Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
134 KB
Nội dung
CHỦ ĐỀ 01 - HĐGDNGLL THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC A-MỤC TIÊU - Hiểu được vai trò của CNH,HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Xác định được vai trò ,trách nhiệm của bản thân đối với đất nước - Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện Xác định được nghề phù hợp cho bản thân - Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập và rèn luyện B-NỘI DUNG - Tiết 1: Thảo luận về kế hoạch hợc tập và rèn luyện của năm học lớp 12 - Tiết 2: Diễn đàn: “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” C-HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1 THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA NĂM HỌC LỚP 12 I-Mục tiêu - Nắm vững kế hoạch học tập, rèn luyện trong năm học lớp 12. - Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học ,hợp lý ,phù hợp với đặc điểm của năm hoc cuối cấp .Biết lựa chọn nghề và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai - Tích cực ,chủ dộng ,sáng tạo trong học tập ,rèn luyện để đạt kết quả tốt trong các kì thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng. II-Chuẩn bị 1. Giáo viên Chuẩn bị các tài liệu có liên quan : - Kế hoạch năm học của nghành của trường, của lớp. - Các công việc cần phải làm như thi Tốt nghiệp - Chọn nghề –Hồ sơ thi – Ôn thi ĐH, CĐ. - Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm học. - Các qui chế, thủ tục thi, tuyển. - Chỉ đạo cho cán bộ lớp, thành viên hoạt động. 2.Học sinh - Cán bộ lớp nhận nhiệm vụ từ chỉ đạo của GV. - Tất cả các thành viên đẻu chuẩn bị ý kiến thảo luận ,mỗi người có một dự thảo kế hoạch học tập rèn luyện trong năm học. - Cán bộ lớp soạn chương trình . - Cử đại diện điều khiển chương trình hoạt động. - Trang trí phòng học. - Tiết mục văn nghệ. III-Nội dung hoạt động Thảo luận kế hoạch học tập và rèn luyện gồm các nội dung sau: - Nhiệm vụ của người học sịnh trong năm học lớp 12 là gì ? 1 - Chỉ tiêu phấn đấu của lớp, của cá nhân? - Kế hoạch và biện pháp của bản thân ? - Mỗi cá nhân tự xây dựng thời gian biểu cho mình thật hợp lí ? IV-Tổ chức hoạt động Lớp trưởng điều khiển chương trình: - Tuyên bố lí do –giới thiệu đại biểu - Nêu tầm quan trọng của năm học cuối cấp và sự cần thiết của kế hoạch học tập ,rèn luyện của cá nhân và tập thể - Đại diện các tổ trình bày ý kiến - Các thành viên góp ý - Tổng hợp các ý kiến -Xen kẽ vài tiết mục văn nghệ V-Kết thúc hoạt động GVCN nhận xét về ý thức tổ chức, rút kinh nghiệm cho tiết sau. HOẠT ĐỘNG 2 DIỄN ĐÀN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC” I. Mục tiêu - Học sinh hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thấy được vai trò quan trọng của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thấy được trách nhiệm của thanh niên, học sinh là phải tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để có những tri thức đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong thời kì mới. - Biết định hướng đúng đắn nghề nghiệp theo năng lực của bản than và những yêu cầu của xã hội sau này để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. Nội dung - Thanh niên là động lực nòng cốt , đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quyền lợi của thanh niên khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trách nhiệm của thanh niên học sinh khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nêu ví dụ chứng minh vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp thông tin cho HS. Cụ thể là: + Định hướng chủ đề và gợi ý cho học sinh những vấn đề có lien quan đến hoạt động. 2 + Hướng dẫn Ban cán sự, BCH chi đoàn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS khai thác các thông tin có liên quan đến nội dung hoạt động. + Duyệt và góp ý kiến để hoàn thiện chương trình hoạt động của diễn đàn. + Gợi ý phương pháp tổ chức diễn đàn ngắn gọn, súc tích, khoa học. + Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Học sinh - Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ GVCN. - Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận. - Trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ có lien quan đến chủ đề hoạt động. - Cử người làm MC và mời đại biểu. - Chuẩn bị ý kiến để tham gia diễn đàn. IV. Tổ chức hoạt động MC: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thư kí; Phân công và bố trí các nhóm để tham dự diễn đàn; Nêu lời dẫn về “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 1.Hoạt động 1 (10 phút) - MC khởi động bằng trò chơi ngắn - Bắt nhịp hát bài hát có nội dung nói về vai trò của thanh niên trong xã hội (Lớp đã tập trước) 2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 20phút) * MC nêu lời dẫn và tổ chức cho các nhóm thảo luận: - Có người cho rằng: “Mặc dù học sinh phổ thông thuộc lứa tuổi thanh niên nhưng họ không có vai trò gì trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, vì họ chưa có đóng góp gì cho xã hội”, bạn có suy nghĩ gì về ý kiến trên? * MC: Yêu cầu các nhóm thảo luận và lần lượt mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến. * MC: Tổng hợp ý kiến trình bày của các nhóm và đi đến kết luận theo hướng bác bỏ ý kiến trên. * MC: Như vậy, dù là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng ta vẫn thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của họ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo bạn, đó là vai trò và trách nhiệm gì của học sinh? * MC: Yêu cầu các nhóm thảo luận và lần lượt mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến. * MC: Tổng hợp ý kiến trình bày của các nhóm và đi đến kết luận. * MC: Từ những vấn đề thảo luận trên, bạn nghĩ gì về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? * MC: Yêu cầu các nhóm thảo luận và lần lượt mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến. * MC: Tổng hợp ý kiến trình bày của các nhóm và đi đến kết luận. *MC: Nêu nhận định chung về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và tuyên bố kết thúc hoạt động 2, chuyển sanh hoạt động 3. - Xen giữa hai hoạt động là tiết mục văn nghệ. Hoạt động 3. Thi hùng biện ( 30 phút) * MC nêu nội dung hùng biện: Câu 1: Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn. 3 Câu 2: Thanh niên học sinh phải có sức khỏe. Câu 3: Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng. Câu 4: Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * MC nêu thể lệ cuộc thi - Mỗi đội cử đại diện bốc thăm một câu hỏi, suy nghĩ và trả lời trong vòng 5 phút. Ngoài ra còn phải trả lời thêm một câu hỏi do các nhóm đặt ra. - Nếu vượt quá thời gian qui định thì sẽ bị trừ điểm ( mỗi phút trừ 1 điểm). Điểm tối đa cho phần này là 10 điểm) - Sau khi các đội trả lời xong, ban giám khảo chấm điểm và chọn ra một đội có số điểm cao nhất để phát thưởng. * MC Mời ban giám khảo nhận xét. Sau đó phát thưởng cho đội đạt điểm cao. Hoạt động 4 . Giải đáp ô chữ (15phút) *MC: Khi nói về vai trò của thanh niên trong xã hội, chúng ta đã nghe rất nhiều những câu nói, sau đây là một câu nói tiêu biểu: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bạn hãy cho biết: Câu nói trên của ai? Ô chữ về nhân vật này gồm 9 chữ cái: * MC: Thời gian để đoán ô chữ là 1 phút, bạn nào đưa tay trước sẽ được ưu tiên giải đáp. Mỗi người chỉ trả lời duy nhất một lần.Nếu trả lời đúng sẽ được một phần quà của ban tổ chức. - Hết thời gian trả lời, nếu như không ai giải đáp được thì MC nêu gợi ý (Mỗi gợi ý cách nhau 30 giây). - Gợi ý 1: Ông vừa là nhà hoạt động cách mạng vừa là nhà thơ lớn của dân tộc - Gợi ý 2: Tên ông được đặt cho một thành phố lớn ở nước ta. - Gợi ý 3: Là tác giả của tập thơ “Nhật kí trong tù” * MC khẳng định lại tác giả của câu nói trên của Hồ Chí Minh, sau đó tặng quà cho cá nhân giải đáp được ô chữ. IV. Kết thúc hoạt động(5 phút) GVCN nhận xét kết quả hoạt động, nêu ưu- nhược điểm để rút kinh nghiệm. CHỦ ĐỀ 02 - GDHN NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ A. Mục tiêu - HS thấy được những yếu tố cần thiết để con người thành đạt trong nghề. - HS thấy được những con đường học tiếp để đạt dược những ước mơ của mình ở địa phương mình B. Cách thức tổ chức 4 - Thảo luận và xây dựng nội dung bài học - Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận - Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo lụân của học sinh C. Nội dung cơ bản Hoạt động 1.Một số đặc điểm của lao động nghề nghiệp hiện nay (15 phút) GV: Cho học sinh thảo luận mục 1- nhận xét đưa ra nội dung - Khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng là điều kiện để mang lại thàn tựu kinh tế hiện đại,tri thức trở thành nguồn của cải lớn - Sản phẩm mới xuất hiện nhanh hơn- làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ mới là điều kiện hết sức cơ bản để thành đạt trong nghề. Muốn vậy phải thực hiện cho được khẩu hiệu “Giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” - Sản phẩm tồn tại trên thị trường người sản xuất phải có đầy đủ năng lực,làm chủ công nghệ, thay thế cái cũ bằng cái mới - Đòi hỏi người lao động tri thức kĩ năng và tay nghề chuyên môn, kĩ năng sử dụng máy tính Hoạt động 2. Những điều kiện cơ bản để đạt được ước mơ thành đạt trong nghề (45 phút) GV: Theo em có những điều kiện nào để giúp con người đạt ước mơ thành đạt trong nghề HS: Thảo luận- trả lời a. Những biểu hiện cụ thể của sự thành đạt trong nghề GV: Theo em có những biểu hiện nào thể hiện của sự thành đạt trong nghề HS: Thảo luận trả lời- giáo viên nhận xét + Có năng suất lao động cao + Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng chế + Thăng tiến trong nghề + Uy tín đối với người xung quanh- được Nhà nước tặng giải thưởng b. Điều kiện cơ bản để thành đạt trong nghề - Phải có kế hoạch học tập tu dưỡng thường xuyên - Phải có lòng yêu nghề và hứng thú với công việc trong nghề Nghề còn là trách nhiệm với con người là nghĩa vụ của bất cứ công dân nào nên phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. GV: Vậy thể hiện ở những việc làm cụ thể như thế nào? HS: Thảo luận trả lời - Không làm hàng kém chất lượng và hàng giả - Không bớt xén giờ lao động, bớt xén nguyên vật liệu - Không lãng phí thời gian, tiền của - Không vi phạm nội quy lao động Hoạt động 3. (15 phút) Những con đường học tập để đạt được ước mơ của mình GV: Hiện nay người lao động có những con đường học tập nào? HS: Suy nghĩ trả lời- GV nhận xét bổ sung đưa ra các ý sau - Học tiếp ở các trường lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề 5 - Nhiều lao động có thể theo học tại các trung tâm học tập công đồng,các trung tâm giáo dục thường xuyên, các lớp chuyên tu. - Người lao động có thể tự học bằng cách đặt ra các kế hoạch tham gia sinh hoạt taị các câu lạc bộ,các nhà văn hoá… D. Tổng kết bài học GV: Bài học giúp cho em hiểu biết gì?Yêu cầu học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học? HS: Trả lời. GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp- từng cá nhân. CHỦ ĐỀ 03 - HĐGDHN TÌM HIỂU HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG TCCN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG A. Mục tiêu - HS thấy được sự phát triển của hệ thống các trường TCCN và đào tạo nghề ở nước ta. - HS thấy được những thông tin cơ bản về hệ thống các trường, hình thức đào tạo của các trường ở TW và địa phương. B. Cách thức tổ chức - Thảo luận và xây dựng nội dung bài học. - Cán bộ lớp chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận dưới sự định hướng, hướng dẫn của GVCN. - Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo luận của học sinh. C. Nội dung cơ bản Hoạt động 1. (15 phút) Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) 1. Sơ lược về sự phát triển các trường TCCN ở nước ta. GV chuẩn bị biểu đồ như sách giáo viên và cho học sinh trình bày, nhận xét về sự phát triển của hệ thống các trường TCCN nước ta. 2. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường TCCN Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có tầm quan trọng vfa nhiệm vụ như thế nào? - Nhiệm vụ: Đào tậo những cán bộ có trình độ trung cấp, kỹ thuật kinh tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao… Hướng dẫn công nhân thực hiện theo quy trình công nghệ hoặc thực hiện từng phần, có vai trò quan trọng. b. Các loại hình trường TCCN GV đặt vấn đề: Trường TCCN có các loại hình nào? Có 407 cơ sở đào tạo TCCN với 361 trường và 121 hệ trong các trường ĐHCĐ - Theo cấp quản lý: Có trường TCCN của địa phương và của trung ương. - Theo sở hữu: Có trường công lập, dân lập, bán công , tư thục - Hiện nay các thành phố có nhiều trường TCCN nhất là: Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh - Theo ngành thì có các khối sau: 6 GV nêu vấn đề để HS thảo luận: Theo ngành thì có các khối trường nào? Kể tên? - Khối trường côn nghiệp – Khối trường xây dựng - Khối trường nông- lâm – ngư nghiệp - Khối trường giao thông- bưu điện - Khối trường kinh tế – dịch vụ - Khối trường văn hóa nghệ thuật - Khối trường sư phạm - Các khôí trường khác c. Hình thức đào tạo và và điều kiện tuyển sinh GV: Các trường TCCN có những hình thức đào tạo nào? - Hình thức: Đa dạng, liên thông với các bậc ĐH, CĐ. - Có hai hình thức đào tạo là chính quy và và tại chức + Hình thức đào tạo chính quy: Tập trung tại trường ít nhất 2 năm, Thời gian đào tạo là 2 đến 3 năm, Môn thi: Toán- Lý, Toán – Hóa, Toán – Sinh, một số trường tuyển theo năng khiếu. + Hệ tại chức chuyên tu: không có điều kiện tập trung tại trường. Hoạt động 2. (45 phút) Hệ thống các trường nghề và các cơ sở đào tạo nghề 1. Sơ lược về sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của trung ương và địa phương. GV chuẩn bị biểu đồ cột tương tự như hoạt động 1 đẻ cho học sinh nhận xét rút ra sự phát triển của hệ thông ĐTN của nước ta. 2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề Các trường đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề có hai nhiệm vụ cơ bản: - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuậtnghiệp vụ lãnh nghề. - Phổ cập nghề cho thanh niên b. Các hình thức đào tạo nghề Có các hình thức đào tạo nghề như thế nào? Kể tên? Gv cho học sinh làm việc tương tự hoạ động 1. c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh. - Hình thức đào tạo: + Hệ đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính mền dẻo, Đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ. Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Thế nào là đạo tạo ngắn hạn, dài hạn? - Hệ dài hạn: Chính quy tập trung từ 1 đến 3 năm, nhìn chung không phải thi. - Hệ đào tạo ngắn hạn: Theo nhu cầu người học. - Điều kiện cụ thể là: Mọi công dân Việt Nam không phân bịêt lứa tuổi, giới tính, trình độ đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của công nhân. Hoạt động 3. Tổng kết bài học, định hướng bài học GV: Tổ chức chức cho học sinh thảo luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai hệ thống đào tạo trên. HS: Thảo luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai hệ đào tạo ngắn hạn và dài hạn. 7 GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, ý thức tổ chức của HS. Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: khai thác các thông tin trên mạng internet, tham khảo thêm cuốn những điều cần biết về tuyển sinh ĐHCĐ năm 2009 để chuẩn bị nội dung hoạt động tháng 12: Tìm hiểu hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. CHỦ ĐỀ 04 - HĐGDHN TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG A. Mục tiêu - Học sinh thấy được sự phát triển của hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng - Nắm được thông tin cơ bản về hệ thống trường, hình thức đào tạo ĐH và CĐ - Có thái độ đúng đắn khi chọn nghành. B. Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Sơ lược về sự phát triển hệ thống trường đại học và cao đẳng Sau cách mạng tháng tám 1945 đặc biệt trong những năm gần đây hệ thống trường CĐ và ĐH phát triển chưa từng thấy. Hoạt động 2. Tìm hiểu Hệ thống trường ĐH và CĐ GV: Em hãy nêu hệ thống trường ĐH và CĐ có tầm quan trọng như thế nào? a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường ĐH và CĐ Trường ĐH và CĐ có tầm quan trọng vô cùng to lớn GV: Trường ĐH và CĐ có nhiệm vụ như thế nào? - Nhiệm vụ: Trường ĐH: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ ĐH và trên ĐH có lí tưởng có quyết tâm vươn lên những đỉnh cao của văn hoá ,khoa học và công nghệ , có năng lực nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn do cuộc sống đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình. Trường CĐ: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hoá… Ngoài ra có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn khoa học với sản xuất kinh doanh, phát triển khoa học và công nghệ. GV: Theo em có những loại hình nào của trường ĐH và CĐ? b. Các loại hình của trường ĐH và CĐ - Theo hình thức sở hữu đầu tư chính thì có các loại trường: Công lập, bán công, dân lập. Năm học 2002-2003 có 202 trường ĐH và CĐ : trong đó có 81 ĐH,121 CĐ + Công lập: 179 ĐH, CĐ + Bán công: 6 ĐH, CĐ + Dân lập: 17 ĐH, CĐ - Theo lĩnh vực và nghành xếp theo 4 loại hình: * Đại học đa lĩnh vực có 2 ĐH quốc gia 3 ĐH khu vực * Đại học đa nghành cùng một hoặc hai lĩnh vực * Đại học mở: + Viện đại học mở Hà Nội + Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh 8 * Các trường CĐ thành lập theo nghành - Các khối trường trong danh mục ĐH, CĐ + Khối kinh tế pháp lí + Khối công nghiệp + Khối Nông- Lâm - Ngư nghiệp + Khối khoa học cơ bản + Khối Y tế - Thể dục thể thao + Khối văn hoá nghệ thuật + Khối ĐH sư phạm- CĐ sư phạm- CĐ sư phạm địa phương GV: Hãy nêu hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh như thế nào? c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh - Hình thức: Đảm bảo tính hoàn chỉnh, mềm dẻo, linh hoạt liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc học thấp có thể theo học ĐH và CĐ, thời gian đào tạo liên thông từ 1,5- 2 năm GV: Đối tượng tuyển sinh là những ai? - Đối tượng những học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề chính quy có nhu cầu học tập nâng cao. Có bằng tốt nghiệp hoặc tương đương mới được thi ĐH, CĐ Có hai hình thức đào tạo cơ bản : Đào tạo chính quy và đào tạo chuyên tu tại chức - Hình thức đào tạo chính quy: Đào tạo tập trung tại trường - Hình thức đào tạo chuyên tu: Đáp ứng nhu cầu của đông đảo cán bộ, cong nhân, nhân viên không có điều kiện rời nơi làm việc GV: Điều kiện tuyển sinh của đào tạo chính quy là như thế nào? - Điều kiện tuyển sinh: Là những học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên có bằng tốt nghiệp THPT ,TCCN hoặc tương đương tuổi từ 18-32 đủ sức khoẻ GV: Có mấy khối thi cơ bản với những môn nào ? Có 4 khối thi: Khối A: Toán - Lý - Hoá Khối B: Toán - Hoá - Sinh Khối C: Văn - Sử - Địa Khối D: Văn - Toán - Ngoại ngữ Hoạt động 3. Một số diểm lưu ý khi chọn nghành, chọn trường ĐH và CĐ GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết những điều cần chú ý khi chọn ngành, trường? - Trình độ học lực - Vấn đề thể lực - Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với ngành học - Nhu cầu nhân lực của ngành nghề - Điều kiện kinh tế gia đình GV: Tố chức cho học sinh phát biểu: Em chọn ngành gì? Trường nào? Vì sao? HS: Phát biểu. C. Tổng kết GV: Nhấn mạnh những vấn đề cơ bản khi chọn ngành, nhận xét về việc chuẩn bị và ý thức tham gia hoạt động của HS. 9 CHỦ ĐỀ 06 - HĐNGLL. THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 GIAO LƯU VỚI CÁC ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG I- Mục tiêu - Tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng - Tìm hiểu quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của các thầy cô. - Xác định kế hoạch hành động cụ thể tích cực học tập và rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, vươn tới lí tưởng cao đẹp của cuộc sống. II- Nội dung hoạt động 1. Thông qua trao đổi trò chuyện của các Đảng viên để giúp học sinh hiểu rõ các nội dung sau: - Lý tưởng của người phấn đầu vào Đảng - Vai trò của người Đảng viên trong nhà trường và xã hội - Nhiệm vụ của HS đối với vai trò là đoàn viên. 2. Xen kẽ là trò chơi và các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ. III- Chuẩn bị 1. Giáo viên - Mời các giáo viên là Đảng viên của trường để tham gia giao lưu. - Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhât câu hỏi - Hướng dẫn người điều khiển thiết kế chương trình giao lưu. - Cho HS tham khảo các tư liệu về điều lệ Đảng, điều lệ Đoàn 2. Học sinh - Chuẩn bị những câu hỏi để giao lưu với các thầy cô Đảng viên. - Chuẩn bị những bài hát, bài thơ có liên quan đến chủ đề. - Trang trí lớp, món quà nhỏ tặng các Đảng viên. IV- Tổ chức hoạt động 1. Khởi động Hát bài hát tập thể: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” Trong khi mọi người chuyền tay nay 1 bông hoa, đến hết bài bông hoa vào tay ai, người đó phải hát 1 bài về Đảng hoặc Bác Hồ (Đảng là cuộc sống của tôi, Bắc đang cùng chúng cháu hành quân, . . .) MC: ổn định tổ chức lớp và giới thiệu thành phần tham dự, khách mời 10 [...]... hiện nay 2 Học sinh - Cán bộ lớp phổ biến cuộc tọa đàm và giao cho cán bộ chuẩn bị - Các tổ cử người chuẩn bị ý kiến + Tự giác, chủ động tìm hiểu nội dung buổi tọa đàm + Học hỏi để nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc + Có khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn lên lập nghiệp - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề - Trang trí lớp theo yêu cầu với chủ... về nữ anh hùng này 16 Thành viên nào đoán được ô chữ đầu tiên thì MC mời bạn đó phát biểu cảm nghĩ của mình về người anh hùng Đặng Thùy Trâm Sau khi phát biểu xong, MC gửi tặng bạn một món quà (quà do BTC chuẩn bị sẵn) MC: Ghi đáp án vào các ô chữ MC: Nhận xét, đánh giá Mỗi chúng ta ai cũng biết Đặng Thùy Trâm là một nữ thanh niên yêu nước rất tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm... động Các học sinh được phân công trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế (có thể sắp xếp bàn ghế lại tạo một tạo một khoảng trống hình vuông ở giữa, người dẫn chương trình đứng ở giữa lớp, cây hoa cũng được để giữa lớp) MC: Khởi động lớp bằng một bài hát tập thể, bài “Nối vòng tay lớn” (2 phút) MC: Tuyên bố lí do (2 phút) 13 Mỗi chúng ta đều biết thanh niên là nguồn lực rất quan trọng, là nền tảng để phát triển... đều có những hoài bão khác nhau trong tương lai của mình VD: có bạn mơ ước làm giáo viên, cũng có bạn bác sĩ, kỹ sư, nghề nào cũng có ích, cũng cống hiến sức mình cho xã hội MC: Có thể mời các ý từ các tổ bạn (3-4 ý kiến ) MC: Nhận xét, đánh giá lại vấn đề MC: Để thay đổi bầu không khí, mời một tiết mục văn nghệ từ bạn lớp phó văn nghệ với bài hát “Mùa hè xanh” MC: Cảm ơn tiết mục của bạn MC: Trở... gánh nặng của gia đình và xã hội Chính vì vậy mà mỗi thanh niên chúng ta cần phải tránh lối sống sa đọa này, nó là con đường đưa chúng ta đến bờ vực chứ không dẫn chúng ta đến bến bờ của hạnh phúc, tương lai Để khắc phục hiện trạng này thì mỗi thanh niên phải ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình và làm thế nào để thực hiện được nó Có ý thức được mình, giữ mình phấn đấu ra sức học tập để tránh... bác sĩ đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ trong cuộc khánh chiến chống Mỹ 2 Một bệnh xá được xây dựng gần đây mang tên nữ thanh niên này 3 Nữ thanh niên này để lại một cuốn nhật ký rất nổi tiếng, tên cuốn nhật ký cũng là tên của nữ thanh niên này - Sau khi MC đưa ra lần lượt các dữ kiện cho các bạn đoán và trả lời nếu từ dữ kiện đầu tiên các bạn đoán được, thì MC cũng đọc 2 dữ kiện còn lại, MC có thể... tập vươn lên để góp sức mình xây dựng đất nước giàu đẹp Tùy vào năng lực và sở trường tìm cho mình một nghề phù hợp để lập nghiệp 4 Phấn đấu hướng đến cái đẹp: chân- thiện-mĩ B Hình thức 1 Giáo viên - Họp với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung và cách thức tọa đàm - Đề cử người điều khiển - Giao cho các tổ chuẩn bị nội dung - Gợi ý về cách tổ chức tọa đàm cho Ban tổ chức và giao... (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá MC: Bông hoa cuối cùng còn lại sẽ dành cho tổ 4, mời thành viên tổ 4 - Đại diện tổ 4 lên hái hoa dân chủ 15 MC: Đọc câu hỏi: 4 Bạn có nhận xét gì về lối sống sa đọa của một số thanh niên ngày nay ? Làm thề nào để khắc phục hiện trạng này ? - Tổ viên suy nghĩ trả lời Hiện nay có một số thanh niên sống rất buông thả, chỉ biết ăn chơi, tập tụ phe cánh, dẫn đến hư hỏng,... thanh niên chúng ta cần phải ra sức học tập, đem tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo để xây dựng và phát triển đất nước Làm thế nào để chúng ta thực hiện được điều này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới” Đó cũng là lí do của buổi tọa đàm hôm nay MC: Giới thiệu đại biểu: gồm GVCN và toàn thể học sinh lớp 12A2 (1 phút) MC: Thông qua hình thức buổi tọa đàm gồm hai hoạt động... các ý kiến bổ sung từ các tổ khác MC: Cảm ơn các ý kiến (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá chung Kết thúc hoạt động 1 và chuyển sang hoạt động 2 Hoạt động 2 Trò chơi giải ô chữ - Phát biểu cảm nghĩ (10 phút) MC: Chúng tôi sẽ đưa ra ô chữ gồm 12 chữ cái, kèm theo ba dữ kiện về ô chữ này Khi tôi đọc lần lượt 3 dữ kiện ai đoán được ô chữ, sẽ có 1 phần quà, tuy nhiên giải được ô chữ các bạn sẽ tìm được tên . chuẩn bị của học sinh. 2. Học sinh - Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ GVCN. - Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận. - Trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. Thảo luận và xây dựng nội dung bài học. - Cán bộ lớp chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận dưới sự định hướng, hướng dẫn của GVCN. - Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo luận của. các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ. III- Chuẩn bị 1. Giáo viên - Mời các giáo viên là Đảng viên của trường để tham gia giao lưu. - Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhât câu hỏi - Hướng dẫn