Họ và tên : ĐÀO HẢI ANH Lớp : KTB49DH2 Phần B: Những khó khăn nảy sinh ý 1: Khó khăn tài chính: Trong khi phần vốn từ các nhà đầu tư cơ bản không đổi, thì ngân sách nhà nước sẽ phải bỏ thêm ít nhất 12.000 tỷ đồng để nâng cao tính khả thi tài chính cho Dự án. Cụ thể, chi phí xây dựng Hợp phần A của Dự án cảng Lạch Huyện – xây dựng hạ tầng sẽ tăng lên khoảng 3,6 lần so với tổng mức đầu tư (TMĐT) được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt cuối năm 2008, từ 4.660 tỷ đồng lên 17.161 tỷ đồng Nói như slide, dẫn giải them: do ý kiến của Vinalines về việc xây dựng cảng Lạch Huyện và việc thay đổi thiết kế chiều sâu luồng , cụ thể là: “Theo giải thích của Bộ Giao thông – Vận tải tại Văn bản số 4265/BGTVT – KHĐT, TMĐT Hợp phần A tăng lên do phải điều chỉnh chiều sâu luồng từ -10,3 m lên – 14 m, dẫn đến chi phí tăng 4.482 tỷ đồng; kinh phí hạng mục tôn tạo bãi, xử lý nền đất yếu khu vực cầu cảng 2.061 tỷ đồng; tăng dự phòng trượt giá là 3.173 tỷ đồng. Riêng việc cập nhật lại đơn giá tại hợp phần này cũng đã làm tăng TMĐT lên hơn 2.000 tỷ đồng.” Trong khi đó, Hợp phần B – xây dựng cầu cảng dự kiến xây dựng theo hình thức PPP với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản về cơ bản vẫn giữ nguyên quy mô vốn ban đầu là khoảng 3.000 tỷ đồng, dù phải kéo dài thêm cầu cảng. Ý 2: Thay đổi nhà đầu tư hợp phần B: nhà đầu tư Nhật Bản mới (vừa được Đại sứ quán Nhật Bản giới thiệu là Công ty MOLNYKIT Co., Ltd.) sẽ cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đầu tư Hợp phần B. Ban đầu nhà đầu tư hợp phần B là tổng công ty hàng hải Việt Nam đầu tư về cầu cảng, đường bãi, trang thiết bị trong cảng. Mặc dù, MOLNYKIT là liên doanh giữa 3 nhà đầu tư Nhật Bản (là Mitsui O.S.K Lines, Nippon Yussen Kaisha và Itochu) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhưng về mặt pháp lý, pháp nhân này không thể thay thế đầy đủ năng lực tài chính của 3 nhà đầu tư trên. Đó là chưa kể đến thông tin là liên doanh này có vốn pháp định quá thấp, không đảm bảo điều kiện thực hiện Dự án. Sự thay đổi này cũng xuất phát từ thay đổi của dự án và những lo lắng về gánh nặng kinh phí mà ngân sách nhà nước phải gánh chịu( mặc dù đó là nguồn vốn ODA với lãi suất thấp) Được biết, quan điểm của Bộ Tài chính là nếu sử dụng nguồn ODA thì đề nghị nhà đầu tư thực hiện theo cơ chế cho vay lại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines cho rằng, nếu thực hiện hạng mục này theo hình thức vay lại vốn ODA và đưa nguồn kinh phí này vào tính toán hiệu quả đầu tư Hợp phần B, thì bài toán tài chính của Dự án sẽ… bị vỡ. MOLNYKIT Co Mitsui O.S.K Lines Nippon Yussen Kaisha Itochu Nhận định này được đưa ra dựa trên tính toán của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), đơn vị tư vấn lập Dự án điều chỉnh và báo cáo thẩm tra của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cảng biển Việt Nam (Portcoast). Theo đó, trường hợp nhà đầu tư vay lại vốn ODA để thực hiện hạng mục tôn tạo bãi, xử lý nền, hiệu quả tài chính của Hợp phần B là 12,6 -13%, với thời gian hoàn vốn là 17 năm. Trường hợp Nhà nước đầu tư hạng mục này, hiệu quả tài chính của Dự án sẽ tăng lên là 15,6 - 16,2%, thời gian hoàn vốn là 12,2 - 13,4 năm. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cảnh báo, nếu hiệu quả tài chính không lớn hơn 15%, thì MOLNYKIT sẽ không đủ điều kiện để tiếp cận vốn từ nhà tài trợ là - Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Ý 3: Ý kiến nhà đầu tư nước ngoài: Về việc xây dựng nhiều cảng từ Bắc đến Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng VN đang quá tham khi đầu tư dàn trải trong khi không đủ ngân sách (trong khi hơn 80% lượng hàng hóa tập trung ở phía nam, chúng ta lại đi vay tiền làm cảng miền bắc, đa số các nhà đầu tư đã bỏ vốn cho Bà Rịa - Vũng Tàu nên trong vài năm tới khó có thể chia sẻ thêm cho Hải Phòng hay Vân Phong. ) Không thể không quan tâm đến ý kiến nhà đầu tư nước ngoài vì rốt cuộc cuối cùng họ vẫn chính là những người bỏ vốn cho chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng, nên họ luôn mong muốn thấy được lợi ích từ đồng tiền mình bỏ ra. Ý 4: Biến động vĩ mô ở Nhật Bản- nhà đầu tư chính cho dự án: thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản 11/3 đã khiến gần 30000 người chết và mất tích, gây rò rỉ phóng xạ hạt nhân, tàn phá nặng nề nền kinh tế Nhật Bản. Nguồn vốn chủ yếu của dự án Lạch Huyện là từ các nhà đầu tư Nhật( ngay cả vốn nhà nước bỏ ra cũng lấy từ nguồn vốn vay ODA của Nhật) Tình hình nội tại trong nước khiến Nhật phải rút tiền về trong những nỗ lực để giải quyết những khó khăn và cho công cuộc tái thiết đất nước. Cơn dư chấn về động đất này còn tác động nhiều đến các nền kinh tế khác, không chỉ có Nhật Bản, đặc biệt là những quốc gia sử dụng nguồn vốn ODA từ Nhật Bản- trong đó có dự án Lạch Huyện của Việt Nam. Và gần đây nhất chính là sự kiện dự án Lạch Huyện đã phải lùi thời gian thi công từ tháng 3/2011 cho đến tận năm 2012( khi có thông tin về trận động đất song thần kinh hoàng xảy ra tại Nhật Bản). Chưa có thông tin chính thức về việc có hay không rút vốn ODA đầu tư cho những dự án ODA từ phía Nhật Bản. Và Lạch Huyện vẫn đang phấp phỏm lo sợ trong tình trạng mà ông cha ta thường nói: RÚT CỦI DƯỚI ĐÁY NỒI . nhất 12.000 tỷ đồng để nâng cao tính khả thi tài chính cho Dự án. Cụ thể, chi phí xây dựng Hợp phần A của Dự án cảng Lạch Huyện – xây dựng hạ tầng sẽ tăng lên khoảng 3,6 lần so với tổng mức. không đảm bảo điều kiện thực hiện Dự án. Sự thay đổi này cũng xuất phát từ thay đổi của dự án và những lo lắng về gánh nặng kinh phí mà ngân sách nhà nước phải gánh chịu( mặc dù đó là nguồn vốn. tính toán hiệu quả đầu tư Hợp phần B, thì bài toán tài chính của Dự án sẽ… bị vỡ. MOLNYKIT Co Mitsui O.S.K Lines Nippon Yussen Kaisha Itochu Nhận định này được đưa ra dựa trên tính toán của