Giáo án HN&NGLL lớp 10 -VB

30 400 1
Giáo án HN&NGLL lớp 10 -VB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc THÁNG 09/2009 CHỦ ĐỀ 01 - HĐGDNGLL THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung. II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động - Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận… - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh. - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận… 2. Học sinh - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động. - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui… IV. Tổ chức các hoạt động 1. Khởi động - Giới thiệu nội dung chương trình (5') MC: Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của Đoàn viên thanh niên: “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa). MC: Giới thiệu nội dung chương trình, đại biểu 2. Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (35'). GV: chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và đưa ra ý kiến tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng cách trả lời các câu hỏi: 1) Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không? Vì sao? HS: Không! Xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp sẽ không theo kịp các nước phát triển, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. 2) Vậy, phải làm gì để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? 1 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc HS: Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3) Công nghiệp hóa là gì? HS: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động cao hơn. 4) Tại sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? HS: Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ở nước ta hiện nay vì nước ta đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nên phải công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và muốn phát triển nhanh theo kịp các nước thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa (phải biết đi tắt, đón đầu). 5) Hiện đại hóa là gì? HS: Hiện đại hóa là quá trình dựa vào điều kiện của đất nước, ứng dụng và trang bị những phát minh, những thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất vào sản xuất, kinh doanh và quản lý. 6) Con người sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ như thế nào? HS: Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp… 7) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? HS: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh… 8) Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần những điều kiện nào? HS: Vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người (quyết định nhất). 9) Có quan điểm cho rằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội ngàn vàng cho đoàn viên thanh niên nước ta rèn luyện, cống hiến và nhanh chóng trưởng thành”. Các bạn có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao? HS: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều nhân tài (đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm), nên nếu phấn đấu rèn luyện thì có việc làm tốt, cống hiến nhiều cho đất nước, có cơ hội phát huy tài năng, đoàn viên thanh niên do rèn luyện mà nhanh chóng trưởng thành. 10) Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần có những điều kiện, đòi hỏi gì ở con người? HS: Người lao động phải vừa hồng (đạo đức), vừa chuyên (tài năng, chuyên môn nghiệp vụ). 11) Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng ta phải làm thế nào? HS: Đầu tư cho giáo dục để giáo dục thực hiện nhiệm vụ của mình. 12) Học sinh đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa không? Tham gia bằng cách nào? HS: học tốt, chuẩn bị mọi điều kiện, rèn luyện tốt để sau này góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 13) Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? HS: Học tập, rèn luyện, sẵn sàng xông pha cống hiến. GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận. Bổ sung kiến thức cần thiết về vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH. 3. Hoạt động 2. Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT (15') 2 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc GV: Đưa ra một số ý kiến về phương pháp học tập và tác dụng của phương pháp học tâp tích cực để HS thảo luận: 1) Có bạn cho rằng học không cần phải có phương pháp học, thích lúc nào thì học lúc đó, vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không? HS: Cần phải học tập theo phương pháp tích cực, hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất trong thời đại mới. 2) Theo các bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực? HS (nghiên cứu tài liệu trả lời): Học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, đó là quá trình dạy (của giáo viên) – tự học (của học sinh). Học sinh vừa bị chỉ đạo bởi người dạy vừa là tự chỉ đạo trong quá trình dạy học, tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, luôn chủ động tự tìm hiểu tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, tích cực, tự lực, sáng tạo. Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra…, luôn tạo điều kiện cho học sinh phải làm việc tích cực, luôn làm việc nhiều. Hoạt động chỉ đạo của thầy là giúp người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá, tự hoàn thiện mình. Đối với phương pháp học tập tích cực, nó đòi hỏi học sinh ý thức tự nghiên cứu nội dung bài học trước và sau khi đến lớp, có gì không hiểu thì trao đổi với thầy, với bạn. 3) Theo bạn, phương pháp học tập tích cực có tác dụng như thế nào? HS: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững bài học, vận dụng tốt, góp phần phát triển trí lực, rèn luyện tính năng động, sáng tạo. 4) Theo bạn, muốn thực hiện được phương pháp học tập tích cực cần phải có những yêu cầu và điều kiện nào? HS: Học sinh phải có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, có tài liệu, phương tiện học tập đầy đủ; giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. 5) Khi thực hiện việc học bằng phương pháp tích cực, bạn có gặp phải những khó khăn gì không? HS: Khó khăn về thay đổi nề nếp, thói quen, tác phong, phương pháp học tập và điều kiện học tập… GV: Nhận xét , đánh giá ý kiến thảo luận. MC: Giới thiệu 1 - 2 bạn trong lớp có phương pháp học tốt, hiệu quả chia sẻ với các bạn về cách học. 4. Hoạt động 3. Thi tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục (35') MC: Chia lớp thành 4 đội, yêu cầu các đội nghiên cứu nội dung luật Giáo dục MC: giới thiệu thể lệ cuộc thi, thời lượng tiến hành cuộc thi trong vòng 30 phút. Đọc lần lượt nội dung câu hỏi: 1) “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều và chương nào trong Luật Giáo dục? A. Điều 7, chương I B. Điều 10, chương I C. Điều 12, chương I 2) Giáo dục phổ thông gồm: A. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS B. Giáo dục THCS và giáo dục THPT C. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT 3) Trong chương 3, mục 1, điều 48, nhà trường trong hệ thống Giáo dục Quốc dân được tổ chức theo các loại hình nào sau đây? 3 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc A. Trường công lập và trường dân lập B. Trường công lập, trường bán công và trường dân lập C. Trường công lập, trường dân lập và trường tư thục 4) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục nói về: A. Người học B. Học viên C. Giáo viên 5) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục, đã nêu người học bao gồm: A. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non và học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học. B. Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học, học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ, học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên. C. Bao gồm cả a và b 6) Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nêu nhiệm vụ của người học là: A. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường; phát huy truyền thống của nhà trường. B. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường; tham gia lao động, hoạt động xã hội, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường. C. Gồm cả a và b. HS: Đại diện các đội trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét câu trả lời của các đội. Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm nội dung luật Giáo dục. V. Kết thúc hoạt động (5') GVCN nhận xét kết quả hoạt động: nêu ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm, kết thúc hoạt động. 4 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc CHỦ ĐỀ 01 - HĐGDHN EM THÍCH NGHỀ GÌ? I. Mục tiêu - Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề - Biết được cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. - Lập được “Bản xu hướng nghề nghiệp” của bản thân. - Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của mình. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Phát trước các câu hỏi, phiếu điều tra cho HS. - Hướng dẫn các em tìm kiếm thông tin liên quan đến chủ đề. - Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ một nhóm để thảo luận. 2. Học sinh - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra. - Sưu tầm những mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1. Giới thiệu môn học và chủ đề (5') Hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cao độ của thị trường lao động cùng với xu hướng hội nhập quốc tế đang rất cần nhiều lao động mọi trình độ khác nhau. Vì vậy việc hướng nghiệp cho các em học sinh nhằm: - Phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp các em hiểu mình, hiểu các nhu cầu của nghề, định hướng cho các em đi sâu vào các lĩnh vực mà xã hội đang có nhu cầu. - Giúp HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; biết được những thông tin về nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp cao đẳng,đại học ở địa phương và ở cả nước. - Giúp HS biết tự đánh giá năng lực bản thân điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để chọn nghề lập thân, lập nghiệp tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT; tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình, trọng việc lựa chọn nghề nghiệp; biết phân tích các yếu tố quyết định việc chọn nghề cho bản thân và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT) của buổi thảo luận, thường là cử HS nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư. I. Lựa chọn nghề - GV: Giới thiệu NDCT lên làm việc NDCT đưa ra câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chọn nghề là gì?(8') 5 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc 1. Vì sao phải chọn nghề? GV gợi ý: - Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau. - Hàng năm có nhiều nghề bị mất đi và xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học và công nghệ. - Cá nhân một con người không thể nào phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ có thể phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí chỉ với một nghề. 2. Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề? - Con người chỉ thành công trong cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất. - Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần, như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng… 3. Chọn nghề như thế nào? Để chọn được nghề tối ưu với bản thân, HS cần trả lời được các câu hỏi sau. - Em thích nghề gì? - Em có thể làm được nghề gì? - Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? II. Sự phù hợp nghề 1. Thế nào là sự phù hợp nghề? - Phù hợp nghề là những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động. 2. Các mức độ phù hợp - Không phù hợp: Là không có các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề. 1. Vì sao chúng ta phải chọn nghề? NDCT mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến. GV phân tích ý kiến của các nhóm phát biểu. 2. Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề? HS phát biểu. 3. Chọn nghề như thế nào? NDCT sẽ lần lượt chỉ định các nhóm tham gia và cử người ghi tóm tắt nội dung của mỗi người phát biểu. GV tổng hợp các ý kiến, nêu nhận xét và đưa ra câu trả lời. NDCT có thể lấy ví dụ về sự đam mê nghề nghiệp của một cá nhân nào đó từ sách, báo… để cả lớp cùng nghe. HS lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì?(8') NDCT đưa ra một số tình huống: TH1: Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì thi vào trường. Hãy cho ý 6 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc - Phù hợp một phần: Tuy không có những chỉ định cơ bản nhưng HS không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề. - Phù hợp phần lớn: Có nhiều đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với đòi hỏi của nghề hoặc một nhóm nghề nhất định. - Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội “Năng khiếu” với các đòi hỏi của nghề. GV mời tất cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú của mình về nghề tương lai. III. Em thích nghề gì? GV lắng nghe phát biểu của các em. GV yêu cầu HS mô tả nghề mình thích nhất theo cấu trúc bản mô tả nghề. GV hướng dẫn HS ghi nội dung bản mô tả nghề theo mẫu dưới đây. IV. Bản xu hướng nghề nghiệp Cấu trúc bản xu hướng nghề 1. Dự định chọn nghề cho tương lai: (kể tên nghề theo thứ tự ưu tiên) a. ………………………………… b. ………………………………… c. ………………………………… 2. Kể tên 10 nghề mà em quan tâm và thẻ hiện hứng thú (Cho điểm 1 – 10 theo mức độ hứng thú) GV: Nhận các bản mô tả nghề của các em HS để về nhà đọc ghi nhận xét lấy tư liệu cho buổi học sau. V. Xem phim về những người thành đạt trong nghề. GV giới thiệu nhân vật trong phim và mục đích xem nội dung các gương thành đạt để kiến về quan niệm đó? - HS phát biểu TH2: trên báo thanh niên đã đăng tin một cô gái người việt định cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang. Tuy vậy gia đình cô lại cho rằng nghề này không có tương lai và cũng chẳng phải là một nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình, cô gái trẻ đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừa làm vừa học về thời trang. Thế rồi cô cũng đạt được ước mơ của mình bằng việc giành được giải nhất thiết kế thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Em đánh giá thế nào về việc làm của cô gái đó? - HS phát biểu 4. Hoạt động 4: HS tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình và hoàn thành bản xu hướng nghề nghiệp (15') NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình thích. (Lưu ý, đây chưa phải là nghề đã chọn). HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình về những nghề mà mình thích, phát biểu trước nhóm hoặc trước cả lớp. NDCT: phát mẫu bản xu hướng nghề nghiệp cho các nhóm. HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp lại cho NDCT. NDCT thu lại để nộp cho GV. 5. Hoạt động 5: HS xem phim những gương thành đạt trong nghề (7') NDCT: Xin mời cả lớp xem phim về các tấm gương thành đạt trong nghề. 7 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc làm gì. GV nhận xét các ý kiến phát biểu. HS xem phim. NDCT: Sau khi xem phim, các bạn cho biết cảm tưởng của mình qua các tấm gương trên. HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem phim hoặc qua các câu chuyện các bạn khác kể. - HS phát biểu 6. Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá tiết học (2') GV nhận xét về ý thức tổ chức và tham gia tiết học. Yêu cầu HS suy nghĩ về hướng chọn nghề của bản thân? 8 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc THÁNG 10/2009 CHỦ ĐỀ 02 - HĐGDHN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH I- Mục tiêu - Biết được năng lực bản thân qua quá trình học tập và lao động. - Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc chọn nghề tương lai. - Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (Chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình). II- Chuẩn bị 1- Giáo viên - Phát trước các câu hỏi trong phiếu điều tra cho học sinh - Thống kê và có nhận định sơ bộ về năng lực truyền thống nghề nghiệp gia đình của học sinh trong lớp. - chuẩn bị phim về các làng nghề truyền thống. 2- Học sinh - Chuẩn bị nội dung câu trả lời trong phiếu điều tra - Sưu tầm những câu chuyện về những con người thành công cũng như thất bại trên con đường tìm ra năng lực và sở trường của mình. III- Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình (NDCT) của buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư. GV mời NDCT lên vị trí làm việc GV quan sát các nhóm làm việc và hướng dẫn các em nội dung thảo luận GV gợi ý: 1- Năng lực nghề nghiệp là gì? Năng lực nghề nghiệp là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao. 2- Phát hiện năng lực và bồi dưỡng năng lực bản thân. a- Phương pháp phát hiện năng lực bản thân. - Thông qua việc học tập các môn học văn hoá. - Thông qua các hoạt động ngoại khoá - Các hoạt động ở gia đình và địa phương. b- HS nên bồi dưỡng năng lực như thế nào? Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực nghề nghiệp là gì? (45') NDCT lên vị trí làm việc và nêu câu hỏi 1- Năng lực nghề nghiệp là gì? HS thảo luận. HS phát biểu. NDCT: Thông qua học tập các môn học thể hiện những năng lực gì? HS phát biểu nhận thức của mình. HS lắng nghe gợi ý của GV. NDCT đọc một số ví dụ thực tế và yêu cầu các nhóm hãy phân tích về khía cạnh năng lực ở trường hợp sau: 9 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2010 - THPT Việt Bắc - Cần tự giác bồi dưỡng năng lực căn cứ vào nhr cầu hoạt động nghề nghiệp tương lai. Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi năng lực nhận thức và biết các ứng dụng các tri thức đó vào thực tiễn vì vậy đây là năng lực mà HS không ngừng bồi dưỡng. Chú ý phát hiện sở trường của mình ở tuổi học sinh phổ thông. Một số năng lực của các em chưa bộc lộ do đó học sinh nên tham gia nhiều hoạt động khác ngoài giờ học, chăm chỉ tham gia các buổi lao động, học nghề, có như vậy chúng ta mới có cơ hội để thể hiện những năng lực, sỏ trường của mình. - Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng và sự phù hợp nghề. GV bổ sung: + Năng lực nhận thức như sự chú ý,khả năng qua sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy. + Năng lực diễn đạt. + Năng lực trình bày vấn đề trước đám đông. - Thông qua các hoạt động khác: ngoại khoá, lao động nghề nghiệp hoặc các hoạt động ở địa phương. + Qua các hoạt động này dễ dàng phát hiện được các như năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quyết sách. c- Lao động nghề nghiệp và năng lực nhờ có năng lực mà chúng ta thành công trong lao động nghề nghiệp. Ngược lại qua lao động nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của con người, đồng thời tạo điều kiện cho năng lực phát triển tới một trình độ khá cao. VD: Các công nhân dệt vải có khả năng phân biệt màu sắc cao hơn người bình thường nhiều lần Trường hợp 1: "Darwinn - thời học sinh ông học không thật xuất sắc. Người cha dự định cho Darwin chuyển sang học thần học. Nhưng Darwin biết rõ nhược điểm của mình là trí nhớ kém, do vậy không hợp với bản chất của một mục sư tương lai. Tuy nhiên ông lại nhìn thấy điểm vượt trội của mình là rất say mê trong lĩnh vực sinh học, năng lực phát hiện và năng lực tư duy của mình do dó ông đã quyết định chọn nghề sinh học làm nghề tương lai của mình. Khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy. - HS phát biểu: Trường hợp 2: Có bạn quan niệm rằng năng lực là do bẩm sinh ở mỗi người không cần phải bồi dưỡng. - HS phát biểu: Trường hợp 3: NDCT: Người ta có thể nói rằng khờ khạo trong lĩnh vực này nhưng lại có thể nổi trội ở lĩnh cực khác. ý nói gì? HS thảo luận. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống gia đình tới việc chọn nghề (10') NDCT: Bạn hãy kể tên các làng nghề 10 [...]... “nốt nhạc vui”, đoán tên bài hát khi nghe xong một đoạn nhạc nền, hoặc nêu tên bài hát để đoán tác giả (và năm sáng tác) III Chuẩn bị 1 Giáo viên * Hoạt động 1: Giáo viên chuẩn bị các tài liệu, những thông tin, số liệu về sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước Tổ chức báo cáo, nói chuyện với học sinh theo lớp * Hoạt động 2: Giáo viên giao cho cán bộ lớp phối hợp với cán bộ chi đoàn phát... Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc Hoạt động 1: …………………………………………………………… Hoạt động 2: …………………………………………………………… Hoạt động 3: …………………………………………………………… 5 Hoạt động 5 Tổng kết tiết học (2') GV nhận xét về ý thức tổ chức và tham gia tiết học 12 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 11/2009 (Tích hợp với Hoạt động chung của Trường) THÁNG 12/2009 CHỦ ĐỀ... dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng cho nhiều ngành do đó cần rất nhiều các cán bộ thuộc lĩnh vực xây dựng Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá tiết học (2') - GV nhận xét về ý thức tổ chức và tham gia tiết học - GV yêu cầu HS chuẩn bị chủ đề 9:"Nghề tương lai của tôi" 27 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 04/2 010 CHỦ ĐỀ 09 - HĐGDHN NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI I Mục tiêu - Giải thích... thảo luận là tiết mục văn nghệ của các tổ, các thành viên trong lớp ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh V Kết thúc hoạt động (2') GVCN nhận xét kết quả hoạt động: nêu ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm, kết thúc hoạt động 24 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 03/2 010 CHỦ ĐỀ 08 - HĐGDHN TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG I... giới (15') chuyện về các danh Y của Việt Nam và trên thế giới Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá tiết học (3') - GV nhận xét về ý thức tổ chức và tham gia tiết học - GV yêu cầu HS chuẩn bị chủ đề 8”Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành xây dựng" 19 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 02/2 010 CHỦ ĐỀ 06 - HĐGDNGLL THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG I Mục tiêu - Sau khi thực... các nhóm trình bày ý kiến Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá tiết học (3') - GV nhận xét về ý thức tổ chức và tham gia tiết học - GV tổng kết lại buổi thảo luận và lưu ý HS hãy đặt ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thì cần phải ra sức phấn đấu trong học tập và trong rèn luyện 29 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 05/2 010 (Tích hợp với Hoạt động chung của Trường) 30 ... như: - Ca ngợi Đảng: + Lá cờ Đảng – Nhạc và lời: Văn An + Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng + Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam + Đảng cho ta một mùa xuân – Nhạc và lời: Phạm Tuyên, sáng tác năm 1957 - Ca ngợi Bác Hồ: + Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng – Nhạc và lời: Phạm Tuyên + Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người – Trần Kiết Tường, sáng tác năm 1962 + Bác đang cùng chúng cháu hành quân – Nhạc và lời: Huy... chuẩn bị chủ đề 6: "Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược" và sưu tầm các mẩu chuyện về những người thành công và hết lòng vì ngành Y và Dược 15 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc THÁNG 01/2 010 CHỦ ĐỀ 06 - HĐGDHN TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC I Mục tiêu - Nêu được vị trí, đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và Dược - Biết... tầm quan trọng của nghề - Gợi ý: Nghề Y - Dược là nghề cao quí vì được chăm lo sức khoẻ cho con người và được xã hội tôn trọng gọi là "Thầy thuốc" - Nghề được mọi tầng lớp xã hội quan tâm 16 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc và coi trọng vì sức khoẻ của bất cứ ai cũng là vấn đề tối quan trọng Con người không có sức khoẻ thì không làm được việc gì II Đặc điểm và yêu cầu của... đời đã hợp nhất các tổ chức cộng sản, nhất trí thông qua một đường lối chính trị đúng đắn, là cơ sở thống nhất về tư tưởng và hành động của 22 Nguyễn Minh Tú - GVCN 10A3 năm học 2009 - 2 010 - THPT Việt Bắc phong trào cách mạng Việt Nam, tránh chia rẽ giữa các đảng phái, tạo nên truyền thống đoàn kết của Đảng và dân tộc - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước . trong Luật Giáo dục? A. Điều 7, chương I B. Điều 10, chương I C. Điều 12, chương I 2) Giáo dục phổ thông gồm: A. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS B. Giáo dục THCS và giáo dục THPT C. Giáo dục. Luật Giáo dục nói về: A. Người học B. Học viên C. Giáo viên 5) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục, đã nêu người học bao gồm: A. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non và học sinh của cơ sở giáo. thi “nốt nhạc vui”, đoán tên bài hát khi nghe xong một đoạn nhạc nền, hoặc nêu tên bài hát để đoán tác giả (và năm sáng tác). III. Chuẩn bị 1. Giáo viên * Hoạt động 1: Giáo viên chuẩn bị các

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan