giáo án ngữ văn lớp 10 hk2 cơ bản

139 2.7K 2
giáo án ngữ văn lớp 10 hk2 cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 trÞnh thÞ ngäc BÀI SOẠN Ng÷ v¨n 10 TËP 2 THANH HOÁ 2007 TIẾT 55- LÀM VĂN: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - Luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Bài tập: Từ thực tế cuộc sống, anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. (HS trình bày. GV nhận xét và diễn giảng) Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Bài tập: - Trình bày một vấn đề là trình bày trước người khác (thường là tập thể) một cách thuyết phục về những nhận thức, suy nghĩ, nguyện vọng,… của mình về một vấn đề nào đó. - Trình bày một vấn đề là việc làm thường xuyên và quan trọng của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong công việc. - Muốn trình bày thành công một vấn đề cần rèn luyện một số thao tác cơ bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị. (GV nêu tình huống trong SGK) Bài tập 1: Với tình huống trên, anh (chị) chon vấn đề như thế nào để trình bày? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: Gợi ý: - Đề tài "Thời trang và tuổi trẻ" có thể bao gồm những vấn đề nào? - Bản thân am hiểu và thích vấn đề nào? - Xác định đối tượng nghe để lựa chọn vấn đề thích hợp. Bài tập 2: Với vấn đề đã chọn, anh (chị) hãy chuẩn bị đề cương cho phần trình bày của mình. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét) Bài tập 2: Đề cương bao gồm những ý gì cà sắp xếp như thế nào cho hợp lí. Ví dụ chọn vấn đề "Thời trang với vẻ đẹp của người phụ nữ" có thể trình bày theo đề cương sau: - Trang phục là người bạn đồng hành với con người đặc biệt là người phụ nữ. - Trang phục giúp người phụ nữ tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại vốn có. 2 - Thời trang chỉ thích hợp với những ai am hiểu và biết cách lựa chọn phù hợp với mình. - Vẻ đẹp bên ngoài không thể thay thế vẻ đẹp tâm hồn nên người phụ nữ cần phải chú ý tới cả hai. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề. Bài tập: Dựa vào đề cương, anh (chị) hãy trình bày vấn đề trước lớp. (HS làm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét) Bài tập: Trình bày cần tuân thủ theo các bước: 1. Bắt đầu: chào cử tọa và giới thiệu vấn đề. 2. Trình bày nội dung vấn đề. 3. Kết thúc: chốt lại vấn đề; cảm ơn người nghe. Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Từ những câu trích trong các bài trình bày khác nhau (SGK), hãy cho miết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 1: Khi trình bày một vấn đề thông thường phải đi qua ba bước: bắt đầu trình bày - trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thể sắp xếp lại: 1. Các câu sau tương ứng với phần Bắt đầu trình bày: - Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tên tôi là làm việc ở cơ quan - Chào các bạn! tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là - Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ty trong năm 2. Câu sau tương ứng với phần Trình bày nội dung chính: - Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất 3. Các câu sau tương ứng với phần Chuyển qua chủ đề khác: - Để xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án. - Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lý phế thải 4. Các câu sau tương ứng với phần Kết thúc và cảm ơn: - Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu. 3 - Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lướt qua những điều chính đã nêu Bài tập 2: Từ một số đề tài (SGK), hãy dự kiến các ý cần trình bày cho mỗi đề tài. (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 3: Chọn một trong các đề tài để trình bày trước lớp. (GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà để trình bày trong giờ luyện tập hoặc ngoại khóa). Dự kiến các nội dung cần trình bày: a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày. - Ứng xử hàng ngày trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên quan hệ giữa người với người. - Sự ứng xử phải thể hiện được nét thanh lịch. - Thế nào là nét thanh lịch trong ứng xử: + Qua thái độ, nét mặt, cử chỉ. + Qua lời nói, sự chân thành. + Qua sự am hiểu đối tượng - Làm thế nào để tạo được nét đẹp thanh lịch trong ứng xử. b) Nghệ thuật gây thiện cảm. - Qua cách nói năng, sự giao tiếp. - Qua cử chỉ, hành động. - Qua vốn hiểu biết về đối tượng giao tiếp. - Qua vốn văn hoá c) Thần tượng của tuổi học trò. - Thế nào là thần tượng? - Biểu hiện của sự thần tượng ở tuổi học trò. + Sự ngưỡng mộ về một nhân vật nổi tiếng. + Sự bắt chước làm theo thần tượng. d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Vai ttrò của môi trường đối với cuộc sống của con người. - Các biện pháp giữ gìn môi trường e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. - Thực tế về thảm hoạ vi phạm giao thông hiện nay. - Nguyên nhân dẫn đến những thảm hoạ về an toàn giao thông. + Sự coi tường tính mạng và pháp luật. + Ý thức về luật lệ giao thông kém. - Cách khắc phục, giữ an toàn giao thông Bài tập 3: Gợi ý: 4 Có thể dựa trên các nội dung chính ở các vấn đề đã nêu ở bài tập 2, từ đó chuẩn bị và trình bày trước lớp. Lưu ý chọn lựa cách giới thiệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói. Trước khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của người nghe TIẾT 56 - LÀM VĂN: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân trong công việc, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày. - Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân. - Có thói quen và có kĩ năng lập kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch cá nhân. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. Bài tập : Từ kinh nghiệm học tập của bản thân, hãy cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân. Bài tập : - Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định. - Khi lập được kế hoạch cá nhân, ta sẽ hình dung trước được công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí, tránh bỏ quên, bỏ sót công việc. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân Bài tập 1: Hãy lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị thi hết học kì I. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: - Phần mở đầu. - Nội dung kế hoạch: Nội dung ôn tập Hình thức và cách thức tiến hành Thời gian Bài tập 2: Từ bài tập 1, hãy rút Bài tập 2: 5 ra cách lập kế hoạch cá nhân. (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Cách lập kế hoạch cá nhân: - Chuẩn bị. - Lên kế hoạch gồm 2 phần: + Phần 1: Họ tên, nơi làm việc, chức danh,… + Phần 2: Nội dung công việc, thời gian, địa điểm,… - Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng. Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân (SGK) (HS làm việc cá nhân, thảo luận và trình bày trước lớp) Bài tập 1: Đây là thời gian biểu chứ chưa phải bản kế hoạch cá nhân, vì chưa có phần tiêu đề. Phần nội dung chỉ mới nêu những công việc cần làm ứng với các mốc thời gian, chưa có phương hướng, địa điểm cũng như chưa dự kiến kết quả cần đạt được. Bài tập 2: Trao đổi, nhận xét và giúp bạn hoàn thiện kế hoạch Đại hội Đoàn (SGK). (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 2: Bản kế hoạch còn quá sơ sài. Chưa ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung công việc. Có thể hoàn thành bản kế hoạch cá nhân này như sau: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN - Thời gian: 8 giờ 00, ngày 25/12/2006. - Địa điểm: Phòng học của lớp. - Nội dung công việc: TT Công việc Yêu cầu cần đạt Thời gian hoàn thành Ghi chú 1 Viết dự thảo báo cáo Báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng 20/ 12 Nhớ rút ra bài học kinh nghiệm 2 Họp ban tổ chức Phân công chuẩn bị 21/12 3 Đại hội trù bị trù bị Bầu BCH mới và thông qua báo cáo 22/12 4 Xin ý kiến Đoàn trường Về phương hướng hoạt động 23/12 5 Xin ý kiến GV chủ nhiệm lớp Về phương hướng hoạt động 23/12 6 6 Phân công nhiệm vụ các thành viên ban tổ chức Phân công chính thức công việc 24/12 Chú ý giấy mời 7 Tiến hành đại hội 25/12 Người lập kế hoạch BT chi đoàn Nguyễn Thị Quế Bài tập 3: Lập kế hoạch tham gia khóa đào tạo tin học. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và thảo luận). Bài tập 3: Có thể lập kế hoạch giúp bạn theo mẫu sau: KẾ HOẠCH THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO TIN HỌC Họ và tên: Nguyễn Văn Thành Nội dung công việc: - Ghi tên đăng ký dự khoá học: Sáng thứ 2, ngày 12 /10 / 2006. - Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để việc học nghề không ảnh hưởng đến chương trình học chính khoá. THỜI GIAN BIỂU Sáng (7h-11 h00) Trưa (11 h00- 13h00) Chiều (13 h- 17h00) Tối (17h- 21h00) Thứ 2 Học chính khoá Nghỉ Tự học bài chính khóa Thực hành tin học Thứ 3 Học chính khoá Nghỉ Học thêm tiếng Anh Tự học bài chính khóa Thứ 4 Học chính khoá Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học Thứ 5 Học chính khoá Nghỉ Học thêm tiếng Anh Tự học bài chính khóa Thứ 6 Học chính khoá Nghỉ Tự học bài chính khóa Tự học bài chính khóa Thứ 7 Học chính khoá Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học Chủ nhật Học thêm tiếng Anh Nghỉ Học lớp tin học Thực hành tin học TIẾT 57- ĐỌC VĂN: BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: 7 - Hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn Bài tập 1: HS đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và cho biết: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn Bài tập 1: Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên- Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năn sinh, mất năm 1354. Bài tập 2: Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 2: + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo + Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1: Đọc đoạn 1 và cho biết: a) Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1: a) Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả, vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể - Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b) Trước cảnh sông nước Bạch b) Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với "nước 8 đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) trời" "phong cảnh ", "bờ lau", "bến lách" , nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. Bài tập 2: Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK). a) Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? Bài tập 2: a) Nhà văn tạo ra nhân vật "các bô lão" tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thuỷ chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b) Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch đằng được gợi lên như thế nào? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) c) Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? b) Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Ở đây có trận chiến từ thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng" với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới), khí thế "hùng hổ" "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi". Trận đánh "kinh thiên động địa"được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c) Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi ). điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d) Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan"? (HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày) d) Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn).Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thất hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. Bài tập 3: Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn Bài tập 3: Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lý. 9 liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: Nêu khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. (HS khái quát lại bài học thành các ý trên giấy nháp rồi trình bày trước lớp) Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta. Hoạt động 3: Tổng kết Bài tập: 1. Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người của tác giả. 2. Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại. TIẾT 58, 59, 60- ĐỌC VĂN: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Qua cuộc đời và sự nghiệp, hiểu được Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tọcc và là danh nhân văn hóa thế giới. - Hiểu được Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ, một "áng thiên cổ hùng văn", bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, mà ở đó tác giả đã kết hợp tài tình sức mạnh của lý lẽ và 10 [...]... trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian - Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ - Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố b) Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn" "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm 17 c) Văn bản dẫn... bày trước lớp) thứ ba (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh bi kí) của Thân Nhân Trung là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội Đây không chỉ là một bài văn bia đầu tiên được đặt tại Văn Miếu mà còn là một bài văn bia giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội TIẾT 64, 65- LÀM VĂN VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: VĂN THUYẾT MINH (Bài làm ở lớp) A MỤC... SGK và Giang Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn trình bày) chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút Khi thành lập Hội Tao đàn, Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446- ?) là Tao đàn phó nguyên suý Ngoài văn bia, Thân Nhân Trung còn sáng tác thơ Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa Bài tập 1: của bài... hiểu một văn bản cổ viết theo thể tựa, có nguồn gốc từ Trung Quốc B HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn bia và bia đề danh ở Văn bia, bia đề danh ở Văn Miếu Miếu Quốc Tử Giám và tác giả Thân Nhân Trung Quốc Tử Giám và tác giả Thân Nhân Trung Bài tập 1: Hãy cho biết đặc điểm Bài tập 1: của văn bia Văn bia là loại văn khắc... Pháp thuộc Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được... dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn" , một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật 16 TIẾT 61- LÀM VĂN TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Gi úp HS: 1 Nắm vững văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức... trình bày lí do, quá trình hình thành của tập sách 19 trước lớp) Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1a Tìm hiểu lý do khiến "thơ văn không lưu truyền hết ở đời” Dựng dàn ý cho các luận điểm (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1a 1a Trong phần đầu của bài tựa, tác giả trình bày bốn lý do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời: - Lý do thứ nhất: Chỉ có... đối với văn bản thuyết minh 2 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để bước đầu viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn B HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh: Bài tập 1: (tìm hiểu lí thuyết): Để đạt được sự chuẩn xác, cần chú ý những điểm gì? Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chuẩn xác trong văn bản thuyết... dân tộc ta Văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá vô giá Qua những bài văn bia, người đời sau không chỉ biết tên tuổi, công trạng của các bậc Tiến sĩ mà còn biết được nền học vấn, sự thịnh suy của một triều đại Mỗi lần đến Văn Miếu, chạm tay vào những con chữ khắc trên đá, chúng ta dường như bắt gặp hồn thiêng của sông núi, cha ông Bài tập 3: Trình bày những nét cơ Bài tập 3: bản về tác... cách nhà thơ Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính hấp Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính hấp dẫn của văn bản dẫn của văn bản thuyết minh thuyết minh a) Bài tập (tìm hiểu lí thuyết): Để tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh cần có những biện pháp gì? (HS làm việc cá nhân và phát biểu) b) Bài tập (luyện tập): Bài tập 1: Đọc đoạn văn (SGK) và phân tích luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa . mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì: - Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian. - Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân. danh nhân văn hóa của thế giới, nhà văn văn và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc đã có công viết nên những trang hào hùng của lịch sử giữ nước và xây dựng nền móng cho nền văn hóa, văn học dân. thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản Bài tập 1: Đọc đoạn 1 và cho biết: a)

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan