1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp GD bảo vệ môi trường trong môn Ngữ Văn lớp 10

6 2K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 57 KB

Nội dung

I. LỚP 10: 1. Tổng quan văn học VN: a. Địa chỉ tích hợp: Con người VN qua văn học b. Nội dung tích hợp: - Mục Con người VN trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Với con người Việt Nam, thiên nhiên là người bạn thân thiết. Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN. Thiên nhiên đặc sắc, thân thuộc trong văn học dân gian. Thiên nhiên tạo thành một hệ thống tượng trưng giàu giá trị thẩm mĩ, như một thước đo thẩm mĩ trong văn học trung đại. Thiên nhiên giàu sức sống, thể hiện sâu sắc tình yêu QH đất nước, tình yêu sự sống và tình yêu lứa đôi trong văn học hiện đại. - Mục Con người VN trong mối quan hệ quốc gia dân tộc: Con người VN với môi trường văn hóa dân tộc- Chủ nghĩa yêu nước gắn với ý thức về sự gìn giữ, bảo tồn môi trường văn hóa, thuần phong mĩ tục truyền thống - Mục Con người VN trong quan hệ xã hội: Con người VN với ước mơ xây dựng 1 môi trường XH tốt đẹp, gắn với khát vọng công bằng, ân nghĩa trong văn học dân gian, gắn với lí tưởng đạo đức trong văn học trung đại, thể hiện ý thức về môi trường dân chủ, văn minh trong văn học hiện đại. 2. Bài viết số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc tác phẩm văn học: a. Địa chỉ tích hợp: Đề tài là đối tượng liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường b. Nội dung tích hợp: Rèn kĩ năng phát biểu cảm nghĩ về những vấn đề môi trường xoay quanh chủ điểm: Thiên nhiên và đời sống con người. - Xác định đề tài cho bài văn - Quan sát, ghi chép, suy nghĩ - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn - Viết bài văn thể hiện được ý thức gìn giữ môi trường sống. 3. Văn bản: a. Địa chỉ tích hợp: - Bài tập 1: Bài tập phân tích tính thống nhất, sự phát triển chủ đề đọan văn và đặt tên cho đoạn văn: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau . là cây có thể biến thành gai để giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng. - Bài tập 3: Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. b. Nội dung tích hợp: - Bài tập 1: + Kĩ năng phân tích chủ đề, sự thống nhất trong chủ đề của đoạn văn: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. + Kĩ năng phân tích sự phát triển chủ đề đoạn văn: Những ý nhỏ được triển khai cụ thể hóa chủ đề về mối quan hệ mật thiết giữa cơ thể và môi trường + Kĩ năng khái quát: Đặt tên cho đoạn văn, tên gọi phải thể hiện được chủ đề của toàn đoạn. - Bài tập 3: + Kĩ năng tìm kiếm thông tin, lập ý: Hiểu biết về môi trường sống của con người- Môi trường sống của con người ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng như thế nào? + Khi sắp xếp các ý và viết thêm cuâ vào đoạn văn, chú ý mối liên hệ thông tin xoay quanh chủ đề: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. + Đặt tên cho đoạn văn, tên gọi phải thể hiện được chủ đề của toàn đoạn. 4. Ca dao: a. Địa chỉ tích hợp: Liên hệ thiên nhiên, môi trường sống trong ca dao b. Nội dung tích hợp: - Vẻ đẹp của ca dao có liên quan đến thiên nhiên (thiên nhiên gần gũi, chan hòa với con người), môi trường sống (ứng xử giữa con người với thiên nhiên, con người với con người) . - Sưu tầm những câu ca dao có liên quan tới môi trường 5. Nhàn: a. Địa chỉ tích hợp: Liên hệ khi HS thực hành đọc- hiểu văn bản: Sống hài hòa với thiên nhiên b. Nội dung tích hợp: Gợi ý để HS bình luận về quan niệm sống hài hòa với thiên nhiên trong bài thơ: - Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người trí sĩ ẩn cư nhàn dật, nhân vật trữ tình này xuất hiện trong lời thơ với những chi tiết về cách sống, cách sinh hoạt và quan niệm sống: tự cuốc đất trồng cây, đào củ, câu cá; chọn nơi vắng vẻ, không ưa nơi ồn ã; ăn uống, tắm táp thoải mái, tự nhiên; coi phú quý tựa giấc mộng - Ở câu 5,6: Tác giả nói đến chuyện ăn và tắm 1 cách đầy thích thú. Theo vòng qua 4 mùa quanh năm, việc ăn và tắm của ta thuận theo quy luật tự nhiên, đạm bac, thanh bần nhưng thú vị và thanh thản => Trong liên hệ tự nhiên, nhiên nhiên và con người vốn gắn bó mật thiết với nhau. Sống tuân theo lẽ tự nhiên, tôn trọng quy luật của thiên nhiên tức là trân trọng môi trường sống và yêu quý sự sống của chính mình vậy. 6. Trình bày một vấn đề: a. Địa chỉ tích hợp: - Lựa chọn phương án ở bài luyện tập 1: Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đang tận lực để đảm bảo việc xử lí phế thải… - Bài luyện tập 2: Tình huống trình bày vấn đề với đề tài: d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. b. Nội dung tích hợp: - Bài 1: Trong khi luyện cho học sinh kĩ năng Chuyển qua chủ đề khác, GV chú ý nội dung tích hợp trong phương án lựa chọn. - Bài 2: Kết hợp luyện tập cho HS kĩ năng trình bày một vấn đề với việc tìm hiểu, nâng cao ý thứ về gìn giữ môi trường: + Em phải chuẩn bị những thông tin nào cho bài trình bày trong hội thảo về đề tài Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp? + Làm thế nào để mọi người chú ý, quan tâm đến chủ đề của bài trình bày về Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp? 7. Phú sông Bạch Đằng: a. Địa chỉ tích hợp: Liên hệ khi thực hành đọc- hiểu văn bản: Chiến tranh và môi trường. b. Nội dung tích hợp: Khai thác những lớp nghĩa của văn bản có liên quan tới môi trường: Vể đẹp của cảnh sông nước Bạch Đằng; cảnh sắc Bạch Đằng gắn liền với chiến công hiển hách của cha ông; môi trường thiên nhiên ở đây còn là di tích lịch sử- văn hóa, gắn liền với truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của dân tộc. 8. Viết bài làm văn số 4: a. Địa chỉ tích hợp: Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh với đề bài số 1: Vai trò của cây cối ( hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch ) trong việc bảo vệ môi trường sống b. Nội dung tích hợp: - Lựa chọn đề tài thuyết minh, một trong những đề tài gợi ý của bài: cây cối, rừng, các loài động vật hoang dã, nhiên liệu sạch . - Quan sát, tìm hiểu để thu thập thông tin chính xác, khách quan, khoa học về đối tượng đã lựa chọn có liên quan đến vấn đề môi trường - Lập ý, dàn ý cho bài văn: Vai trò của môi trường đối với sự sống cảu con người; Vai trò của đối tượng đã lựa chọn trong việc bảo vệ môi trường ( đưa ra những thông tin cụ thể) ; Khẳng định về vai trò của đối tượng đã thuyết minh với việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường . - Viết bài văn thuyết minh với đề bài về môi trường. 9. Đại cáo bình Ngô: a. Địa chỉ tích hợp: Liên hệ khi thực hành đọc- hiểu văn bản: Tội ác của giặc Minh: Hủy diệt môi trường b. Nội dung tích hợp: Phát vấn tích hợp với việc hướng dẫn đọc- hiểu văn bản: Giặc Minh vơ vét sản vật, tàn phá môi trường như thế nào? Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay ác mập thuồng luồng Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, ngán nỗi rừng sâu, nước độc Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi đặt cạm Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ Nguyễn Trãi bảo vệ môi trường? Khi đọc hệ thống sách ngữ văn lớp 10 bao gồm sách giáo khoa sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa (*), người ta không khỏi bất ngờ và giật mình vì tất cả chúng đều có những điểm biên soạn quá kỳ lạ về học thuật, kiến thức, phương pháp. Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện ., khi hướng dẫn dạy bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: “Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài “Đại cáo bình Ngô”: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi ( .), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường” (!). Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: “Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống”! (trang 21). Vâng, là người VN, lớn nhỏ đều biết Nguyễn Trãi là thiên tài vĩ đại ở nhiều lĩnh vực. Và “Đại cáo bình Ngô” là một áng thiên cổ hùng văn. Tuy nhiên, hướng dẫn giáo viên và học sinh rằng Ức Trai và “Đại cáo bình Ngô” sinh ra để “bảo vệ môi trường” thì thật là khiên cưỡng, áp đặt. Hướng dẫn như vậy vừa ngây ngô về học thuật, vừa có tội với tiền nhân về mặt tư tưởng. Đặc biệt là góp phần tạo ra những áng văn . dễ sợ kiểu: “A Phủ vác dao đi tìm Bá Kiến” . đang được công luận nói nhiều. (Vietnamnet) Cho đến thời điểm này, sách giáo khoa lớp 10 và tài liệu bồi dưỡng giáo viên (GV) đã có mặt trên các kệ sách để phục vụ năm học mới. Tuy nhiên, dư luận không khỏi bất ngờ khi đọc được những câu văn kiểu như “Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường”. Giáo sư (GS) Trần Đình Sử, chủ biên cuốn sách bồi dưỡng GV dạy môn Ngữ văn nâng cao (cuốn dành cho GV dạy môn Ngữ văn chương trình chuẩn do GS Phan Trọng Luận làm chủ biên) đã dành cho Thanh Niên một cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này. * Theo sách bồi dưỡng GV, khi hướng dẫn dạy bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) có yêu cầu "GV cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống! (trang 21). Không ít GV đã phản ứng về yêu cầu này. Tại sao lại có sự "tích hợp" như vậy, thưa GS? - Về những dẫn chứng cho rằng có sai sót trong tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, xin nói trước tôi không phải là chủ biên của tài liệu này (GS Phan Trọng Luận là chủ biên). Tuy nhiên, tôi đã liên hệ với tác giả viết bài này và tác giả đã khẳng định, câu đó chỉ có trong bản thảo, hoặc sách GV in thử. Sau khi có những đóng góp, chỉnh sửa, thì trong lần in chính thức của sách GV đã không còn câu này nữa. Ở trang 55, sách bồi dưỡng GV chỉ đạo thực hiện GV dạy môn Ngữ văn lớp 10 theo chương trình chuẩn, khi hướng dẫn dạy bài Đại cáo bình Ngô đã gợi ý GV: "Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài Đại cáo bình Ngô: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (…) với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là "người xưa của ta nay" trong vấn đề bảo vệ môi trường". Trao đổi với tôi, tác giả vẫn cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ lên án tội ác của kẻ thù về hủy hoại của cải vật chất, con người, mà còn hủy diệt cả môi trường sống nữa. Tất nhiên đó là do cách cảm nhận, suy nghĩ của mỗi người, tôi không bàn luận về vấn đề này.Theo yêu cầu của chương trình giáo dục mới, các tác giả viết sách GV cần tích hợp, kết hợp giáo dục về môi trường, về kỹ năng sống . cho học sinh trong những môn học chính khóa. Chính vì lý do đó nên tác giả viết sách cũng cố gắng thực hiện điều này. Tuy nhiên, rõ ràng, việc kết hợp giáo dục môi trường trong bài văn Đại cáo bình Ngô là rất khiên cưỡng. Thực ra trong sách hướng dẫn GV là như vậy, những GV vững về chuyên môn thì không bao giờ rập khuôn theo những gì mà sách hướng dẫn (?). Vấn đề gì mà họ thấy không hợp lý, không cần thiết thì hoàn toàn có thể lược bỏ. Nội dung, tư tưởng chính mà GV hướng học sinh cảm nhận về tác phẩm này tất nhiên không phải là ý thức bảo vệ môi trường. 10 . Nỗi thương mình: a. Địa chỉ tích hợp: Liên hệ khi thực hành đọc- hiểu: Môi trường sống của kĩ nữ và tâm trạng của Kiều b. Nội dung tích hợp: Gợi ý cho HS phân tích, bình luận: Cảnh sắc ở lầu xanh và sự đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều: Những thú vui phong, hoa, tuyết, nguyệt đồng thời cũng tượng trưng cho bốn mùa xuân (hoa), hạ (phong), thu (nguyệt), đông (tuyết). Mỗi mùa có nét đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên. Nhưng, dẫu là cô gái có đời sống nội tâm phong phú, dẫu có yêu cảnh sắc thiên nhiên, Kiều cũng không có tâm trí nào mà hưởng vui thú, không thể ngắm cảnh đẹp. Nhà thơ thật tài tình khi kết luận tâm tư của Kiều: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ 11. Bài viết số 7: a. Địa chỉ tích hợp: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận với đề bài gợi ý số 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn TNCS HCM phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp. Anh (chị) hãy viết một bài tham gia hội thảo đó. b. Nội dung tích hợp: - Tìm hiểu chủ đề hội thảo: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp. - Lựa chọn đề tài cho bài tham luận: Chọn một vấn đề có liên quan đến chủ đề giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp cho mái trường Lưu ý: Chủ đề này có tính kêu gọi, cho nên vấn đề tham luận cần thể hiện rõ tính bức thiết, thời sự, tạo được ấn tượng cho người nghe. - Viết bài tham luận: + Tầm quan trọng của việc giữ gìn, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp + Thực trạng môi trường ở nhà trường chúng ta + Những giải pháp để mái trường luôn xanh, sạch, đẹp. . việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. - Viết bài văn thuyết minh với đề bài về môi trường. 9. Đại cáo bình Ngô: a. Địa chỉ tích hợp: . đề môi trường - Lập ý, dàn ý cho bài văn: Vai trò của môi trường đối với sự sống cảu con người; Vai trò của đối tượng đã lựa chọn trong việc bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 15/09/2013, 03:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w