HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 5) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO 1.2 Hội chứng tiền đình ngoại biên không có điếc tai đi kèm Khi không có điếc tai đi kèm chúng ta cần phân biệt giữa hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương xảy ra đột ngột. Trong hội chứng tiền đình ngoại biên sẽ không có các dấu hiệu tổn thương thân não hay tiểu não đi kèm. Viêm thần kinh tiền đình Cơn xảy ra kịch phát, thường chỉ có chóng mặt , không có ù tai, điếc tai đi kèm. Thường gặp ở tuổi trung niên, xảy ra ở cả hai phái. Cơn chóng mặt xảy ra sau khi bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, do đó nghĩ nhiều đến có thể do nhiễm siêu vi. Chóng mặt tự thuyên giảm trong vòng vài giờ, vài ngày. Việc điều trị chỉ là ủ ấm. Nếu kéo dài có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng. Cơn chóng mặt có thể chỉ là một đợt duy nhất hoặc có khi tái đi tái lại nhiều lần (gọi là bệnh lý tiền đình mãn tính), nhưng luôn có tiên lượng tốt vì không ảnh hưởng đến ốc tai. 2. Chóng mặt ngoại biên xuất hiện mãn tính Trong trường hợp này chóng mặt thường không rõ, xảy ra trong thời gian ngắn hoặc thường gặp là cảm giác chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng và thường khó phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác hoa mắt. 2.1 Chóng mặt tư thế Tất cả các trường hợp chóng mặt đều nặng lên khi có cử động của đầu, tuy nhiên gọi là chóng mặt tư thế chỉ khi mà chóng mặt xuất hiện ở một tư thế định sẵn trong không gian. Chóng mặt tư thế lành tính (Benign Positional Vertigo) Bệnh có đặc điểm là cơn chóng mặt kịch phát và rung giật nhãn cầu xảy ra ở những tư thế đặc biệt của đầu, nhất là khi nằm xuống, khi lật qua lật lại trên giường, khi ngóc đầu lên và đứng dậy, khi ngửa đầu ra sau. Mỗi cơn kéo dài chưa đầy một phút, nhưng có thể có nhiều cơn lập lại trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc hiếm hơn nhiều năm. Khám lâm sàng hoàn toàn không phát hiện bất thường về thính lực, về tổn thương trong tai, hoặc bất thường ở những nơi khác. Chẩn đoán nhờ nghiệm pháp Nylen-Barany. Khi cho làm nghiệm pháp, bệnh nhân xuất hiện cơn chóng mặt kịch phát (sau vài giây), bệnh nhân sợ hãi, nắm chặt tay người khám hoặc thành giường và ngồi dậy. Chóng mặt thường kèm theo những cử động đong đưa của mắt và rung giật nhãn cầu, chủ yếu theo kiểu ngang-xoay tròn, hướng xuống nền nhà. Chóng mặt và rung giật nhãn cầu kéo dài không quá 30-40 giây (thường không quá 15 giây). Khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi thường bệnh nhân vẫn còn chóng mặt và vẫn còn rung giật nhãn cầu. Lập lại nghiệm pháp này, chóng mặt và rung giật nhãn cầu sẽ ít rõ ràng hơn, sau 3-4 lần chúng ta sẽ không thấy xuất hiện chóng mặt và rung giật nhãn cầu nữa. Tuy nhiên sau khi cho bệnh nhân nghỉ một thời gian, làm lại nghiệm pháp, chóng mặt và rung giật nhãn cầu nhãn cầu có thể xuất hiện lại với mức độ trầm trọng như lúc đầu. Lưu ý rằng nghiệm pháp Nylen-Barany âm tính vẫn không thể loại trừ chẩn đoán. Ở một số bệnh nhân không có chóng mặt và rung giật nhãn cầu khi làm nghiệm pháp này, tuy nhiên dựa vào bệnh sử và những yếu tố khác chúng ta vẫn phải nghĩ đến chóng mặt tư thế lành tính. Một biến thể khác của chóng mặt tư thế lành tính là chóng mặt xuất hiện vài giây khi đột ngột xoay đầu. Những cơn chóng mặt kịch phát như vật có thể đến rồi đi xảy ra nhiều năm, nhất là ở người già mà không cần điều trị gì cả. 2.2 Chóng mặt không theo tư thế: do viêm tai, do u thần kinh thính giác (neurinome). 3. Chóng mặt ngoại biên xảy ra trong các tình huống đặc biệt Chóng mặt do thuốc: thuốc gây nên tổn thương độc tính lên tế bào nhận cảm và tổn thương này mang tính chất không hồi phục. * Thuốc thường gặp nhất là nhóm kháng sinh aminoglycoside (đặc biệt là streptomycine, gentamycine, kanamycine). Biểu hiện lâm sàng là hội chứng tiền đình ngoại biên cấp tính. Sử dụng các kháng sinh này 2-4 tuần có thể gây nên tổn thương vĩnh viễn hai bên mê đạo (mất tính kích thích). Cách điều trị duy nhất là phòng ngừa, không để xảy ra vì tổn thương này phụ thuộc vào liều lượng, cơ địa bệnh nhân có suy thận hay không. * Hai loại thuốc lợi tiểu – furosemide (Lasix) và acide étacrynic (Edecrine) – có thể gây nên rối loạn tiền đình-ốc tai (chóng mặt, ù tai, điếc tai). Các rối loạn này thường là hồi phục, nhưng trong một số trường hợp có thể không hồi phục. Tổn thương thường xảy ra khi dùng liều cao, dường tĩnh mạch, chức năng thận suy giảm. · Quinine và salicylate liều cao có thể gây ra chóng mặt kèm ù tai. . HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 5) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO 1.2 Hội chứng tiền đình ngoại biên không có điếc tai đi kèm Khi không có điếc tai đi kèm chúng ta cần phân biệt giữa hội chứng tiền đình. biên và hội chứng tiền đình trung ương xảy ra đột ngột. Trong hội chứng tiền đình ngoại biên sẽ không có các dấu hiệu tổn thương thân não hay tiểu não đi kèm. Viêm thần kinh tiền đình Cơn. aminoglycoside (đặc biệt là streptomycine, gentamycine, kanamycine). Biểu hiện lâm sàng là hội chứng tiền đình ngoại biên cấp tính. Sử dụng các kháng sinh này 2-4 tuần có thể gây nên tổn thương