A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
- Tự đánh giá kiến thức và kĩ năng thông qua việc trả bài. - Tự rút kinh nghiệm để làm tốt bài viết số 6.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Luyện tập viết
đoạn văn thuyết minh.
Hoạt động 1: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
Tình huống: Viết một bài văn
thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.
Bài tập 1: Anh (chị) hãy phác qua
dàn ý đại cương cho bài viết.
(HS làm việc cá nhân)
Bài tập1:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm. - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).
Bài tập 2: Hãy diễn đạt một ý
trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.
(HS làm việc cá nhân, trình bày cho cả lớp nghe và nhận xét)
Bài tập 2:
Trước khi viết cần xác định:
- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).
- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài.
- Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.
- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.
Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt
Bài luyện tập (GV hướng dẫn HS
làm ở nhà)
đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...
Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:
“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu
chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”.
(Trích bài làm của học sinh).
Bài luyện tập
Bài tập 1: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa
hoàn thành trên lớp.
Bài tập 2: Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết
một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.
Hoạt động 2: Trả bài viết số 5. Hoạt động 2: Trả bài viết số 5.
- HS hiểu rõ hơn yêu cầu đề ra, nắm được những ý chính cần viết trong bài.
- HS tự đánh giá được ưu khuyết điểm của bài viết. - Rút kinh nghiệm cho các bài viết về văn thuyết minh.
Hoạt động 3: Ra đề bài làm văn số 6 (GV hướng dẫnHS làm ở nhà)