Các loại mẫu và tần suất thu mẫu a Các loại mẫu: − Mẫu định tính: để xác định thành phần loài sinh vật phù du.. Dụng cụ và hoá chất 1.2.1 Dụng cụ thu mẫu: Hai loại thiết bị thông dụng
Trang 1PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ CÁC GIỐNG LOÀI SINH VẬT PHÙ DU (Plankton)
THƯỜNG GẶP TRONG AO NTTS LỢ MẶN
TS Hoàng Thị Bích Mai
I Phương pháp thu mẫu
1.1 Định điểm thu mẫu, tần suất thu mẫu
1.1.1 Định điểm thu mẫu
Xác định điểm thu mẫu bằng phương pháp cắt ngang mặt phẳng mặt nước ao (sự giao nhau của các đường cắt dọc, ngang là điểm cần thu mẫu) Đối với ao có diện tích 3000 – 5000 m2, mỗi ao phải thu ít nhất là 5 mẫu (4 mẫu ở góc ao, một mẫu ở giữa) Những mẫu này có thể để riêng rẽ hoặc trộn lại
thành một mẫu.
1.1.2 Các loại mẫu và tần suất thu mẫu
a) Các loại mẫu:
− Mẫu định tính: để xác định thành phần loài sinh vật phù du
− Mẫu định lượng: Để xác định mật độ cá thể (cá thể/L) hay khối lượng (µg/L)
b) Tần suất thu mẫu:
Số lần thu mẫu phụ thuộc vào mục tiêu khảo sát vực nước Do sinh vật phù du là những sinh vật
có kích thước nhỏ bé, rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường, vì thể thành phần loài, mật độ cá thể luôn biến động, đặc biệt là sự tác động của con người vào hệ sinh thái ao nuôi (thông qua các biện pháp kỹ thuật sử dụng trong quá trình nuôi các đối tượng NTTS) Vì vậy một tháng cần phải thu mẫu 2
- 4 lần
1.2 Dụng cụ và hoá chất
1.2.1 Dụng cụ thu mẫu:
Hai loại thiết bị thông dụng để thu mẫu sinh vật phù du là bathomet và lưới kéo sinh vật phù du (thực vật phù du – TVPD, động vật phù du – ĐVPD)
a) Bathomet
Là loại dụng cụ chuyên dụng dùng để thu mẫu định lượng của sinh vật phù du ở các tầng nước khác nhau
− Bathomet Van Dorn: có thể thu được 5L/1 lần Phần thân làm bằng nhựa trong và chịu được áp suất lớn
− Bathomet Nansen và Bathomet Kremneerer: lấy được lượng nước từ 0,5-1L/1 lần.Thân làm bằng vỏ thép không gỉ
b) Lưới thu mẫu sinh vật phù du:
Đây là loại chuyên dụng dùng để thu các loại sinh vật phù du Lưới thu mẫu sinh vật phù du bao gồm nhiều loại, nhưng đều bắt nguồn từ 4 loại chính: lưới hình chóp đơn giản, lưới Hensen, lướiApstein và lưới Juday Mặc dù có sự sai khác nhất định, song cấu tạo của lưới gồm 3 phần chính:
− Phần miệng lưới: gồm vòng đai miệng (đường kính từ 15-30cm), tiếp đến là bao vải hình chóp cụt Vòng đai miệng được nối với dây kéo lưới, còn phần vải hình chóp cụt nối với thân lưới
− Phần thân lưới (phần lọc nước): thân lưới có chiều dài gấp 2-3 lần đường kính miệng lưới (Karltangen, 1978), được làm từ loại vải đặc biệt có mắt lưới cực nhỏ (5-25, thậm chí
315 micromet tuỳ theo lưới vớt TVPD hay ĐVPD) khả năng thoát nước phải cao Thân lưới nối với miệng lưới ở phía trên và nối với ống đáy ở phía dưới (qua một manset bằng vải)
− Ống đáy: thường là loại ống kim loại hay bằng nhựa (composite) có thể tích khoảng 150-200 mL (có thể giữ lại một lượng cả nước lẫn mẫu) Ngoài ra phải có khoá điều chỉnh (đóng mở) để có thể lấy được mẫu ra, sau khi đã kéo lưới thu mẫu trong vực nước.]
c) Các dụng cụ khác:
Trang 2− Xô (V=5L)
− Chậu (V=10-20L)
− Lọ (can) đựng mẫu (V=250-5000mL, bằng nhựa hay thuỷ tinh có nắp vặn hay nút mài)
− Ngoài ra cần có một cuốn vở để ghi nhật ký trong quá trình thu mẫu…
1.2.2 Hoá chất cố định mẫu: có hai loại hóa chất thông dụng
a) Dung dịch formalin 2-5%:
Pha 95-98% nước cất và 2-5% formalin đặc Trong trường hợp để tránh sự ăn mòn vỏ của động vật phù du cần phải kiềm hoá dung dịch formalin với sodium borat hoặc carbonat sodium (Na2CO3)
b) Dung dịch lugol:
− Pha 100g KI với 1L nước cất (1)
− 50 gam Iod dạng tinh thể pha vào 100mL axít acetic(2)
− Trộn đều dung dịch (1) và dung dịch (2)
Khi sử dụng dung dịch lugol để bảo quản mẫu: cho 0,4 ml dung dịch lugol vào 200mL nước mẫu,
nếu màu nước chuyển sang màu nâu nhạt là được Trong trường hợp nước chưa đổi màu thì tiếp tục bổ sung dung dịch lugol, nhưng không được vượt quá 0,8% ( như vậy: khoảng 2-4mL dung dịch lugol/1000mL nước mẫu)
1.2.3 Nhãn (etiket):
− Nhãn là một vật dụng cần thiết khi đi thu mẫu ngoài hiện trường Nhãn dung để đánh dấu mẫu ( tránh sự nhầm lẫn mẫu ở các điểm thu mẫu…)
− Trên nhãn cần ghi các tiêu chí sau: Trạm (thuỷ vực) thu mẫu; điểm thu mẫu, loại mẫu;
thời gian thu mẫu; thể tích nước thu qua lưới hay bathomet; tên người thu mẫu…
1.3- Phương pháp thu mẫu ngoài hiện trường:
1.3.1 Thu mẫu thực vật phù du (phytoplankton):
a) Mẫu định tính (mục đích: xác định thành phần loài TVPD)
− Tại mỗi điểm thu mẫu dùng lưới vớt thực vật phù du với kích thước mắt lưới từ 20-25 micromet kéo thẳng từ đáy lên (nếu độ sâu của ao lớn hơn 2m) hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-20cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc (nếu độ sâu ao nhỏ hơn 1,5m) Kéo lưới khoảng vài lượt rồi nhấc lưới lên, mở khóa ống đáy đổ mẫu vào lọ (can) đựng mẫu
− Cố định mẫu (bảo quản mẫu: 2-4mL dịch lugol/1000mL nước mẫu hoặc formalin 2%)
và đánh dấu mẫu (bằng nhãn – etiket), rồi lắc đều mẫu
b) Mẫu định lượng (mục đích: xác định mật độ tế bào hay khối lượng)
− Dùng lưới vớt TVPD lấy 20-40L nước tại điểm thu mẫu đổ qua luới vớt TVPD để lọc mẫu, sau đó chuyển mẫu (ở ống đáy) qua lọ đựng mẫu Kế đó cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu
− Dùng bathomet lấy 1-5L nước tại điểm thu mẫu, sau đó đổ vào lọ (can) đựng mẫu Kế
đó cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu
− Sau khi thu mẫu xong phải ghi nhật kí thực địa
1.3.2 Thu mẫu động vật phù du (Zooplankton)
a) Mẫu định tính
Tại mỗi điểm thu mẫu dung lưới vớt ĐVPD (có kích thước mắt lưới khoảng 315 micromet) kéo thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-20cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc) Kéo lưới khoảng vài lượt ( nếu điểm thu mẫu nông cần phải kéo nhiều lần hơn) rồi nhấc lưới lên, mở khoá ống đáy đổ mẫu vào lọ (can) đựng mẫu Kế đó cố định mẫu và đánh dấu mẫu (bằng formalin 2-5%)
b) Mẫu định lượng
Trang 3Lấy 20- 40L nước tại điểm thu mẫu đổ qua lưới vớt ĐVPD để lọ mẫu, sau đó chuyển mẫu (ở ống đáy) qua lọ đựng mẫu Kế đó cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu
II- Các giống loài sinh vật phù du thường gặp
2.1 Thực vật phù du (Phytoplankton)
Danh mục các giống loài thực vật phù du (Phytoplankton) thường gặp
và vai trò của chúng
Có lợi (thức ăn cho ĐVPD& cá) Có thể gây hại
Heterokontophyta
Bacillariophyceae (silíc)
G Fryxell
Màu nước
Ehrenberg
Màu nước
Ehrenberg
Màu nước
Ehrenberg
Màu nước
Ehrenberg
Màu nước
10 Cyclotella striata (Kuëtz)
Grunow
Màu nước
Grunow
Lemmerman
Trang 427 Melosira granulata Ralfs + Màu nước
(Greville) Cleve
Grunow
Màu nước
Peragallo
Màu nước
35 Guinardia striata (Stolterforth)
Hasle comb nov.
Màu nước
Hasle comb nov.
Màu nước
Brightwell
Màu nước
Brightwell
Màu nước
Grunow
Màu nước
46 Bacillaria paxillifera (O F
Ehrenberg
Màu nước
Smith
Màu nước
Cupp
Trang 556 Amphora lineolata Ehrenb. Màu nước
Bun
Màu nước
Auerswald
Màu nước
Rabh
Màu nước
Cleve
Màu nước
(W.Quckett) Cleve
Màu nước
Cleve
Màu nước
81 Nitzschia longissima (Breb)
Ralf
Ralfs
Màu nước
Dinophyta (tảo hai roi)
Trang 690 Ceratium furca (Ehrenb.) Clap
Kofoid
+
Balech
+
(Ehrenb) Balech
+
Nag
++
Kuëtzing
+++
Gomont
Chlorophyta (tảo lục)
Lagerh
Smith
Trang 7Hình 12: Một số loài tảo thường gặp trong ao nuôi thủy sản nước lợ, mặn
2.2 Động vật phù du (Zooplankton)
Danh mục các giống loài động vật phù du (Zooplankton) thường gặp
và vai trò của chúng (Nguồn: báo cáo khoa học, viện NTTS II – TP HCM)
Có lợi Có thể gây hại
Protozoa
1 Codonella aspera
3 Tintinnopsis gracilis
Arthropoda
Copepoda
8 Pseudodiaptomus incisus ++
11 Schmackeria speciosa ++
Nematheminthes
13 Brachionus plicatylis +++
Ấu trùng
18 Ấu trùng động vật thân mềm +++
19 Ấu trùng giun nhiều tơ ++