Câu 2: Tổ chức hoạt động công sở: Trả lời: -Khái niệm: Công sở là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. 1/ Yêu cầu của tổ chức hoạt động công sở: a/ Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở; - Tổ chức hoạt động của bất cứ loại công sở hành chính nào cũng đều phải hướng tới một mục đích chung là: Tạo được một hiệu quả hoạt động tốt nhất phục vụ cho mục tiêu đã đề ra. Muốn vậy các nhà quản lý phải tạo lập được một môi trường để cán bộ, công chức trong công sở có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở là cơ sở bảo đảm cho công sở tồn tại và phát triển, là động lực làm cho mọi người tin tưởng vào sự tồn tại của công sở. Ngược lại nếu công sở hoạt động không hiệu quả, kém hiệu lực hậu quả dẫn tới nguy cơ trì trệ, không ổn định và có thể dẫn tới dối loạn. Do một số nguyên nhân chính sau đây: + Lề lối làm việc không thống nhất, không khoa học. + Cán bộ công chức ( CBCC) không hiểu biết đầy đủ về công việc của công sở, làm việc theo cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu những CB chỉ huy có năng lực: + Thiếu những điều kiện , phương tiện cần thiết , thiếu sự cải thiện về môi trường làm việc. + Không tạo được bầu không khí làm việc thoải mái giữa các thành viên. + Môi trường thiên nhiên không thích hợp ở đây, vài trò của người lãnh đạo quản lý là rất quan trọng. Trong quá trình điều hành hoạt động của công sở, các nhà lãnh đạo, quản lý phải nghiên cứu , đánh giá một cách đầy đủ toàn diện khách quan các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả để từ đó tìm cáhc khắc phục kịp thời. b/ Hoạt động công của công sở theo quy định của pháp luật. - Công sở hành chính đều nằm trong hệ thống quản lý chung của Nhà nước, vì vậy quy chế hoạt động theo pháp luật trong mỗi công sở là bắt buộc. - Các quy chế đó là 1 bộ phận cấu thành các thể chế trong bộ bộ máy nhà nước. Làm theo quy chế là trách nhiệm của CBCC. c/ Bảo đảm công sở có khả năng phát triển bền vững: - Công sở bền vững và có khả năng phát triển là yêu cầu quan trọng trong việc tổ chức khoa học các hoạt động của công sở. Sự phát triển được hiểu: là khả năng tăng cường hoạt động công sở , phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của XH; nâng cao uy tín của công sở với XH. hoặc mở rộng quy mô hoạt động của công sở theo phạm vi cho phép là một trong những dấu hiệu của sự phát triển. 1 d/ Góp phần xây dựng nhà nước, phục vụ lợi ích nhân dân. - Đây là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn CM hiện nay. Hoạt động của mỗi công sở phải hạn ché giáo điều, quan liêu, tham nhũng mất dân chủ trong Nhà nước, từ đó góp phần xây dựng nền hành chính sạch , vững mạnh, hiêụ lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn. 2. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở: a/ Nguyên tắc công khai: - Nguyên tắc công khai được thể hiện: Công khai trong nội bộ công sở và công khai trước đối tưộng phục vụ của công sở. - Nguyên tắc này yếi cầu mọi thành viên trong công sở phải được biết những công việc của mình, của nhóm mình và của toàn bộ công sở. - Việc công khai các công việc được thực hiện bằng các biện pháp: như xây dựng, thông qua chương trình kế hoạch, việc kiểm tra đánh giá công việc, việc chi tiêu tài chính, sử dụng quỹ phuc lợi và việc phân phối các lợi ích vật chất cho cán bộ, công chức. - Thực hiện ngưyên tắc công khai trong công sở là biện pháp tốt nhất để xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí giữa các bộ phận, cá nhân được thuận lợi và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực như quan liêu, cục bộ trong điều hành công sở. b/ Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục. - Tính liên tục trong hoạt động công sở được hiểu là các công việc của công sở đựôc diễn ra đều đặn, thường xuyên, không bị ngắt quãng. Nguyên tăc này được đề ra theo quan niện: quản lý điều hành là một quá trình thông suốt nhờ phối hợp thực hiện các chức năng được giao theo quy chế hoạt động của công sở. - Trong quá trình phát triển, quy chế hoạt động của công sở không được tuỳ tiện thay đổi. Trong trường hợp các quy chế cũ không còn phù hợp , đòi hỏi phải có sự thay đổi thì nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý khi điều hành công sở phải làm thế nào để mọi công việc không bị gián đoạn. */ Trước hết; là sự liên tục trong quan hệ điều hành: - Cần đảm bảo cho các quan hệ này không bị ngắt quãng để giúp cho các nhà quản lý có thể truyền đạt kịp thời, nhanh chóng các mệnh lệnh quản lý xuống cấp dưới, theo dõi được thường xuyên mọi hoạt động của công sở . Trong vấn đề này , hệ thống thông tin trong quản lý có vai trò rất quan trọng. */ Thứ hai; là sự phát triển liên tục của công việc của cả công sở và các bộ phận trong đó. - Nếu công việc thường xuyên bị bỏ dở, nếu công sở và các bộ phận của nó không có sự phát triển gắn bó với nhau thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc về tính liên tục trong hoạt động của công sở đã không được thực hiện tốt. */ Thứ ba; là liên tục kiểm tra, đánh giá hoạt động công sở. - Họat động của mỗi công sở phải được cấp trên thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Đay là nguyên tắc cơ bản của quản lý. Quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không quản lý. Kiểm tra có kết quả mà không xử lý điều chỉnh thì coi như không 2 có kiểm tra. Vì vậy muốn đảm bảo cho công sở hoạt động liên tục, có hiệu quả thì phải làm tốt công tác kiểm tra. c/ Nguyên tắc xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mọi thành viên trong công sở. - Sự phân công trong công sở là để chính thực hoá những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng thành viên trong tổ chức và để thúc đảy mọi người làm việc có hiệu quả phục vụ mục tiêu chunhg của cơ quan. Nguyên tắc này cho phép các nhóm và các cá nhân hoạt động , phát huy được năng lực chủ động sáng tạo của mình trên cở sở tìm ra những biện pháp thích hợp. - Việc phân định rõ ràng, khoa học còn giúp cho nhà quản lý không bị chồng chéo, không bị bỏ quên các công việc trong quá trình điều hành công sở. Nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong công sở khi thực hiện công việc được giao; và đây cũng là biện pháp góp phần khác phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh của người quản lý. d. Dân chủ hoá trong quá trình điều hành Điều này có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu, dự thảo quyết định điều hành cần bần bạc với các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan, tập hợp trí tuệ của tậo thể, cá nhân trong công sở và tổ chức đẻ mọi thành viên công sở hiểu, tự giác thực hiện qđ, làm cho các qđ được ban hành đúng đắn, có tính khả thi. e. Tuân thủ pháp luật: Mọi hoạt động của công sở đều phải tuân theo pháp luật được thể hiện qua các quy chế cụ thể. Các hành vi điều hành tại công sở cũng như dưới danh nghĩa của công sở đều phải đúng với các quy định của nhà nước, được gọi là những quy chế hành chính. Vi phạm các định chế đó đều phải bị xem xét theo pháp luật để có biện pháp xử lý. 3. Liên hệ 3 . Câu 2: Tổ chức hoạt động công sở: Trả lời: -Khái niệm: Công sở là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức tuyển dụng,. nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở: a/ Nguyên tắc công khai: - Nguyên tắc công khai được thể hiện: Công khai trong nội bộ công sở và công khai trước đối tưộng phục vụ của công sở. - Nguyên. tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. 1/ Yêu cầu của tổ chức hoạt động công sở: a/ Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở; -