HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 5) Điều trị suy giáp là một điều trị thay thế và suốt đời. 8.1. Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp : a) L- T4 là thuốc được ưu tiên chọn để điều trị suy giáp vì : - Thời gian bán hủy dài (7 ngày) nên chỉ dùng duy nhất 1 lần vào buổi sáng. - Vì yếu hơn L - T3 nên ít gây ra các tai biến tim mạch trong điều trị nhất là bệnh nhân > 60 tuổi hay có bệnh mạch vành. - Có nhiều dạng trình bày nên dễ sử dụng hơn. b) L - T3 ít dùng chủ yếu để điều trị hôn mê SG. c) Trích tinh tuyến giáp (bột giáp đông khô) được trích từ tuyến giáp súc vật cũng được dùng, tuy nhiên do không được tinh khiết và chất lượng không hằng định nên dễ gây dị ứng và ít được ưa chuộng bằng L -T4. d) Dạng hỗn hợp T4 -T3 : 4/1, 5/1, 7/1 không cho thấy nhiều ưu điểm hơn L - T4. 8.2. Liều lượng và cách theo dõi : Trên người lớn : nên bắt đầu bằng liều nhỏ tăng dần : 25mcg/ngày L - T4 tăng dần mỗi 2 -3 tuần từ 25 - 50mcg cho đến khi tình trạng chuyển hóa trở lại bình thường. Liều duy trì thường là từ 150 - 200mcg / ngày. Trẻ em : 7.5mg/ kg/ ngày Liều duy trì hiệu quả: TSH = 1.0 mU/mL và FT3, FT4 trong mức nửa trên giới hạn bình thường và lâm sàng không còn triệu chứng. Sau điều trị 4-6 tuần mới nên XN máu. - Nếu bệnh nhân trẻ, suy giáp không nặng lắm và không có bệnh lý tim mạch kèm theo có thể bắt đầu ngay với liều 100mcg/ngày. - Bệnh nhân trên 60 tuổi, nghi ngờ có bệnh lý mạch vành cần theo dõi triệu chứng thiếu máu cơ tim trên lâm sàng và ECG. Nếu có biểu hiện CĐTN hay ECG có dấu hiệu thiếu máu cục bộ thì chỉ nên cho liều thấp dưới liều duy trì 75 - 100mcg/ngày, nếu cần phải cho thêm thuốc dãn mạch vành. Trong trường hợp nặng có khi phải ngưng thuốc. Trên lâm sàng và cận lâm sàng cần phải theo dõi : - Cân nặng - PXGG - Nhịp tim - Cholesterol máu - Tình trạng táo bón - T4 - T3 - FT4L - Đáp ứng linh hoạt - TSH ® Biểu hiện quá liều : nhịp tim nhanh, sụt cân nhanh, tiêu chảy, người nóng ấm là đã quá liều nên giảm bớt liều dùng. - Phụ nữ có thai phải tăng liều điều trị trong thời gian mang thai . - Trẻ em phải tăng liều thường xuyên theo cân nặng, phù hợp giai đoạn phát triển. - Thời gian điều trị tuỳ thuộc nguyên nhân SG, thường điều trị suốt đời. *** Levothyroxin: hormon T4 tổng hợp thích hơp nhất cho điều trị vì L- T4 chuyển thành T3 ở mô nên dùng L- T4 có thể có cả hai hormon. Bán huỷ kéo dài nên uống một lần. Hấp thu thuốc 65 –85 %, tại ruột. Hấp thu thuốc thay đổi theo thuốc của hãng bào chế. Anh hưởng lên tác dụng thuốc: - Giảm hấp thu: thức ăn có chất đâu nành và xơ, sắt, canxi, sucrafate, suy giáp nặng có phù niêm mạc ruột và liệt ruột, kém hấp thu, Phẫu thuật ruột non - Tăng thải: carbamazebin, phenytoin, rifampin, có thai, hội chứng thận hư, dùng estrogen *** LT3: liothyronin, hấp thu tốt qua tiêu hoá (95%).Bán huỷ ngắn (24 giờ) nên uống 2-3 lần mỗi ngày.Tác dụng mạnh gấp 3-4 lần so LT4 nên tăng độc tính trên tim, không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim. Dùng T3 khó đánh giá đáp ứng và không theo dõi được bằng CLS. **** Thuốc hormon giáp tự nhiên: có thể gây dị ứng,tác dụng thuốc không ổn định, nồng độ hormon trong thuốc thay đổi, giá rẻ. Viên 100mg tương đương 100mcg T4 và 37,5mcg T3. TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC HORMON GIÁP : - nhức đầu - Dị ứng thuốc, nổi mẩn da. - cường giáp do quá liều hormon giáp: mất chất xương, tim nhanh, loạn nhịp tim… - làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn. - suy thượng thận cấp do không dùng corticoid trên suy thượng thận kèm suy giáp. Tên thuốc Hàm lượng T1/2 Liều duy trì/ ngày U ống /ngày Levothyroxin sodium (Levothyrox) Viên 0,05mg 0,1mg Ong 0,1mg/ml 7 ngày 0,1- 0,2 mg 1 lần Liothyronin (Cytomel) Viên 25mcg, 50mcg 1 ngày 25 – 100mcg 2-3 lần Liotrix (T4:T3 =4:1) Viên 12,5 – 25 – 50 – 100mcg T4 0,1- 0,2 mgT4 1 lần (Euthyroid) và T3 tuơng ưng 1/4 B ột TG đông khô Viên 100mg –200mg 1 lần . HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 5) Điều trị suy giáp là một điều trị thay thế và suốt đời. 8.1. Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp : a) L- T4 là thuốc được ưu tiên chọn để điều trị suy giáp. sắt, canxi, sucrafate, suy giáp nặng có phù niêm mạc ruột và liệt ruột, kém hấp thu, Phẫu thuật ruột non - Tăng thải: carbamazebin, phenytoin, rifampin, có thai, hội chứng thận hư, dùng estrogen. - cường giáp do quá liều hormon giáp: mất chất xương, tim nhanh, loạn nhịp tim… - làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn. - suy thượng thận cấp do không dùng corticoid trên suy thượng