1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 9 Tuan 1

5 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Tuần 1 – Tiết 1 Soạn : 20 – 08 - 2009 PHẦN I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN BÀI 1 : MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu : HS hiểu được : - Đối tượng , nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học - Những nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen - Nắm một số thuật ngữ và các kí hiệu cơ bản của DTH để vận dụng vào BT di truyền II. Đồ dùng : Tranh phóng to H. 1.2 SGK III. Tiến trình : 1) Ổn định 2) Kiểm tra bi cũ 3) Bài mới : • Nêu vấn đề : Vì sao con sinh ra lại có những đặc điểm giống hoặc khác bố mẹ ? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY + Di truyền là gì ? Biến dị là gì ?  Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song , gắn liền với quá trình sinh sản ( 5 phút ) * HOẠT ĐỘNG I : Liên hệ bản thân để thấy những đặc điểm giống và khác bố mẹ : ( 10 phút ) - Phát PHT : HS điền bảng : Tính trạng Bản thân Bố Mẹ Tai Mắt Mũi Tóc Mắt Da  Yêu cầu HS báo cáo , nhận xét đặc điểm di truyền và biến dị đối với bản thân * HOẠT ĐỘNG II ; Tìm hiểu từng cặp tính trạng đem lai : - Treo hình 1.2 SGK + Em có nhận xét gì về sự tương phản của từng cặp tính trạng ? + Vì sao Menđen chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu ? - Cá nhân nghiên cứu SGK - Cá nhân tự thực hiện trên phiếu - Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời - HS hoạt động nhóm I. Di truyền học : - Di truyền học là KH nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị + Di truyền : Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho các thế hệ con cháu + Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố me hoăc tổ tiên ở nhiều chi tiết Hai hiện tượng này luôn song song và gắn liền nhau trong quá trình sinh sản - Ý nghĩa của DTH : DTH làm cơ sở vật chất của khoa học chọn giống và có vai trò lớn lao đối với y học , công nghệ sinh học hiện đại II. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai : - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng tương phản để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng - Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp * HOẠT ĐỘNG III : Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản ( 10 phút ) - Gọi HS đọc thông tin SGK + Hãy kể các thuật ngữ của DTH ? + Viết một số kí hiệu của DTH ? Ý nghĩa ? * Chú ý : Cách viết công thức lai : P : Mẹ X Bố ( Mẹ viết bên trái dấu X , bố viết bên phải dấu X ) 2) Một số kí hiệu : - P : Cặp bố mẹ xuất phát - X : Phép lai - G : Giao tử ( Giao tử đực : , giao tử cái : ) F : Thế hệ con ( F 1 : Thế hệ thứ nhất , con của P – F 2 : Thế hệ thứ hai , con của F 1 ) III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản: 1) Thuật ngữ : - Tính trạng ( Kiểu hình ): Là những đặc điểm về hình thái , cấu tạo , sinh lí của một cơ thể – VD : Đậu thân cao , hạt vàng … - Cặp tính trạng tương phản : Là hai trạng thái trái ngược nhau của một loại tính trạng tương phản - VD : Hạt trơn >< Hạt nhăn ; Thân cao >< Thân thấp - Nhân tố di truyền : Qui định các tính trạng của sinh vật VD : Nhân tố di truyền qui định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu - Giống ( hay dòng ) thuần chủng : Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất , các thế hệ sau giống các thế hệ trước - Thể đồng hợp ( Đồng hợp tử ) : Cặp nhân tố di truyền qui định một loại tính trạng ở TB sinh dưỡng là giống nhau – VD : Đậu hạt vàng : AA ; Đậu hạt xanh : aa - Thể dị hợp ( Dị hợp tử ) : Cặp nhân tố di truyền qui định một loại tính trạng ở tế bào sinh dưỡng khác nhau – VD : Đậu hạt vàng : Aa 4) Củng cố : ( 7 phút ) - Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa thực tiễn của DTH ? - Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những điểm nào ? - Vì sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai ? 5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) Tìm hiểu : - Thí nghiệm của Menđen về lai một cặp tính trạng . Kết quả ? - Kết quả thí nghiệm được Menđen giải thích như thế nào ? Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Tuần 1 – Tiết 2 Soạn : 22 – 08 – 2009 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu : - Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen - Nêu được các khái niệm kiểu hình , kiêu gen , thể đồng hợp , thể dị hợp - Phát biểu được nội dung qui luật phân li - Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen II. Chuẩn bị : Tranh phóng to hình 2.1 , 2.3 SGK III. Tiến trình : 1) Ổn định 2) Kiểm tra bài cũ Thế nào là l tính trạng ? Cho VD về cặp tính trạng tương phản Học sinh trả lời-GV nhận xét 3) Bài mới : * Mở bài : I. Thí nghiệm của Menđen : 1) Các khái niệm : + Kiểu hình : l tổ hợp cc tính trạng của cơ thể . + Tính trạng trội : Là tính trạng được biểu hiện ra ở đời F1 . + Tính trạng lặn : Là tính trạng được biểu hiện ra ở đời F2 . 2) Thí nghiệm của Men đen Menđen lai các giống đậu thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản , kết quả : ( Bảng 2 SGK )  F 1 đồng tính , F 2 phân li tính trạng theo tỉ lệ : 3 trội : 1 lặn II.Nội dung định luật phân li và điều kiện nghiệm đúng : a ) Nội dung định luật : Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ , còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen - Treo tranh phóng to hình 2 .1 SGK , giới thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan * Hoạt động I : Xác định các loại kiểu hình ở F 2 : + Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F 2 ? + Trong các tính trạng trên , xác định tính trạng nào là trội ? lặn ? * Hoạt động II: Điền vào khoảng trống từ hoặc cụm từ thích hợp . Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp - HS xác định tỉ lệ kiểu hình bằng cách điền vào bảng 2/ 8 SGK - Cá nhân tự điền và phát biểu Trường THCS Lê Thánh Tôn Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Hoạt động III : Xác định tỉ lệ các loại giao tử ở F 1 và hợp tử ở F 2 . Giải thích tỉ lệ kiểu hình ở F 2 : - Treo hình 2.3 SGK - Giải thích qua quan niệm đương thời Menđen về sự di truyền hòa hợp + Xác định tỉ lệ các loại giao tử ở F 1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 ? ( Tỉ lệ giao tử : 1A : 1a – Tỉ lệ hợp tử F 2 : 1AA: 2Aa : 1aa ) + Tại sao F 2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ? ( Vì thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống như thể đồng hợp AA ) - Hướng dẫn HS cách viết sơ đồ lai Học sinh xác định được Tỉ lệ các loại giao tử ở F 1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 Học sinh viết được sơ đồ lai F1 và F2 III. Giải thích kết quả thí nghiệm : a) Giải thích : Theo Menđen : - Mỗi cặp tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền - Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh b) Sơ đồ lai : Qui ước gen : A : Hoa đỏ a : Hoa trắng P : AA x aa ( Hoa đỏ TC ) ( Hoa trắng TC ) G P : A a F 1 : Aa ( Hoa đỏ ) F 1 X F 1 : Aa X Aa G F1: A , a A , a F 2 : AA , Aa , Aa , aa - Kiểu gen : 1 AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 4) Củng cố : - Phát biểu nội dung của định luật phân li ? - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào ? - Làm BT 4 / 10 SGK 5 ) Hướng dẫn học ở nha : Tìm hiểu : - Lai phân tích là gì ? Mục đích của phép lai phân tích ? - Tươmg quan trội – lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất ? - Trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn khác nhau như thế nào ? Cho ví dụ ? Trường THCS Lê Thánh Tôn . trắng TC ) G P : A a F 1 : Aa ( Hoa đỏ ) F 1 X F 1 : Aa X Aa G F1: A , a A , a F 2 : AA , Aa , Aa , aa - Kiểu gen : 1 AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 4) Củng cố :. lệ các loại giao tử ở F 1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 ? ( Tỉ lệ giao tử : 1A : 1a – Tỉ lệ hợp tử F 2 : 1AA: 2Aa : 1aa ) + Tại sao F 2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ? ( Vì thể dị. Giáo án Sinh 9 GV : Trương Minh Hiệp Tuần 1 – Tiết 1 Soạn : 20 – 08 - 20 09 PHẦN I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN BÀI 1 : MENĐEN VÀ DI TRUYỀN

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w