiến đóng góp và tài liệu tham khảo để tôi hoàn thành sáng kiến này. 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài: Nhiệm vụ của người giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là việc duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng và giáo dục hạnh kiểm cho học sinh.Muốn làm được điều này chúng ta phải tạo cho học sinh không khí vui tươi, phấn khởi, thoải mái khi đến trường, có thể thông qua việc tổ chức ngoại khoá hay qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(Hoạt động GDNGLL). Những việc tổ chức dạy hoạt động GDNGLL nhiều giáo viên chủ nhiệm không được qua lớp tập huấn nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức hay có tổ chức thì kết quả cũng chưa cao.bản thân tôi nhận thấy việc dạy hoạt động GDNGLL rất quan trọng và cần thiết nên đã tìm hiểu và rút ra những điểm cần trao đổi với đồng nghiệp qua sáng kiến “Để tổ chức tốt hoạt động GDNGLL của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS”, vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến. II. Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho GV thấy được hoạt động GDNGLL ở trường THCS là hoạt động GD quan trọng, không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách cho HS. -Là nguồn tài liệu cho GVCN tham khảo trong việc thực hịên dạy học hoạt động GDNGLL. III. Đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu là những cách thức, tài liệu về tổ chức hoạt động GDNGLL. -Khách thể: Những lần tổ chức hoạt động GDNGLL và tổ chức ngoại khoá của trường TH Đất Bằng. 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Trao đổi với cán bộ Đoàn, Đội trong trường để có hướng tiến hành hoạt động GDNGLL.Tìm những biện pháp giúp GVCN tiến hành dạy hoạt động GDNGLL dễ dàng. V. Giới hạn nghiên cứu: Vì phạm vi nghiên cứu hạn hẹp, tôi chỉ tìm hiểu những cách thức tiến hành của GVCN lớp trong trường và bản thân cũng rút ra được những cách thức khác qua tài liệu. 3 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm về hoạt động GDNGLL Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian hoạt động, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của HS. Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hịên một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội. II. Vị trí của hoạt động GDNGLL. -Hoạt động GDNGLL là một bộ phận cấu thành của hoạt động dạy học giáo dục. -Hoạt động GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. III. Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL. 1. Về kiến thức: -Giúp học sinh bổ sung củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội. -Giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức đã học vào hoạt động hàng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tiễn xã hội. 4 -Giúp học sinh có định hướng chính trị xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của đất nước,… Qua đó tăng thêm sự hiểu biết về Bác hồ, về Đảng, về Đoàn, về Đội. -Giúp cho HS có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời sự như vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình và hữu nghị, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề pháp luật, tệ nạn xã hội,… 2. Về thái độ: -Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chế độ xã hội, vào tương lai của đất nước.Từ đó các em tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp truyền thống của trường lớp, của quê hương đất nước. -Từng bước hình thành cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng, giữa thầy trò, bạn bè, biết ghét cái cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp. -Xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và đất nước. góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới. -Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành của bản thân. 3.Về kĩ năng: -Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác. -Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiện mục đích hoạt động tập thể có kết quả, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. 5 -Hoạt động GDNGLL rèn cho học sinh các kĩ năng giáo dục, tự điều chỉnh kĩ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy, cô giao cho, do nhà trường hoặc tập thể lớp giao cho. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I.Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL Để đảm bảo hiệu quả giáo dục của hoạt động này quá trình tổ chức GV phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1.Tính mục đích, tính kế hoạch: -Tính mục đích: GV cần xác định mục tiêu yêu cầu hoạt động GDNGLL cho cả năm học, từng học kì, từng hoạt động, trong đó có tính đa dạng của mục tiêu cần được định hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển nhân cách học sinh. -Tính kế hoạch: mọi hoạt động cần có tính kế hoạch, đặc biệt kế hoạch hoạt động GDNGLL cần có tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường. 2.Tính tự nguyện và tự giác: Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắt buộc thì hoạt động GDNGLL là tự giác, tự nguyện. Nguyên tắc này đảm bảo quyển tự chọn, tự tham gia các hoạt động theo khả năng, hứng thú, điều kiện sức khoẻ của mỗi học sinh, chỉ có như vậy mơi tạo được động cơ hoạt động phát huy được thiên hướng của từng hs. 3. Tính đến đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh 6 -Nội dung hình thức được thay đổi tuỳ thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác của học sinh. Giáo viên phải xác định được loại hình hoạt động và các hình thức công việc sao cho phù hợp với khẳ năng của lứa tuổi học sinh và hứng thú cá nhân của các em.Điều đó đòi hỏi giáo viên phải rất hiểu học sinh của mình ,để phân chia các em theo đúng năng lực, năng khiếu đưa các em vào các hoạt động phù hợp . 4.Kết hợp với ban giám hiệu nhà trường và đội tự quản của học sinh. -Học sinh THCS có tính tích cực trong các hoạt đông xã hội và có khả năng tự quản ,tuy nhiên cáC em chưa có đủ kinh nghiệm sống vì vậy cần có sự chỉ đạo của ban giám hiệu . -Vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động giúp đỡ học sinh tổ chức công việc ,là người cố vấn cho sinh trong hoạt động của các em. 5. Đảm bảo tính hiệu quả: -Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng tính đến tính hiệu quả ,nhưng hiệu quả giáo dục được coi là hàng đầu ,chủ yếu của hoạt động GDNGLL. -Kết hợp hiệu quả giáo dục với hiệu quả khác như hiệu quả kinh tế, chính trị , xã hội thì phải lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác. 7 II: Phân chia hoạt động theo chủ điểm : Hoạt động GDNGLL. Hướng về Hướng về Hướng về Hướng về 20-11 22-12 Đảng, đoàn Bác Hồ 2 chủ điểm 2 chủ điểm 3 chủ điểm 2 chủ điểm 15-10 22-12 3-2 30-4 20-11 9-1 8-3 19-5 26-3 Giữa HK I Sơ kết HK I Giữa HK II Tổng kết Năm học Hoạt động hè Cụ thể như sau : -Tháng 9: Chủ điểm < Truyền thống nhà trường> -Tháng 10: Chủ điểm <Chăm ngoan học giỏi> -Tháng 11: Chủ điểm <Tôn sư trọng đạo> -Tháng 12: Chủ điểm <Uống nước nhớ nguồn > -Tháng 1-2:Chủ điểm <Mừng Đảng ,mừng xuân > -Tháng 3: Chủ điểm <Tiến bước lên Đoàn > -Tháng 4: Chủ điểm <Hoà bình hữu nghị > -Tháng 5: Chủ điểm <Bác Hồ kính yêu > -Tháng 6,7,8: Chủ đề < Hè vui khoẻ và bổ ích > Dựa vào tình hình nhà trường ,khối ,lớp mà giáo viên chủ nhiệm có cách tiến hành cho linh hoạt và hiệu quả. 8 III: Những công việc giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt: -nắm vững đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm ,hoàn cảnh gia đình ,đặc điểm tính cách ,khả năng thiên hướng của mỗi học sinh để có thể đưa các em vào các hoạt động phù hợp -Huấn luyện ,bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán của lớp có các kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể ,để các em từng bức tự tổ chức các hoạt động GDNGLL của lớp mình -Phối hợp với các giáo viên bbộ môn để có những câu hỏi hay phù hợp và mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn chương trình . -Với giáo viên chủ nhiệm cùng khối : Củng cố tổ khối chủ nhiệm ,sinh hoạt định kì tháng ,tuần để thống nhất nội dung cho sinh hoạt tập thể cuối tuần ,sơ kết và rút kinh nghiệm cho các hạt động khác. -Tham gia ,tham dự các tổ ,lớp khác để học tập và rút kinh nghiệm . - Kết hợp với các tổ chức Đoàn ,đội để làm tốt các khâu như : + Sắp xếp bàn ghế . + Trang trí ,treo phông màn. + Gói phần thưởng -Xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu về . + Nội dung + Hình thức + Thời gian ,địa điểm -Chuẩn bị kinh phí :kinh phí được dùng để mua phần thưởng cho học sinh .Nguồn kinh phí có thể tạo ra từ quỷ lớp hoặc xin hổ trợ từ quỷ Đoàn ,quỷ Đội ,quỷ phụ huynh học sinh . IV: Thiết kế hoạt động GDNGLL ,lớp 7: Hoạt động : Thi tìm hiểu ngày 30-4: A :Mục tiêu : 9 Giúp học sinh : - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước . -Rèn luyện các kĩ năng tổ chức điều khiển các hoạt động tập thể . -Tự hào phấn khởi tích cực tham gia các hoạt động chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. B :Nội dung và hình thức hoạt động : 1-Nội dung : - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tế ngày 30-4. - Những diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4. 2-Hình thức hoạt động : -Tìm hiểu về ngày 30-4 (dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm ) -Phát biểu cảm tưởng và nêu nhận thức của bản thân về ngày 30-4. -Biểu diễn văn nghệ . C :Chuẩn bị hoạt động ; 1-Phương tiện hoạt động : -Chuẩn bị các tư liệu ,tài liệu ,tranh ảnh nói về giá trị lịch sử và có ý nghĩa quốc tế về ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4. - Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4. - Các tiết mục văn nghệ để dự thi . 2-Tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghỉ về ngày 30-4. -Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để dự thi . -Cử người dẫn chương trình ,ban tổ chức ,phân công trang trí -Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo . 10

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan