LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 hk2 cơ bản (Trang 82 - 84)

III. Đề kết hợp thuyết minh về tác giả tác phẩm văn học:

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng lập luận bằng các thao tác: Xác định luận điểm; tìm luận cứ; xác định phương pháp lập luận.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm

lập luận trong văn nghị luận

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lập luận trong văn nghị luận

Bài tập: Đọc đoạn văn lập luận (SGK) và cho biết:

Bài tập:

a) Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?

b) Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?

c) Hãy cho biết thế nào là một lập luận?

(HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp)

Vương Thông của Nguyễn Trãi. Đây là một áng văn

chính luận mẫu mực về nghệ thuật lập luận.

a) Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu

hèn kém) thì không thể "cùng nói việc binh được”.

b) Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đưa ra các luận cứ. Các luận cứ đều là lí lẽ. Xuất phát từ một chân lí tổng quát: "Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời

thế...", tác giả suy luận tới hai hệ quả: "được thời có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn" và "mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển thành nguy". Đó chính là cơ sở để khẳng định bọn giặc

không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là "kẻ thất phu

hèn kém", cầm chắc thất bại.

c) Khái niệm lập luận (xem phần: Ghi nhớ - SGK)

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng lập luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng lập luận

Bài tập 1: Đọc văn bản Chữ ta

(SGK) và cho biết:

a) Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?

b) Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.

(HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 1:

Văn bản Chữ ta của nhà báo Hữu Thọ là một văn bản

nghị luận trong đó tác giả thể hiện rất rõ quan điểm của mình.

a) Bài văn bàn về vấn đề chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu, trên báo chí,... Quan điểm của tác giả về vấn đề nàylà: phản đối việc dùng chữ nước ngoài tràn lan ở nước ta hiện nay.

b) Bài văn có hai luận điểm:

- Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.

- Tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

Bài tập 2: Đọc lại đoạn văn ở mục

trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi), văn bản "Chữ ta” và: a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.

b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

Bài tập 2:

- Luận cứ trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi đều là các lí lẽ.

- Luận cứ của cả hai luận điểm trong bài Chữ ta đều là những bằng chứng thực tế "mắt thấy tai nghe" của chính người viết khi tác giả sang Xơ-un (Hàn Quốc) và quay về Việt Nam.

(HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp)

Bài tập 3: Đọc lại hai ngữ liệu trên

và:

a. Xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng.

b. Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận.

(HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp)

Bài tập 3:

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 hk2 cơ bản (Trang 82 - 84)