PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2010 CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z •Công ty Cổ Phần Kinh Đô là Công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam với 15 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 200 nhà phân phối và 120.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 35 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan... với kim ngạch xuất khẩu cao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Bài tập nhóm: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2010 CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lan Lớp : Tín dụng ngân hàng NHA401(1-1112).1_LT Sinh viên : 1) Kiều Bích Ngọc 2) Phùng Thị Như Ngọc 3) Đoàn Mai Chi 4) Nguyễn Phương Thảo Hà Nội, tháng 09 năm 2011 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ và tên Ngày sinh Mã số sinh viên 1 Kiều Bích Ngọc 25/12/1990 0853030125 2 Phùng Thị Như Ngọc 18/11/1990 0853030123 3 Đoàn Mai Chi 11/07/1990 0853030019 4 Nguyễn Phương Thảo 12/10/1990 0853030160 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 2 Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 1.1. Thông tin chung: Mã chứng khoán KDC Tên công ty Công ty Cổ phần Kinh Đô Tên viết tắt Kinh Do Tên tiếng Anh Kinh Do Corporation Trụ sở chính 141 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ 1.195.178.810.000 Website http://www.kinhdofood.com Ngành nghề Nuôi trồng và chế biến thực phẩm Thành lập 27/02/1993 Số đăng ký kinh doanh 4103001184 Ngày niêm yết lần đầu 12/12/2005 Nơi niêm yết hiện tại HOSE Mệnh giá 10.000 VND Giá chào sàn 59.000 VND 1.2. Quá trình hình thành: Được thành lập năm 1993, khởi đầu với sự thành công của sản phẩm Snack, ngành thực phẩm của Kinh Đô đã có những bước tiến vượt bậc và là nền tảng cho sự phát triển chung của toàn Tập đoàn. Ngay từ đầu, Kinh Đô đã đi đúng hướng với sự đầu tư đồng bộ trong ngành thực phẩm. Sản phẩm Snack với giá hợp lý, mùi vị đặc trưng ngay lập tức chiếm lĩnh thị trường, tạo đà cho sự mở rộng sau này của các ngành khác. Năm 1996 đánh dấu cột mốc quan trọng với việc nhập khẩu dây chuyền Cookies của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD – ngành Cookies ra đời. Những năm tiếp theo, là chuỗi thành công liên tiếp với ngành bánh mì, bánh bông lan công nghiệp, Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm. Điểm nổi bật nhất chính là năm 2000, nhập khẩu dây chuyền Cracker từ Châu Âu và sự ra đời của nhãn hàng AFC đã tạo nên tên tuổi của Kinh Đô. Trải qua 17 năm, đến nay, hơn 90% doanh thu của cả Tập Đoàn có được từ thực phẩm và chiến lược đầu tư tài chính của Tập Đoàn cũng tập trung vào ngành này. Hiện tại, Kinh Đô phát triển với nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong đó nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc chuyên kinh doanh ngành bánh kẹo và Công ty Ki Do chuyên về ngành Kem & và sản phẩm từ Sữa Trong Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 3 tương lai, Kinh Đô cam kết tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng và cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm. • Công ty Cổ Phần Kinh Đô là Công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam với 15 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 200 nhà phân phối và 120.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 35 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan với kim ngạch xuất khẩu cao. • Công ty Kinh Đô Miền Bắc được xem là Công ty thực phẩm hàng đầu về bánh kẹo tại thị trường phía Bắc. Việc thành lập Công ty nằm trong chiến lược phát triển mở rộng thị trường toàn quốc của Tập Đoàn. • Công ty Ki Do là thành công đặc biệt của Kinh Đô khi mua lại thương hiệu Wall's từ tập đoàn Unilever. Hàng năm, Công ty tăng trưởng từ 20 – 30% với các nhãn hiệu kem và sữa chua được người tiêu dùng rất yêu thích: Merino, Celano và Wel Yo. Năm 2010 Kinh Đô đã sáp nhập thành công Công Ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki DO vào KDC. Đây là bước khởi đầu cho định hướng chiến lược phát triển dài hạn, đưa Kinh Đô trở thành Tập đoàn thực phẩm, dẫn đầu trong ngành bánh kẹo, mở rộng sang lĩnh vực Kem & các sản phẩm từ Sữa và là tiền đề để tiến đến một Tập Đoàn hoạt động thật hiệu quả. Sau sáp nhập, năm 2010 tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn đạt 3.317 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 801 tỷ đồng. 1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: • Chế biến nông sản thực phẩm • Sản xuất kẹp, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây • Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống • Dịch vụ thương mại • Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa • Dịch vụ quảng cáo. Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 4 Phần II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN Mô hình cổ điển dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc tính toán và phân tích các nhóm chỉ số tài chính. Dữ liệu dùng để tính toán ra các chỉ tiêu tài chính được lấy từ Bảng cân đôi kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, số liệu dùng để phân tích và so sánh là số liệu năm 2009, 2008. Do việc tìm số liệu trung bình ngành cho tất cả các chỉ tiêu là không đơn giản, cho nên nhóm đã chọn ra 5 công ty tiêu biểu cùng ngành, bao gồm: CTCP Bibica, CTCP Đồ hộp Hạ Long, CTCP Bánh kẹo Hải Hà, CTCP Sữa Hà Nội và CTCP Sữa Việt Nam và so sánh các chỉ tiêu của công ty Kinh Đô với mức trung bình của 5 công ty này thay cho việc so sánh với trung bình ngành (số liệu của 5 công ty được chọn được tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các công ty này năm 2010). 2.1. Tính toán các nhóm chỉ số tài chính: 2.1.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: 2.1.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện tại (Current Ratio): Chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động cỏ thể chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Current Ratio = = 2,2529 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 1,8149 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 1,5559 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 1,6779 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 1,3633 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 2,2381 Trung bình 1,73 • Dữ liệu quá khứ: 2009 1,5328 2008 2,2209 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 5 Từ kết quả ở bảng trên ta thấy năm 2010 công ty có chỉ tiêu khả năng thánh toán hiện thời khá cao (2,25) so với bình quân của 5 công ty cùng ngành (1,73), điều này cho thấy công ty có đủ tài sản lưu động có thể chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn và tốt hơn hẳn so với các công ty cùng ngành. Năm 2009, chỉ số này giảm đi so với 2008 do cả tài sản ngắn hạn và nợ dàih ạn đều tăng lên nhưng mức độ tăng của nợ là nhiều hơn tài sản làm cho chỉ số thanh toán hiện thời giảm đi; ngược lại năm 2010 thì chỉ số này lại tăng lên do nợ ngắn hạn giảm đi nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn. 2.1.1.2. Vốn lưu động thường xuyên thuần: Net Working Capital =TSNH – Nợ ngắn hạn = 2.329.536.982 – 1.033.997.225 = 1.295.539.757 (nghìn đồng) NWC > 0, đây chính là phần tài sản lưu động của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn. • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 315.004.064 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 47.396.165 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 63.387.300 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 30.482.891 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 3.274.790.538 Trung bình 746.212.194 • Dữ liệu quá khứ: 2009 872.499.610 2008 810.549.075 Vốn lưu động ròng của công ty (gần 1,3 nghìn tỷ) cao hơn hẳn so với mức trung bình của các công ty còn lại (khoảng 746 tỷ) và được tăng lên đáng kể qua các năm. 2.1.1.3. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio): Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong trường hợp không kể những tài sản chậm chuyển ra tiền trong tài sản lưu động. Quick Ratio = = 1,8329 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 6 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 1,1757 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 0,8774 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 0,5981 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 0,6868 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 1,3491 Trung bình 0,9374 • Dữ liệu quá khứ: 2009 1,4336 2008 1,9473 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cao hơn hẳn so với mức trung bình của 5 công ty cùng ngành. Từ năm 2008 đến 2009 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm đi 2.1.1.4. Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt (Cash Ratio): Cash Ratio = = 0,6502 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 0,4850 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 0,1314 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 0,3037 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 0,2171 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 0,0996 Trung bình 0,2474 • Dữ liệu quá khứ: 2009 0,6013 2008 0,3115 Khả năng thanh toán tiền mặt qua các năm từ 2008 đến 2010 đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của 5 công ty cùng ngành và có xu hường tăng lên trong suốt giai đoạn 2008 – 2010. 2.1.1.5. Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 7 HSTTLV = = 14,6278 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 9,7594 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 4,2182 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 3520,9 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) -3,389 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 689,84 Trung bình 844,2657 • Dữ liệu quá khứ: 2009 14,0789 2008 -0,1781 Về khả năng thanh toán lãi vay được cải thiện đáng kể qua các năm (tăng từ -0,18 của năm 2008 lên đến 14,6 trong năm 2010), năm 2008 do công ty làm ăn thua lỗ nên mất khả năng thanh toán lãi vay (< 0), tuy nhiên sau đó, năm 2009 và 2010 tình hình chuyển biến tích cưc, EBIT tăng lên rõ rệt và thêm nữa là chi phí lãi vay phải trả lại giảm đi qua các năm làm chp hệ số thanh toán lãi vay của công ty tăng lên. Tuy nhiên, nó vẫn khá thấp so với bình quân của 5 công ty cùng ngành. Điều này là do các khoản lãi phải trả của công ty quá lớn so với các công ty khác. 2.1.2. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính/tỷ số nợ (Leverage Ratios): 2.1.2.1. Tỷ số nợ (Total Debt Ratio): Total Debt Ratio = = 0,2352 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 0,2824 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 0,5228 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 0,4306 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 0,3972 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 0,2607 Trung bình 0,3787 • Dữ liệu quá khứ: Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 8 2009 0,4173 2008 0,2802 Tỷ số nợ của công ty năm 2010 là 0,2352 trong khi bình quân của nhóm các công ty cùng ngành là 0,3787, điều đó cho thấy so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có quy mô vốn tự có lớn, kết hợp với chỉ tiêu hệ số tự tài trợ cho thấy nguồn vốn của công ty phần lớn là vốn chủ sở hữu (chiếm khoảng 74%) và chỉ đi vay nợ phần còn lại (26%) để tài trợ cho tài sản, điều này có nghĩa là công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính. 2.1.2.2. Tỷ số Nợ/Vốn CSH: Debt-Equity Ratio = = 0,3171 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 0,3935 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 1,0957 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 0,7563 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 0,6590 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 0,3526 Trung bình 0,6514 • Dữ liệu quá khứ: 2009 0,7345 2008 0,4027 Tổng nợ của công ty năm 2010 chỉ bằng khoảng 1/3 phần vốn chủ sở hữu cho thấy công ty sử dụng ít vốn nợ hơn so với các công ty cùng ngành (trung bình là khoảng 65%). Năm 2009, tổng nợ của công ty lại tăng mạnh, tăng nhiều hơn cả vốn chủ sở hữu làm cho tỷ lệ nợ/VCSH tăng lên 73,45%, nhưng sau đó, năm 2010, nợ của công ty giảm đi khá nhiều trong khi vốn chủ sở hữu vẫn tăng lên kéo theo tỷ lệ này bị giảm đi. 2.1.2.3. Hệ số tự tài trợ: Equity Ratio = = 0,7417 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 0,7176 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 0,4772 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 9 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 0,5694 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 0,6028 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 0,7393 Trung bình 0,6213 • Dữ liệu quá khứ: 2009 0,5681 2008 0,6958 Vốn chủ sở hữu năm 2010 của công ty chiếm tới gần 3/4 tổng nguồn vốn, là khá cao so với mức trung bình của 5 công ty cùng ngành (62,13%) một lẫn nữa cho thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn tự có, phần vay nợ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2009 có giảm đi so với 2008 nhưng lại tăng lên vào năm 2010. 2.1.2.4. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu: Equity Multiplier = = 1,3482 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: CTCP Bibica (BBC) 1,3935 CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN) 2,0956 CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC) 1,7562 CTCP Sữa Hà Nội (HNM) 1,6589 CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 1,3526 Trung bình 1,6514 • Dữ liệu quá khứ: 2009 1,7602 2008 1,4372 Năm 2010, quy mô tổng nguồn vốn chỉ gấp 1,34 lần vốn chủ sở hữu trong khi con số này của trung bình 5 công ty cùng ngành là 1,65 chứng tỏ công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính (vốn của công ty chủ yêu là vốn tự có) so với các công ty khác. 2.1.2.5. Tỷ số nợ dài hạn (Long-term Debt Ratio – LDR): LDR = = 0,0301 • Dữ liệu của một số công ty cùng ngành: Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 10 [...]... sánh phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết quả không giống - nhau So sánh phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 23 Phần III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z 3.1 Mô hình điểm số Z (Z – Credit Scoring Model): Mô hình điểm số Z do E.I.Alman hình thành... chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, các nhân tố này thường không được đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng Z Mặt khác, mô hình cho điểm thường không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tài chính Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tài chính: • Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô các năm 2010, 2009 và 2008... trong năm 2010 2.2 Nhận xét tổng hợp về tình hình tài chính của công ty: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô qua 3 năm phân tích có những biến động lớn nhưng giữ được vị trí tương đối tốt so với một số công ty cùng ngành Mặc dù trong năm 2010 có một số dấu hiệu đi xuống trong các chỉ số tài chính nhưng nó lại hứa hẹn những kết quả tăng trưởng tốt đẹp hơn trong tương lai Nhóm chỉ số. .. 2,99 thì công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản theo tiêu chí của mô hình điểm số Z Bảng so sánh các chỉ số thành phần và chỉ số Z của công ty từ năm 2008 đến 2010 Năm 2008 X1 X2 Năm 2009 Năm 2010 0,2717 -0,0493 0,2054 0,0685 0,2571 0,1312 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 26 X3 X4 X5 Z -0,0031 2,8445 0,4880 0,1450 3,3647 0,3601 0,1232 4,3751 0,3837 2,5551 3,3345 4,0826 Nhìn vào bảng... thành phần trong công thức tính chỉ số ROA: ROA Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô × Page 15 So sánh với dữ liệu quá khứ, ROA của Kinh Đô tăng mạnh từ năm 2008 đến 2009 nhưng lại giảm nhẹ trong năm 2010 Năm 2008, cũng vẫn do công ty chịu ảnh hưởng của tình hình chung của nền kinh tế nên ROA . Dịch vụ quảng cáo. Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 4 Phần II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN Mô hình cổ điển dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp. 0853030160 Phân tích tài chính CTCP Kinh Đô Page 2 Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 1.1. Thông tin chung: Mã chứng khoán KDC Tên công ty Công ty Cổ phần Kinh Đô Tên viết tắt Kinh. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Bài tập nhóm: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2010 CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z Giáo viên hướng