HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 6) pot

6 393 1
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 6) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 6) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO B. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TRUNG ƯƠNG 1. Cơn chóng mặt dữ dội cấp tính Cơn chóng mặt kịch phát xảy ra mà không có tổn thương thính lực đi kèm, giúp chúng ta có thể phân biệt được với hội chứng tiền đình ngoại biên. Nguyên nhân mạch máu: nhồi máu thân não (hội chứng Wallenberg), nhồi máu tiểu não biểu hiện bằng hội chứng tiền đình cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện các dấu thần kinh khác (ví dụ như trtiệu chứng tiểu não), tuy nhiên không phải lúc nào cũng có những dấu hiệu thần kinh này. Bệnh xơ cứng rải rác (Multiple sclerosis): cũng có thể có những cơn chóng mặt cấp tính dữ dội. Tuy nhiên ít khi nghĩ đến chẩn đoán này khi bệnh nhân chỉ có dơn thuần cơn chóng mặt mà không kèm những tổn thương thần kinh khác (kiểu đa ổ) như triệu chứnt tiểu não, liệt giữa nhân, triệu chứng tháp. 2. Chóng mặt trung ương xuất hiện mãn tính 2.1 Chóng mặt tư thế có nguồn gốc trung ương: hiếm gặp hơn chóng mặt tư thế ngoại biên. Khác với chóng mặt tư thế ngoại biên là chóng mặt ở đây xảy ra ngay lập tức ở những tư thế khác nhau khi làm nghiệm pháp Nylen-Barany; không có hiện tượng quen dần khi lập lkại nghiệm pháp này nhiều lần. Rung giật nhãn cầu nhãn cầu đánh nhiều hướng. Thường do thiếu máu não động mạch cột sống thân nền hoặc hiếm hơn do u hố sau. 2.2 Chóng mặt không theo tư thế: Ở bệnh nhân < 50 tuổi, thường có thể do u não, hoặc hiếm hơn do bệnh xơ cứng rải rác. 3. Chóng mặt xuất hiện trong những tình huống đặc biệt Do sử dụng thuốc làm tổn thương các đường tiền đình trung ương ví dụ như thuốc chống động kinh (carbamazepine, phenytoin), thuốc hạ áp, thuốc giảm đau, thuốc an thần. Chóng mặt và Migraine: cơn chóng mặt có thể xảy ra lúc đầu cơn migraine. Chóng mặt có thể là triệu chứng đơn độc hoặc đi kèm với những dấu hiệu tổn thương hệ động mạch cột sống thân nền. V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chủ yếu chẩn đoán phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác mất thăng bằng, cảm giác choáng váng do nguyên nhân tâm lý. Dưới danh từ “chóng mặt” bệnh nhân có thể mô tả một số biểu hiện về tâm lý mà chúng ta dễ dàng chẩn đoán phân biệt với rối loạn tiền đình. Để nhận dạng nguyên nhân tâm lý chúng ta cần lưu ý: - Khi cảm giác bất thường là cảm giác sợ té ngã, bệnh nhân sợ ngã nhưng không bao giờ bệnh nhân bị té ngã cả. Ngược lại, bệnh nhân có tổn thương tiền đình thật sự cũng có cảm giác sợ té ngã và thực tế đã té ngã một hoặc nhiều lần. - Khi cảm giác bất thường đi kèm với rối loạn tri giác: choáng váng, hoa mắt, xỉu  có thể là nguyên nhân tâm lý. Phân biệt chóng mặt và hoa mắt Hoa mắt gồm những cảm giác bệnh nhân thường mô tả như đầu óc quay cuồng, xỉu, hay choáng váng, không kết hợp ảo giác vận động (trái ngược với chóng mặt). Những cảm giác này xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ: như kích thích thần kinh X quá mức, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, hạ oxy máu, hạ đường máu và có thể lên đến cực điểm là mất ý thức, choáng. Chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn khi phải chẩn đoán phân biệt chóng mặt với cảm giác mất thăng bằng, đứng không vững, cảm giác đầu trống rỗng. Các yếu tố giúp chúng ta nghĩ đến nguyên nhân tâm lý là: - xảy ra nơi công cộng, đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình. - Không có sự thay đổi gì cả khi làm các động tác xoay đầu. - Khi làm nghiệm pháp Romberg, xuất hiện ngay lập tức sau khi cho bệnh nhân nhắm mắt hiện tượng chao đảo lắc lư. Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trng lo lắng, căng thẳng thần kinh hoặc có thể đi kèm với một bệnh tâm thần (loạn thần …) VI. ĐIỀU TRỊ Tùy vào nguyên nhân mà cách điều trị của chúng ta khác nhau. Đối với điều trị triệu chứng chóng mặt, chúng ta có các nhóm sau: 1. Antihistamine Meclizine (Antivert, Bonine): 25-50mg mỗi 4-6 giờ Dimenhydrinate: 50mg uống, tiêm, bắp mỗi 4-6 giờ 2. Anticholinergic Scopolamine: 0,6mg uống mỗi 4-6 giờ 3. Sympathomimetic: Amphetamine, Ephedrine . HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 6) BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO B. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TRUNG ƯƠNG 1. Cơn chóng mặt dữ dội cấp tính Cơn chóng. thể phân biệt được với hội chứng tiền đình ngoại biên. Nguyên nhân mạch máu: nhồi máu thân não (hội chứng Wallenberg), nhồi máu tiểu não biểu hiện bằng hội chứng tiền đình cấp tính như chóng. Chóng mặt xuất hiện trong những tình huống đặc biệt Do sử dụng thuốc làm tổn thương các đường tiền đình trung ương ví dụ như thuốc chống động kinh (carbamazepine, phenytoin), thuốc hạ áp, thuốc

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan