HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 4) MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SUY GIÁP: 1- Suy giáp vô căn: thường được coi như hậu quả do viêm tự miễn dạng teo. 2- Viêm giáp Hashimoto: Suy giáp có tuyên giáp to, chắc như cao su, không đau. Kháng thể kháng giáp tăng cao trong máu. Có thể kèm bệnh tự miễn khác. - Rất ít trường hợp viêm giáp hạt bán cấp , hay viêm giáp lympho bào bán cấp diễn tiến đến suy giáp vĩnh viễn, có thể chỉ suy giáp thoáng qua, tự giới hạn. 3- Tai biến do điều trị -bằng iod đồng vị phóng xạ: rất thường gặp, xảy ra sớm hay muộn tuỳ thuộc liều điều trị. Tỷ lệ suy giáp xuất hiện thêm 0.5 – 2% mỗi năm. Sau 10 năm > 50% các trường hợp điều trị sẽ suy giáp. Nên đo TSH để phát hiện b/chứng SG sớm.Thường gây suy giáp vĩnh viễn. - do điều trị bằng phẩu thuật tuyến giáp tần suất thay đổi tuỳ phẩu thuật viên, tuỳ bệnh ly’ bướu giáp. - suy giáp thoáng qua và có thể hồi phục do tuyến yên tăng tiết TSH để bù trừ. - suy giáp vĩnh viễn khi suy giáp kéo dài ít nhất 4-6 tháng sau phẩu thuật. - do dùng thuốc kháng giáp tổng hợp thường hết suy giáp khi ngưng thuốc kháng giáp.Nếu Basedow đang điều trị thì thường thêm Levothyrox trong một thời gian hơn là ngưng thuốc. 4- Các bệnh xâm lấn tuyến giáp Có nhiều bệnh xâm lấn vào tuyến giáp làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào tuyến giáp. Triệu chứng lâm sàng : suy giáp, tuyến giáp lớn và các triệu chứng của bệnh cơ bản như: - Amyloidosis - Sarcoidosis - xơ cứng bì - Lắng động sắt - Viêm giáp xơ hoá… 5- . Đề kháng với hormone giáp Do bất thường thụ thể của hormone giáp. Trong đó chỉ có đề kháng hormone giáp chọn lọc tại mô ngoại vi mới gây suy giáp. Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng suy giáp thường nhẹ, kín đáo, khó phát hiện. Cận lâm sàng cho thấy cả TSH, hormone giáp đều tăng cao trong máu . 6-Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormone: Có năm giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp hormone giáp: giai đoạn bắt giữ iod, giai đoạn oxy hoá, giai đoạn ghép đôi, giai đoạn giải phóng hormone và giai đoạn khử iod. Đây là rối loạn có tính chất di truyền, thường kèm theo các dị tật khác. Suy giáp thường nặng và xãy ra rất sớm khi bệnh nhân còn trẻ. 7- BIẾN CHỨNG HÔN MÊ SUY GIÁP - Tương đối hiếm gặp. - Là tình trạng bệnh lý nặng đe doạ tính mạng. - Cần điều trị cấp cứu. - Thường xảy ra ở vùng xứ lạnh, trên người lớn tuổi> 60 tuổi, nữ chiếm > 80% tr/hợp. - Gặp ở những bệnh nhân suy giáp kéo dài không được điều trị, có thể có thêm nhiễm trùng hay bệnh lý cấp tính nặng. CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ SUY GIÁP Chẩn đoán thường dựa trên tr/chứng LS - Tiền căn có suy giáp ngưng điều trị, hay cường giáp đã điều trị bằng iod phóng xạ, phẫu thuật Hay không tiền căn gì. - LS : . rối loạn tri giác mất định hướng, suy nghĩ lẫn lộn, chậm chạp, tâm thần . bị hạ thân nhiệt ( 32 – 350 C ) . có bệnh lý thúc đẩy ( viêm phổi, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, PT, bỏng, do một số thuốc. ) . Tìm thêm triệu chứng LS khác gợi ý suy giáp… CLS: chỉ giúp chẩn đoán suy giáp Đuờng huyết: thường giảm Ion đồ ( thường giảm Na máu) CTM thiếu máu hồng cầu to Điện tâm đồ: chậm xoang, điện thế thấp Hormon giáp FT4, FT3 giảm thấp. Hormon thượng thận: Nên đo cortisol máu, nếu giảm có thể do suy tuyến yên. X quang ngực: bóng tim to, tràn dịch màng tim, màng phổi -Điều trị : ngay khi CĐ LS, không đợi CLS Tiêm mạch LT4, hay LT3. Nếu không có thể dùng đường uống. Nếu suy giáp chưa loại trừ được suy thượng thận :phải điều trị hormon thượng thận trước khi dùng hormon tuyên giáp _Ủ ấm:tăng thân nhiệt từ từ, tránh truỵ mạch do tăng thân nhiệt quá nhanh. -điều trị bệnh lý đi kèm - Tiên lượng :tử vong cao. 8. ĐIỀU TRỊ - Ngoài số ít các trường hợp suy giáp do dùng thuốc kháng giáp thì suy giáp có thể hồi phục khi ngưng thuốc; còn đa số các trường hợp khác đều phải điều trị bằng hormone giáp trạng. . HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 4) MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SUY GIÁP: 1- Suy giáp vô căn: thường được coi như hậu quả do viêm tự miễn dạng teo. 2- Viêm giáp Hashimoto: Suy giáp có tuyên giáp to,. tuyến giáp tần suất thay đổi tuỳ phẩu thuật viên, tuỳ bệnh ly’ bướu giáp. - suy giáp thoáng qua và có thể hồi phục do tuyến yên tăng tiết TSH để bù trừ. - suy giáp vĩnh viễn khi suy giáp. liều điều trị. Tỷ lệ suy giáp xuất hiện thêm 0.5 – 2% mỗi năm. Sau 10 năm > 50% các trường hợp điều trị sẽ suy giáp. Nên đo TSH để phát hiện b /chứng SG sớm.Thường gây suy giáp vĩnh viễn.