Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để các em có hành vi ứ
Trang 1Thông tin cơ bản
Giáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội
Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa” (Hồ Chí Minh) Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt và rất cần thiết, vì đạo đức không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục
Nhờ giáo dục đạo đức, con người trau dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình Thực tiễn đạo đức đã chứng minh người được rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt, có thể không thể thành nhân tài, nhưng nhất định sẽ hữu ích trong cuộc sống Người có tài nhưng thiếu đức, chẳng những khó thành công trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại Xin nhắc lại một lần nữa lời dạy của Hồ Chủ tịch : “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức
mà không có tài thì làm gì cũng khó” Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thị trường làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung, cho học sinh nói riêng không chỉ là vấn đề quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế
Xin dẫn ra một số danh ngôn về vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức để các bạn cùng tham khảo
(1) “Thiên nhiên đã trao vào tay con người một vũ khí - đó là sức mạnh trí tuệ và đạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo những hướng ngược lại ;
vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong những bản năng” (A-rít-xtốt)
(2) “Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiều
so với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức” (K.Đ.U-sin-xki)
(3) “Tất cả những ai muốn trở thành người công dân có ích, trước hết phải học cách làm người” (K.Đ.U-sin-xki)
(4) “Tất cả mọi chiến thắng bắt đầu bằng sự chiến thắng bản thân” (L.M.Lê-ô-nốp) (5) “Hãy tốt bụng và nhạy cảm với mọi người Hãy giúp đỡ bạn bè trong hoạn nạn Hãy kính trọng bố mẹ : Họ đem lại cho anh cuộc sống, giáo dục anh, họ muốn anh trở thành một công dân trung thực, một người có trái tim trong sạch, có trí óc sáng suốt, có tâm hồn nhân hậu và đôi tay vàng” (V.A.Xu-khôm-lin-xki)
Những triết lí sâu sắc trên đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối
Trang 2với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người
Đánh giá hoạt động 1
Câu 1 : Giáo dục đạo đức có vai trò như thế nào trong đời sống của con người ? Vì
sao?
Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : Nhà trường cần tập trung vào giáo dục trí lực cho học
sinh thật tốt, còn giáo dục đạo đức tự học sinh sẽ tích luỹ được trong cuộc sống sau này”
Bạn hãy cho biết thái độ của bạn trước ý kiến đó và giải thích vì sao
a) Đồng tình b) Lưỡng lự c) Phản đối
Câu 3 : Bạn có trách nhiệm gì khi trong lớp mình chủ nhiệm có học sinh lười học ?
Bạn hãy điền dấu x vào ô thích hợp
a) Giao cho đội thiếu niên giải quyết
b) Phối hợp với gia đình cùng tìm biện pháp giúp đỡ học sinh đó
c) Thông báo cho gia đình học sinh tự giải quyết
d) Không quan tâm
4.2 Sự cần thiết và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hoạt động 2 GIẢI THÍCH VÌ SAO PHẢI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
THỂ CỦA NÓ
Thời gian : 30 phút
Nhiệm vụ
* Bạn hãy đọc thông tin cơ bản và trả lời các câu hỏi :
- Vì sao phải giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ?
- Hãy liệt kê các nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường tiểu học Nhiệm vụ nào là quan trọng hàng đầu ?
- Điền dấu x vào ô trước những ý kiến nói về nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
a) Làm cho học sinh có hiểu biết toàn diện về cuộc sống
b) Giúp học sinh hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của học sinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội
c) Giúp học sinh hiểu biết các phạm trù đạo đức
d) Bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức Hình thành niềm tin đạo đức
Trang 3đ) Tạo tiền đề để học tốt các môn học trong chương trình tiểu học
e) Rèn thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hành động phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
g) Giáo dục văn hoá ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp
Thông tin cơ bản
Trong xu thế hội nhập toàn cầu không gì cưỡng lại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá, vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước, đồng thời với việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường, còn cần phải quan tâm đến định hướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của trẻ em : Công dân - chủ nhân tương lai của đất nước - lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ
Tổ quốc Do đó, các em phải được quan tâm giáo dục toàn diện và được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, với điều kiện tốt nhất hiện có “Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước, mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người” (Ô-rơ-lô Pơ-xây - Một trăm trang viết về tương lai - suy nghĩ của Chủ tịch Câu lạc bộ Rô-ma - Pa-ri, 1981)
Vì sao như vậy ? Xin tham khảo lời phát biểu của Ê-ly-xê - Pa-ri (18-11-1989) :
“Ta hãy thú nhận với nhau : Về phương diện đạo đức xã hội chúng ta đang còn mò mẫm tiến lên Các vấn đề ưu tiên của chúng ta hình như không được định hướng Chúng ta quan tâm đến các vấn đề vũ trụ nhiều hơn việc tìm kiếm đạo đức hay việc tìm kiếm nền đạo đức Con người đã đi lên mặt trăng nhưng không bước lại gần đồng loại hơn Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa với mình là kẻ xa lạ Chúng ta sống đến tuổi già, nhưng tuổi già lại trở thành gánh nặng và một điều nguyền rủa” Đó là hậu quả của sự xa rời nhiệm
vụ giáo dục đạo đức
Sinh thời, Hồ Chủ tịch rất mực yêu thương, quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ, Người đã dạy : Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mỗi nhà trường
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ
sở để các em có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ
Trang 4của các cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử đúng trong các mối quan hệ cụ thể
Giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho các em, giúp trẻ em rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ khi còn nhỏ, biết sống hợp đạo lí và tuân thủ pháp luật Không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ xã hội này, sẽ làm cho nhân cách của học sinh phát triển méo mó, nhất là hiện nay, nhiều tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, thái độ, trách nhiệm, hành vi sống của trẻ em Một nhà giáo dục học đã tổng kết : Làm hỏng một đồ bằng vàng có thể làm lại, làm hỏng một viên ngọc quý có thể bỏ đi, nhưng làm hỏng một con người
là một tội lỗi
Với tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành nhân cách học sinh ; trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội vào nhà trường ; trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Giáo dục 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là : “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 27) Được giáo dục và phát triển toàn diện là quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, năm 1991 Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề cần thiết, trước hết vì vị trí của trẻ
em trong tương lai nước nhà, làm cho các em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ gánh vác vận mệnh của dân tộc Đó là nhiệm
vụ chính trị hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp, rèn luyện, hình thành cho học sinh những
kĩ năng cơ bản như : giao tiếp, đọc, viết, tính toán, Giáo dục đạo đức là một trong các con đường quan trọng để hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
Mặt khác, thực tiễn đạo đức đầy biến động, những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen đang từng ngày từng giờ tác động vào học đường Do đó, giáo dục đạo đức là một nội dung giáo dục hết sức cần thiết và quan trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội
Trang 5Từ sự cần thiết trên, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là :
Giáo dục ý thức đạo đức : Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về
một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của học sinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức ứng xử đúng
Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức : Bồi dưỡng, giúp học sinh hình thành xúc cảm,
tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức, từ đó tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức : Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi
đúng chuẩn mực, biết hành động phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa
và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; góp phần giáo dục văn hoá ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp, thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
Ba nhiệm vụ trên quan hệ mật thiết với nhau Để thực hiện các nhiệm vụ đó đòi hỏi nhà giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để học sinh thường xuyên được vận dụng, thực hành trong các mối quan hệ của các
em theo đúng chuẩn mực đạo đức
Đánh giá hoạt động 2
Câu 1 : Vì sao phải giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ?
Câu 2 : Bạn hãy điền dấu x vào ô trước ý kiến đúng về nhiệm vụ giáo dục đạo
đức
a) Nhiệm vụ của nhà trường bây giờ là dạy chữ đi đôi với dạy người, dạy cách học gắn liền với dạy cách sống
b) Dạy chữ là nhiệm vụ số một của trường tiểu học
c) Nếu không làm cho học sinh trở thành những công dân tốt, thì rất khó làm cho
họ trở thành những người lao động giỏi
d) Nếu bạn không giáo dục trẻ em biết “uống nước nhớ nguồn” thì sau này chính chúng sẽ phá vỡ thành quả lao động của bạn
Câu 3 : Theo bạn, cần quan tâm đến những vấn đề gì khi thực hiện nhiệm vụ giáo
dục
đạo đức cho học sinh ?
4.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hoạt động 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Thời gian : 60 phút
Nhiệm vụ
Trang 6* Nghiên cứu trước sách đạo đức của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình
tiểu học mới, sau đó lập bảng thống kê các chủ đề đạo đức theo mẫu sau:
Quan hệ đạo đức của học sinh Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Quan hệ cá nhân - tập thể, xã hội
Quan hệ cá nhân - lao động
Quan hệ cá nhân - người khác
Quan hệ cá nhân - môi trường tự
nhiên
Quan hệ với bản thân
* Đọc thông tin cơ bản dưới đây, phân tích nội dung của giáo dục đạo đức ở tiểu
học
* Thảo luận theo câu hỏi :
- Các nội dung dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nhằm hình thành cho học sinh
những phẩm chất đạo đức gì ?
- Hãy điền dấu x vào ô trống trong bảng sau cho thích hợp
Phẩm chất cần giáo dục, rèn luyện cho HS qua dạy học môn Đạo đức
Phẩm chất đạo đức
Cần thiết
Không cần thiết Lớp
- Trung thành với lí tưởng XHCN
Trang 7- Lao động có kĩ thuật
- Say mê khoa học - kĩ thuật
- Quý trọng người lao động
- Bảo vệ thành quả lao động và di sản văn hoá
- Yêu thương con người
- Thông cảm, chia sẻ
- Hợp tác, tương trợ lẫn nhau
- Quan tâm, chăm sóc người khác
- Tôn trọng lợi ích của người khác
- Tôn trọng tài sản, danh dự của người khác
- Có trách nhiệm với lời nói, việc làm của bản thân
- Sắp xếp các phẩm chất đã chọn trên theo các quan hệ cụ thể của học sinh :
+ Quan hệ cá nhân với xã hội
+ Quan hệ cá nhân với lao động
+ Quan hệ cá nhân với người khác
+ Quan hệ với môi trường tự nhiên
+ Quan hệ với bản thân
- Qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, rút ra mối quan hệ giữa nội dung của môn
Trang 8Đạo đức với nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Thông tin cơ bản
Ở tiểu học, quá trình giáo dục đạo đức nhằm vào việc hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét đạo đức vững chắc Vì vậy, quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ : Giáo dục ý thức đạo đức ; giáo dục thái
độ, tình cảm đạo đức ; giáo dục hành vi thói quen đạo đức cho học sinh Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ đó
1 Giáo dục ý thức đạo đức
Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức : lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ mới đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỉ luật Chúng phản ánh các mối quan hệ hằng ngày của các em, đó là :
- Quan hệ của cá nhân đối với xã hội : Tôn kính Quốc kì, Quốc ca, kính yêu Bác
Hồ, tự hào về đất nước, con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương, làng xóm, phố phường, yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá do cha ông để lại,
- Quan hệ cá nhân đối với công việc, lao động : Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, có phương pháp học tập tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội, )
- Quan hệ cá nhân đối với những người xung quanh : Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật, theo khả năng của mình
- Quan hệ cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác : Tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm, ), của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hoá, các di tích lịch sử – văn hoá, những nơi công cộng, ), của người khác (đồ đạc, thư từ, )
- Quan hệ cá nhân đối với thiên nhiên : Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi
ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại ; bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, gián, ), làm vệ sinh môi trường
Trang 9- Quan hệ đối với bản thân : Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách
nhiệm với lời nói và việc làm của mình,
Khi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với từng chuẩn mực hành vi đạo
đức cần giúp học sinh hiểu :
- Yêu cầu của chuẩn mực : Chuẩn mực yêu cầu học sinh thực hiện điều gì ? Làm gì
?
- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi : Việc thực hiện mang lại
lợi ích, tác dụng gì ? Nếu không thực hiện mà làm trái lại thì có tác hại gì ?
- Cách thực hiện chuẩn mực đó : Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc
gì ? Làm như thế nào ?
Những tri thức đạo đức này giúp học sinh biết được cái đúng - cái sai, cái tốt - cái
xấu, cái thiện - cái ác, Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán
thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác, Ý thức đạo
đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức
2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức
Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh trong học sinh những
rung động, cảm xúc đối với hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết
ghét rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời
sống tập thể và xã hội, Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là sản phẩm không mong muốn
của giáo dục tình cảm
Đối với học sinh tiểu học, cần giáo dục những thái độ, tình cảm :
- Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca ; biết ơn các thương binh liệt sĩ ;
yêu mến trường, lớp, quê hương làng xóm,
- Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em ; kính trọng, lễ phép, biết
ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè ; tôn trọng những người xung quanh :
hàng xóm, phụ nữ, cụ già, em nhỏ,
- Yêu lao động, chăm học, chăm làm việc trường, việc lớp
- Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực
- Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù
hợp với những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, có thái độ lên án, phê phán những
người có hành động xấu, làm hại người khác, xã hội, cộng đồng,
- Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường sống xung quanh
Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng
cố, khẳng định qua hành vi ; ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho
Trang 10việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức
3 Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức
Xét đến cùng, việc giáo dục một chuẩn mực, một phẩm chất đạo đức nào đó cho học sinh phải dẫn đến kết quả cuối cùng là học sinh thực hiện được những hành vi tương ứng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt, biết cách ứng xử trong các mối quan
hệ hằng ngày Hành vi đó chỉ được hình thành thông qua luyện tập và rèn luyện hằng ngày, trở thành thói quen của học sinh và được thể hiện như một nét tính cách bền vững
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm
có được hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững
Ở tiểu học, cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như :
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm vừa sức
- Lễ phép với người lớn, đặc biệt là với ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo
- Làm được những việc vừa sức để giúp đỡ thầy cô giáo, hàng xóm, láng giềng, phụ
nữ,
cụ già, em nhỏ, người tàn tật
- Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi,
- Có hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồ đạc của người khác
Cần giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em ngay từ nhỏ, tức là hình thành cho trẻ em hành vi không những đúng về đạo đức, mà còn đẹp về thẩm mĩ
c) Giữ trật tự khi ra, vào lớp và nghe giảng
d) Biết nhận và sửa lỗi
đ) Bảo vệ loài vật có ích
e) Khi gặp bài khó, nhờ bạn giảng
g) Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
h) Giữ lời hứa
Câu 2 : Có giáo viên tiểu học hiện nay chỉ quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học
Trang 11sinh ở một số nội dung họ tâm đắc nhất Bạn hãy cho biết thái độ của bạn trước tình
hình đó
Câu 3 : Vận dụng nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã
nghiên cứu ở trên, xác định nhiệm vụ và nội dung tương ứng của giáo dục chuẩn
mực hành vi “đoàn kết với bạn”
4.4 Các con đường cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hoạt động 4 XÁC ĐỊNH CON ĐưỜNG CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Thời gian : 60 phút
Nhiệm vụ
* Nghiên cứu thông tin cơ bản của hoạt động 4
- Điền dấu x vào ô trống tương ứng với các môn học có thể tích hợp được nội dung
giáo dục đạo đức cho học sinh Nội dung tích hợp là gì ?
* Thực hiện các yêu cầu mục 2 của tài liệu hướng dẫn học theo băng hình
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP THEO BĂNG HÌNH 1A
a) Hoạt động trước khi xem băng
- Nghiên cứu kĩ mục 3, phần thông tin cơ bản của hoạt động 4
- Nghiên cứu và nắm được mục đích của đoạn băng hình
Trang 12b) Hoạt động trong khi xem băng
- Tổ chức học tập trung (hoặc cá nhân nếu có thể)
- Quan sát, ghi chép nội dung đoạn băng hình theo mẫu sau :
TT Trình tự hoạt động Nội dung hoạt động Người thực hiện
c) Hoạt động sau khi xem băng
Thảo luận nhóm theo các câu hỏi :
- Nội dung “Diễn đàn đội viên” trong đoạn băng hình có liên quan đến những nội dung nào của giáo dục và dạy học môn Đạo đức ở tiểu học ?
- Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh nói riêng và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung đối với giáo dục và dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
* Sau khi thực hiện các nhiệm vụ trên, các bạn hãy cùng động não :
- Kể tên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác ở trường tiểu học
- Các hoạt động đó có vai trò gì trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ?
- Hai con đường giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ như thế nào ?
Thông tin cơ bản
Giáo dục đạo đức là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung, của trường tiểu học nói riêng Xét đến cùng, giáo dục đạo đức là hình thành
kĩ năng hành vi, thói quen đúng chuẩn mực đạo đức cho học sinh Để thực hiện yêu cầu đó, phải tiến hành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội Đó là công việc của nhiều lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường và phải được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau :
- Bằng con đường dạy học trên lớp
- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Sự kết hợp các con đường giáo dục đó phải được tiến hành đồng thời, kết hợp chặt chẽ với những phương pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác và hứng thú
Giáo dục đạo đức bằng con đường dạy học trên lớp
Thông qua con đường dạy học các môn : Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội,
Trang 13Sức khoẻ, Hát nhạc, Lao động kĩ thuật, Mĩ thuật Mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Trong đó, đặc biệt là môn Đạo đức có vai trò rất quan trọng :
- Cung cấp kiến thức đạo đức (chuẩn mực đạo đức) một cách khoa học, cập nhật
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, từ đó có thái độ tiếp nhận, lựa chọn cách ứng xử phù hợp, rèn luyện hành vi đúng chuẩn mực
- Giúp học sinh luyện tập kĩ năng, thói quen hành vi đúng chuẩn mực
Các môn học khác có thể tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Việc tích hợp này có vai trò quan trọng :
- Cùng với môn Đạo đức thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
- Bổ sung kiến thức cho môn Đạo đức
- Giúp vận dụng, củng cố kiến thức của môn Đạo đức
Do đó, khi dạy học phải chú ý đến yêu cầu đảm bảo kiến thức liên môn và dạy đủ các môn theo chương trình Pháp lệnh của Nhà nước
Những vấn đề cụ thể về dạy học môn Đạo đức, mời các bạn nghiên cứu ở Tiểu môđun 2
Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động tập thể theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động chính trị - xã hội của học sinh (hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tham quan thực tế, các sinh hoạt văn hoá của địa phương, ), hoạt động Đội - Sao nhi đồng theo chương trình rèn luyện đội viên,
Các hoạt động đó có tác dụng thiết thực, trực tiếp đến giáo dục đạo đức :
- Đó là các hoạt động đa dạng, sinh động, dễ cuốn hút học sinh vào hoạt động
- Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
- Giúp học sinh vận dụng củng cố, mở rộng kiến thức đạo đức - học đi đôi với hành
- Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích luỹ kinh nghiệm, làm
phong phú vốn sống Qua đó, tự điều chỉnh hành vi ứng xử
- Có điều kiện thường xuyên luyện tập để hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực
- Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cơ bản ở mức phù hợp với lứa tuổi tiểu học : giao tiếp, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, kiên định, ra quyết định
Trang 14- Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ, học sinh bộc
lộ ý thức đạo đức của mình, từ đó giáo viên phát hiện, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những tính xấu
Do đó, để đạt kết quả tốt trong giáo dục đạo đức cho học sinh, còn phải tổ chức tốt
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Với tầm quan trọng đó, xin gợi ý hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1 Hoạt động giáo dục theo chủ điểm
Các chủ điểm giáo dục ở tiểu học có liên quan đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm lớn của đất nước, dân tộc, được tổ chức cho học sinh nhằm giáo dục cho các em truyền thống của dân tộc, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí
“uống nước nhớ nguồn” và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, phát huy các truyền thống đó Hình thức giáo dục theo chủ điểm có tác dụng : Tạo cơ hội để học sinh hoà nhập với cộng đồng, thực hiện quyền tham gia của trẻ em, tham gia giáo dục và tự giáo dục đạo đức Qua nhiều hoạt động như hưởng ứng các phong trào thi đua, các hoạt động chào mừng, các cuộc mít tinh, phỏng vấn của báo chí, truyền hình, tạo nên môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường và xã hội, thống nhất giữa ý thức - thái độ - hành động ở trẻ em và tạo điều kiện phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội
1.1 Nội dung của các hoạt động giáo dục theo chủ điểm
Nội dung của các hoạt động theo chủ điểm rất phong phú, đa dạng Trước hết, nó tuỳ thuộc vào tính chất của bản thân chủ điểm và được thể hiện trong các hoạt động được tổ chức cho học sinh
- Tháng 9 : Chủ điểm truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới
- Tháng 10 - 11 : Tôn sư trọng đạo, hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tháng 12 : Uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, biết ơn các thương binh liệt sĩ, bà
- Tháng 3 - 4 : Hoà bình và hữu nghị, kỉ niệm ngày 30-4, ngày thống nhất đất nước
- Tháng 5 : Bác Hồ kính yêu, kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19-5
Mỗi chủ điểm có nhiều chủ đề giáo dục khác nhau Sau đây là một số nội dung cơ bản, cần khai thác trong mỗi chủ điểm :
- Xuất xứ của ngày lễ, ngày kỉ niệm, ý nghĩa của nó, những người cần được tưởng nhớ, chào mừng, kỉ niệm theo ngày lễ đó,ví dụ : Bác Hồ - chủ điểm 19-5 ; thầy cô giáo - chủ điểm 20-11 ; bộ đội, thương binh, liệt sĩ - chủ điểm 22-12
Trang 15- Công lao, tình cảm của những người đó đối với Tổ quốc, đối với các em học sinh,
những chiến công, truyền thống, tấm gương tiêu biểu của họ với những khó khăn,
vất vả và vinh quang của đời sống, công việc hằng ngày,
- Tình cảm, trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn
đối với Đảng, Bác Hồ, những người có công với nước,
- Những hành vi, việc làm của học sinh qua các mối liên hệ liên quan đến chủ điểm giáo
dục
Việc lựa chọn chủ đề cho từng chủ điểm cần mềm dẻo, linh hoạt, kết hợp nhiều yếu
tố : tính chất của chủ điểm, mức độ yêu cầu về nội dung giáo dục, khả năng tiếp
thu, hứng thú của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, địa điểm tổ
chức,
1.2 Quy trình tổ chức các hoạt động theo chủ điểm
* Bước chuẩn bị
Lập kế hoạch : Nếu tổ chức theo phạm vi trường, thì Ban giám hiệu phối hợp với
Tổng phụ trách Đội và tổ chủ nhiệm lập kế hoạch Nếu tổ chức theo phạm vi lớp,
thì giáo viên chủ nhiệm chủ động lập kế hoạch và tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu Nội
dung của kế hoạch gồm :
- Nêu kế hoạch, phát động phong trào thi đua nếu cần Cần nêu rõ yêu cầu, nội
dung công việc, phạm vi tổ chức, thời gian thực hiện, nơi tiến hành hoạt động
- Phân công chỉ đạo, thực hiện : Những người được phân công cần động viên, khích
lệ tính tích cực, tự giác của học sinh, sâu sát phát hiện, uốn nắn kịp thời những biểu
hiện thiếu tích cực hoặc sai lệch so với kế hoạch
* Bước tổng kết, rút kinh nghiệm cần đánh giá :
- Tính hợp lí của kế hoạch
- Sự điều hành của người chỉ đạo
- Những công việc đã làm tốt, nguyên nhân