1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp GD bảo vệ môi trường

36 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 394 KB

Nội dung

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI I. Một số vấn đề môi trường 1.Khái niệm về môi trường Môi trường bao gồm tất cả Các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật. -Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. -Môi trường của con ngời bao gồm các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học Môi trường sống của con người là tất ca các nhân tố tự nhiên, xã hội cần thiết cho sự sống, san xuất của con người nh tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, quan hệ xã hội -Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên nh vật lí, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Như: ánh sáng mặt trời, núi, rừng, đất và nước, Nó cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng san phục vụ cho sản xuất và đời sống. 2. Chức năng của môi trường: Môi trường có 4 chức năng chủ yếu: - Cung cấp không gian sinh sống cho con người -Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. - Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra. -Lưu trữ và cung cấp thông tin 3.Ô nhiễm môi trường -Là sự làm biến đổi theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần môi trường bằng những chất gây tác hại. -Sự biến đổi môi trường đó ảnh hởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. -Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là do các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng -Nguyên nhân cơ bản là sự thiếu hiểu biết về MT của con người. II. GDBVMT trong trường tiểu học 1.GDBVMT là gì? Là một quá trình (thông qua các HĐ giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về MT, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. 2. Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học nhằm: -Làm cho HS bước đầu biết và hiểu: - Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: Đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật. - Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố phường, ). 3.Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học nhằm đạt được mục tiêu: * Kiến thức: - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường). - Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm. - Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường. * Thái độ - Tình cảm: - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường . * Kĩ năng , Hành vi: - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.  Mức độ Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu GDBVMT và đặc trưng phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, có thể tích hợp GDBVMT qua các mức độ sau: 1. Mức độ toàn phần: Những bài học có nội dung của môn Tự nhiên và Xã cũng là nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ tích hợp GDBVMT ở mức độ toàn phần. Ví dụ như bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trường ( lớp 3). Đối với bài học tích hợp GDBVMT mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. 2. Mức độ bộ phận Những bài học chỉ có một phần nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thể tích hợp ở mức độ bộ phận. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2). Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý: -Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. - Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào của bài? Vào hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học? -Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì? -Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi dạy học tích hợp GDBVMT phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, đạt mục tiêu của bài học theo yêu cầu của bộ môn và mục tiêu GDBVMT. 3. Mức độ liên hệ Bài học nào của môn Tự nhiên và Xã hội có nội dung có thể liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường sẽ dạy học tích hợp GDBVMT ở mức độ liên hệ. Ví dụ: Vệ sinh thân thể ( lớp 1); Cây sống ở đâu? ( lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3). Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. Đối với những bài học lồng ghép ở mức độ này, khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.  Một số phương pháp dạy học tích hợp GDBVMT Khi dạy học tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học của bộ môn và lưu ý một số vấn đề sau: 1. Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. - Thảo luận cả lớp: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học môn TNXH và nội dung GDBVMT cần tích hợp để tổ chức, hướng dẫn cho cả lớp thảo luận. Vấn đề giáo viên cho học sinh thảo luận phải là những vấn đề cần thiết, phù hợp với nội dung tích hợp GDBVMT vào bài học môn Tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Khi dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau: + Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? + Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp? - Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm; vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận nhóm; tổng kết của giáo viên). Ví dụ : Dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi sau: + Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác. + Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác? + Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người? Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện học sinh của các nhóm báo cáo, học sinh các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên kết luận: Rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người. 2. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức cần thiết về môi trường và bảo vệ môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát). Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lí rác thải. 3. Phương pháp trò chơi Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi. Tuỳ nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để tích hợp GDBVMT. Chẳng hạn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với các tình huống. 4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).  Hình thức tổ chức GDBVMT không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết học (trong lớp , ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp. GDBVMT có thể tiến hành với cả lớp hoặc nhóm học sinh. II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GDBVMT TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Mỗi chủ đề đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường : - Con người và sức khỏe: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Xã hội: Nội dung bài học về gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu làng bản, phố phường, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường. - Tự nhiên: Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng. Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cụ thể như sau: Tên bài Nội dung GDBVMT Mức độ LG -Ăn uống hàng ngày. - Hoạt động và nghỉ ngơi. - Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. - Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. Liên hệ -Nhà ở. -Công việc ở nhà. - Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. - Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. - Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. - Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập Bộ phận -Giữ gìn lớp học sạch, đẹp. - Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch, đẹp. - Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy Toàn phần - Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và của lớp gọn gàng, không vẽ lên bàn, lên tường; trang trí lớp học. - Cuộc sống xung quanh. - Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. Liên hệ -Nhận biết cây cối và con vật - Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên. - Tìm hiểu một số loại cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng. - Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khỏe con người. - Yêu thích chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà. Bộ phận -Trời nắng, trời mưa -Trời nóng, trời rét. -Thời tiết - Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đối của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Liên hệ LỚP 2 -Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cụ thể như sau: Tên bài Nội dung GDBVMT Mức độ LG -Tiêu hóa thức ăn. - Ăn uống sạch sẽ - Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. - Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường. - Biết tại sao phải ăn uống sạch sẽ và để ăn sạch phải làm gì? Liên hệ Đề phòng bệnh giun. - Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh. - Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu, đi tiêu đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín, uống sôi Bộ phận - Đồ dùng trong gia đình. - Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở. Bộ phận - Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. - Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. - Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch, đẹp . - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp. - Bit lm mt s vic va sc gi gỡn mụi trng xung quanh: vt rỏc ỳng ni quy nh, sp xp dựng trong nh gn gng, sch s. Ton phn Thc hnh: Gi trng hc sch, p. - Bit tỏc dng ca vic gi trng, lp sch, p i vi sc khe v hc tp. - Cú ý thc gi trng, lp sch, p v tham gia vo nhng hot ng lm cho trng, lp hc sch, p. - Lm mt s cụng vic gi gỡn trng, lp hc sch, p: quột lp, sõn trng; ti cõy, chm súc cõy ca lp, ca trng Ton phn Cuc sng xung quanh - Bit c mụi trng cng ng: cnh quan t nhiờn, cỏc phng tin giao thụng v cỏc vn mụi trng ca cuc sng xung quanh. - Cú ý thc bo v mụi trng. Liờn h - Cõy sng õu? - Loi vt sng õu? - Bit cõy ci, cỏc con vt cú th sng cỏc mụi trng khỏc nhau: t, nc, khụng khớ. - Nhn ra s phong phỳ ca cõy ci, con vt. - Cú ý thc bo v mụi trng sng ca loi vt. Liờn h - Mt tri. - Bit khỏi quỏt v hỡnh dng, c im v vai trũ ca mt tri i vi s sng trờn trỏi t. - Cú ý thc bo v mụi trng sng ca cõy ci v cỏc con vt. Liờn h LP 3 -a ch, ni dung, mc tớch hp GDBVMT vo mụn T nhiờn v Xó hi lp 3 nh sau: Tên bài Nội dung GDBVMT Mức độ LG - Vệ sinh hô hấp. - Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. - Hoạt động bài tiết nớc tiểu. - Vệ sinh thần kinh. - Biết một số hoạt động của con ngời đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. - Học sinh biết một số việc làm có lợi cho sức khoẻ. Bộ phận - Các thế hệ trong một gia đình. - Biết về mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. - Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trờng sạch, đẹp. Liên hệ -Một số hoạt động ở trờng. -Biết những hoạt động ở trờng và có ý thức tham gia các hoạt động làm vệ sinh, trồng cây, tới cây Bộ phận -Hoạt động nông nghiệp. -Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích của các hoạt động đó. - Hoạt động công nghiệp, thơng mại. Liên hệ -Làng quê và đô thị. Nhận ra sự khác biệt giữa môi trờng sống ở làng quê và môi trờng sống ở đô thị. Liên hệ -Vệ sinh môi tr- ờng. - Biết rác, phân, nớc thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con ngời và động vật. - Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trờng. - Biết một vài biện pháp xử lí phân, nớc thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trờng. Toàn phần Khả năng kì diệu của lá cây. - Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con ngời; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dỡng để nuôi cây. Liên hệ - Động vật. - Côn trùng. - Tôm. - Cua. - Cá. - Chim - Thú - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trờng tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con ngời. - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. Liên hệ Đi thăm thiên nhiên - Hình thành biểu tợng về môi trờng tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trờng xung quanh. Liên hệ Mặt trời - Biết mặt trời là nguồn năng lợng cơ bản cho sự sống trên trái đất. - Biết sử dụng năng lợng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Liên hệ - Năm, tháng và mùa. - Các đới khí hậu. - Bớc đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. Liên hệ - Bề mặt trái đất. - Bề mặt lục địa. - Biết địa hình trên trái đất: núi , sông, biển là thành phần tạo nên môi trờng sống của con ngời và các sinh vật. - Có ý thức giữ gìn môi trờng sống của con ngời. Bộ phận TCH HP BO V MễI TRNG TRONG MễN KHOA HC A - Mc tiờu. Cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người. Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường sống, môi trường xã hội.sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. - Biết một số tài nguyên thiên ,năng lượng, quan hệ khai thác. Cách sử dụng nguồn tài nguyên. Biết mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên. - Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. - Hình thành cho HS những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường. B – Phương thức tích hợp vào nội dung các bài học môn Khoa học. *) Khái niệm tích hợp kiến thức GDMT. - Tích hợp kiến thức GDMT là sự hoà trộn nội dung GDBVMT vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Có 3 mức độ tích hợp. Mức độ tích hợp toàn phần. Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hoặc hoàn toàn với nội dung GDBVMT. Mức độ bộ phận. Chỉ cú một phần bài học có nội dung GDMT được thể hiện một phần của mục tiêu bài học. - Mực độ liên hệ. Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường. C – Các nguyên tắc tích hợp. N.Tắc 1: Tích hợp nhưng không được làm thay đổi nội dung của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục bảo vệ môi trường. N.Tắc 2: Khai thác nội dung bảo vệ môi trường có chọn lọc, có tích tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện. N.Tắc 3: Phát huy cao độ hoạt động nhận thức tích cực của học sinh và kinh nghiệm thực tế đó của các em, tận dụng mọi khả năng vốn có để học sinh tiếp xúc với môi trường. Kiến thức GDBVMT đưa vào bài phải có hệ thống. Tránh sự trùng lập, phù hợp với nhận thức của học sinh, không gây quá tải. I – Dạy các bài có nội dung tích hợp GDBVMT. A - Cách tích hợp nội dung GDBVMT. Bước1: Nghiên cứu kỹ SGK và phân loại các bài có nội dung hoặc có khả năng lồng ghép nội dung BVMT vào bài ( bài có nội dung tích hợp toàn phần, bài có nội dung tích hợp bộ phận hay bài liên hệ ). Bước2: Xác định các kiến thức GDMT đó được tích hợp vào bài để xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Bước3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ, mở rộng và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào bài. Lưu ý: Đối với các bài có nội dung GDBVMT chiếm phần lớn hoặc toàn bộ bài học thì việc lựa chọn kiến thức GDBVMT trở nên dễ dàng. Đối với bài ở mức độ liờn hệ khi tổ chức dạy học cần chú ý: - Dựa vào nội dung bài học để chọn kiến thức BVMT để chúng ta liên hệ sao cho logic và chặt chẽ với kiến thức có sẵn trong bài. -Kiến thức GDBVMT đưa vào bài phải có tính hệ thống, tránh sự trùng lập và phù hợp với trình độ của học sinh, không nên quá tải đối với học sinh. Kiến thức đưa vào phải làm cho môn học thêm phong phú, sát với thực tế mà bài học không bị phá vỡ. - Kiến thức GDBVMT đưa vào phải phản ảnh được hiện trạng của MT, tình hình BVMT ở địa phương, trường học làm cho học sinh cảm thấy sâu sắc và thiết thực đối với các em. B – Các dạng bài có nội dung tích hợp. Mức độ tích hợp toàn phần. GV giúp học sinh hiểu và cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là gúp phần GD trẻ một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Mức độ bộ phận. + GV cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học. + Xác định nội dung GDBVMT tích hợp vào nội dung bài học. + Nội dung tích hợp vào hoạt động nào của bài. + Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung tích hợp và nội dung của bài. Mức độ liên hệ. Kiến thức của bài cũ hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức MT mà SGK chưa đề cập. Khi dạy dạng bài này GV cần đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ thực tế nhằm giúp cho HS hiểu về MT từ đó các em có ý thức và kỹ năng sống trong môi trường trong sạch. II – Hình thức và PP GDBVMT. 1 – Hình thức: Có 2 hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học trong lớp hoặc ngoài thiên nhiên. Khi tiến hành GV cú thể tổ chức theo tổ,nhóm, cá nhân 2 – Phương pháp: 2.1 – Phương pháp điều tra. 2.2 – Phương pháp thảo luận. 2.3 – Phương pháp đúng vai. 2.4 – Phương pháp trực quan. III - Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học lớp 4. - Các bài có mức độ tích hợp toàn phần; Bài 28: bảo vệ nguồn nước, bài 29: Tiết kiệm nước, bài 40: Bảo vệ nguồn khng khí trong sạch - Cc bài có mức độ tích hợp bộ phận: Bài 14: Phòng một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá, bài 44: âm thanh trong cuộc sống, bài 53: Các nguồn nhiệt. - Các bài có mức độ liên hệ: Bài 1: Con người cần gì để sống, Bài 2: Trao đổi chất ở người, bài 20, bài 21, bài 22, bài 23, bài 24. Tương tự các bài về không khí, về động vật, thực vật chúng ta cũng có thể tích hợp ở mức độ liên hệ . IV - Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học lớp 5. Hầu hết các bài trong môn khoa học lớp 5 có thể tích hợp ở mức độ liên hệ. Các bài: 22 – Tre, mây, song. Bài 23 - Sắt, ngang, thép. Bài 24 - Đồng và hợp kim của đồng. Bài 26 – Đá vôi. Bài 27 - Gốm xây dựng, gạch, ngói. Bài 28 – Xi măng. Bài 29 - Thuỷ tinh. Hoặc phần lớn chủ đề động vật và thực vật Các bài có mức độ liên hệ toàn phần; Chủ đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài 68 - Một số biện pháp bảo vệ môi trường. Bài 69 – ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. [...]... 2005 1.Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định rõ cụ thể các nguyên tắc cơ bản: Về nguyên tắc bảo vệ môi trường: Nguyên tắc bảo vệ môi trường là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình bảo vệ môi trường Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc bảo vệ môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ... trường 6 Chương VI Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư – gồm 5 điều (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình và quy định về tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường 7 Chương VII Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các... môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường 11 Chương XI Nguồn lực bảo vệ môi trường - bao gồm 12 điều (từ Điều 106 đến Điều 117) quy định việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; 12 Chương XII Hợp. .. Mục 1 Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều (từ Điều 55 đến Điều 58) quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển Mục 2 Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều (từ Điều 59 đến Điều 62) quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường. .. vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật,... hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; - Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại 3 Các hoạt động về BVMTđược nhà nước khuyến khích Đối với những hành vi bị nghiêm cấm, kế thừa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định cụ thể, có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. .. tập thể một cách tích cực, phù hợp 1.Giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động GDNGLL nhằm : - Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và mối quan hệ giua chúng ; mối quan hệ giua con người và các yếu tố môi trường ; Sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường - Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương... Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hàng năm; - Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường (các từ ngữ “thân thiện với môi trường được hiểu là không gây hại cho môi trường) ; kết hợp hài... nhiên - Vai trò của môi trường đối với sức khoẻ và cuộc sống của con người và các sinh vật ; tác động của con người đối với sự phát triển bền vững của môi trường Vấn đề dân số và môi trường -Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, phân bón, xe cộ, - Những biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường ; Hoạt động bảo vệ môi trường và vai trò... hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường - Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề: Môi trường em đang sống ; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ; Hãy cứu lấy môi trường ; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta ; Tim hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở, 4 Một số phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học *PP thảo . về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người. Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường sống, môi trường xã hội.sự ô nhiễm môi trường, . dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi dạy học tích. và các thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố phường, ). 3.Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w