1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON doc

54 8K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 358,5 KB

Nội dung

6 V./ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7 VI./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7 VII./ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7 B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận I./ Khái niệm về biểu tượng-biểu tượng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

-BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA

Đề Tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

TRONG TRƯỜNG MẦM NON

NGƯỜI THỰC HIỆN :

Hà Nội, tháng 8 năm 2008

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

1 Về mặt lý luận 5

2 Về mặt thực tiễn 5

II./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

III./ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

V./ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7

VI./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7

VII./ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận I./ Khái niệm về biểu tượng-biểu tượng kích thước vật thể 8

II./ Những tính chất cơ bản của kích thước vật thể 9

III./ Đặc điểm phát triển các biểu tượng kích thước vật thể ở trẻ Mầm non 9

IV./ Ý nghĩa của việc giảng dạy về kích thước vật thể đối với sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mầm non 12

CHƯƠNG II: Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm non tư thục Sao Mai I./ Vài nét về trường Mầm non tư thục Sao Mai 13

II./ Thực trạng về “hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường” 13

* Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.14 * Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể 14

* Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước vật thể 15

* Tiểu kết chương II 19

Trang 3

CHƯƠNG III: Các biện pháp hình thành biểu tượng về kích

thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường Mầm non

I./ Xây dựng các biện pháp 20

II./ Khảo nghiệm 20

1 Mục đích của thực nghiệm 20

2 Vài nét về khách thể nghiên cứu 20

3 Nhiệm vụ thực nghiệm 21

A Hệ thống các bài tập thực nghiệm 21

B Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm 26

C PHẦN KẾT LUẬN I./ KẾT LUẬN CHUNG 49

II./ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 49

Trang 4

Lời cảm ơn

Việc hoàn thành bài tập nghiệp vụ này, đó là kết quả của quá trình tận tình truyền đạt kiến thức và trao đổi kinh nghiệm của quý Thầy cô Vì thế, tôi xin chân thành cám ơn:

- Thầy Đinh Hồng Thái, người hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.

- Tập thể quý thầy cô Khoa Mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Các cô giáo cùng các cháu lớp Mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai và trường Mầm non tư thục Sơn Ca.

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦUI/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Về mặt lý luận:

Bước vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và chuẩn bị bước vào thế

kỷ 21 đất nước ta đang ở trong thời kỳ thực hiện sự đổi mới do đảng ta phátđộng từ năm 1986 và bắt đầu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa

do đại hội lần thứ 8 đề ra

Trong quá trình đổi mới giáo dục vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

để làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu Mục đích của giáo dục là:Nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài Nghị Quyết của hội nghị

TW Đảng lần thứ hai khóa 8 đã khẳng định rằng: “ Lấy giáo dục và đào tạo làkhoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá ” Vậy giáo dụcmầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta Mụcđích chung của giáo dục mần non là phát triểntất cả các khả năng trẻ, hình thànhcho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện để trẻ pháttriển toàn diện hầu có nhiều cơ may thăng tiến trên con đường học hành cũngnhư trong cuộc sống Vì thế, cùng với các bộ môn khác của bậc học mầm nonthì việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đã được đưa vào chươngtrình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lơn là mộttrong những nội dung của việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non,

có tác dụng phát triển ổn định của sự tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngônngữ và các quá trình tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát .Sựhình các biểu tượng về kích thước vật thể tạo cơ sở cho trẻ có được những kiếnthức làm nền móng cho việc học tập nói chung và việc học toán nói riêng ởtrường phổ thông sau này

2 Về mặc thực tiễn:

Mặc dù việc cho trẻ làm quen với kích thước vật thể đóng vai trò rất quantrọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển trí tuệ,tạo nền móng vững chắc cho quá trình học tập ở trường phổ thông Nhưng trongthực tế hiện nay cho thấy việc dạy toán ở trường mầm non còn nhiều hạn chế:Giáo viên truyền đạt kiến thức một cách máy móc, chưa chú trọng nhiều đếnviệc tác động óc sáng tạo tích cực của trẻ mà chỉ đưa ra những kiến thức sẵn có.Điều này làm hạn chế sự phát triển tư duy

Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biệnpháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trườngMầm non “Nhằm điều tra mức độ phát triển biểu tượng về kích thước vật thể ở

Trang 6

trẻ mẫu giáo lớn Từ đó đưa ra phương pháp, nội dung hầu tạo điều kiện pháttriển nơi trẻ những biểu tượng kích thước vật thể một cách tốt hơn.

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xác định một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thểcho trẻ mẩu giáo lớn tại trường mầm non nhằm đạt hiểu quả cao nhất theochương trình đổi mới hiện nay

III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1) Nghiên cứu những cơ sởlý luận về việc hình thành biểu tượng về kíchthước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn

2) Tìm hiểu về thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng vềkích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục SaoMai

3) Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy về biểu tượngkích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Sưu tầm nghiên cứu tài liệu, đọc sách liên quan đến đề tài

2) Nhóm phương pháp thực tiễn

2.1 Phương pháp quan sát

Dự giờ ở các lớp với nội dung này ở trường mẫu giáo dđẻ tìm hiểuthực trạng của việc dạy trẻ về biểu tượng kích thước vật thể

2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Điều tra thu thập ý kiến các giáo viên có liên quan đến đề tài 2.3 Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp quan trọng nhằm kiểm nghiệm những phương pháp

đã đưa ra là đúng, được tiến hành trên 60 trẻ, 30 trẻ làm thực nghiệm, 30 trẻ làmđối chứng

Lần 1: Thực nghiệm điều tra với cả 2 nhóm trẻ (60 trẻ)với hệ thống bàitập theo nội dung của chương trình đề ra

Lần 2: Thực nghiệm với nhóm trẻ làm thực nghiệm (30 trẻ) qua giờ họcvới nội dung và phương pháp mà tôi đã đưa ra làm kiểm nghiệm thu thập đánhgiá kết quả: So sánh 2 nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng

Trang 7

V/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

1) Đối tượng nghiên cứu.

- Biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáolớn ở trường mầm non

2) Khách thể nghiên cứu.

- Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sao Mai

- Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sơn Ca

VI/ GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầmnon tư thục Sao Mai chưa đạt hiệu quả cao

Nếu ta đưa ra các biện pháp hợp lý, gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ thì ta

có thể hình thành được biểu tượng phong phú và đầy đủ về kích thước vật thểcho trẻ mẫu giáo lớn

VII/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

- Tìm hiểu thực trạng

- Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng trẻ mẫu giáo lớn

Trang 8

B - PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm về biểu tượng Biểu tượng kích thước vật thể.

1) Khái niệm về biểu tượng:

- Theo triết học Mác - Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đãđược tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó đượctái hiện nhớ lại

Như vậy biểu tượng cũng như cảm giác và tri giác là “Hình ảnh chủ quancủa thế giới khách quan” nhưng khác với cảm giác và tự giác, biểu tượng phảnánh khách thể một cách gián tiếp là hình ảnh của hình ảnh Ngoài ra, bằng tưởngtượng, con người từ những biểu tượng cũ có thể sáng tạo thành những biểutượng mới

Vậy theo Mac-Lê-Nin thì cảm giác và biểu tượng là những hình thức khácnhau của giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhận thức Mọi nhận thức đều bắtđầu từ giai đoạn này, song chỉ bằng tương quan sinh động con người không thểnhận thức được những mối liên hệ bản chất và các quy luật chi phối sự vận động

và phát triển của khách thể, nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn đó là

tư duy trừu tượng Tóm lại: Theo Mac-Lê-Nin thì: “Từ những tri giác nhận thứccảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng”

+ Các nhà tâm lý học cho rằng: Biểu tượng là sản phẩm của quá trình trínhớ và tưởng tượng Biểu tượng thường là “Mẫu” những “đoạn” nào đó của trigiác, so với hình ảnh của tri giác biểu tượng không ổn định bằng, nó thường haydao động (khi trực tiếp nhìn người bạn thì hình ảnh của tri giác về người bạn rất

ổn định, nhưng nếu chỉ nhớ lại thì biểu tượng về người bạn thường lờ mờ hơn)

Theo họ, biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan vừa có tính kháiquát, nên biểu tượng được coi như bước quá độ giữa hình tượng và khái niệm và

là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính

Từ những quan niệm trên, các nhà tâm lý học cho rằng:

“Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong

óc khi sự vật hiện tượng đó không còn đang trực tiếp tác động vào giác quan tanhư trước ”

Trang 9

2) Khái niệm về kích thước.

Kích thước là một biểu hiện đặc trưng của vật thể và mỗi vật thể có thể đotheo 3 chiều chiều dài; chiều rộng và chiều cao Tùy theo kích thước của vật mà

ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp

II/ NHỮNG TÍCH CHẤT CƠ BẢN CỦA KÍCH THƯỚC VẬT THỂ

1) Tính so sánh: Việc xác định kích thước của vật thể chỉ thực hiện trên

cơ sở so sánh từ hai vật trở lên Nhờ có sự so sánh mà ta có thể hiểu được mốiliên hệ các khái niệm “To hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp hơn hoặc bằng nhau”Các khái niệm này xác định tính chất cơ bản của vật Tuy nhiên, không phảikích thước của vật nào cũng có thể so sánh một cách trực tiếp, mà chúng tathường so sánh kích thước của vật đó với những biểu tượng chung về kích thướccủa những vật quen biết

Ví dụ: Bạn Châu cao hơn bạn Lam tức là đã so sánh chiều cao của Châu

và Lam

2) Tính Thay đổi: Kích thước của vật (Chiều dài, chiều rộng, chiều

cao ) có thể tăng lên hoặc giảm xuống, có thể thay đổi về kích thước và sự thayđổi đó không luôn thay đổi nội dung của khách thể

Ví dụ: Cái ghế cao, cái ghế thấp: Chỉ sự thay đổi về chiều cao của cái ghế,còn cái ghế vẫn là cái ghế Nội hàm thuộc khái niệm cái ghế không thay đổi

3) Tính Tương đối: cũng là một vật nhưng với chúng ta thì nó lớn hay

bé, to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước của vật mà mà nó được so sánh

Ví dụ: Một con gấu bông khi đặt cạnh một con gấu bông to hơn thì nó làcon gấu bông nhỏ hơn; Nhưng khi đặt cạnh nó một con gấu bông nhỏ hơn thì nó

là con gấu bông to hơn

Những tính chất cơ bản của kích thước như tính so sánh, tính thay đổi,tính tương đối được trẻ mầm non nhận biết dưới hình thức cụ thể nhất thông quacác thao tác với các vật thể có kích thước đa dạng trẻ sẽ nhận biết và phân tíchđược các thông số kích thước khác nhau của sự vật, so sánh kích thước của vật

và nhận ra kích thước đặc trưng của vật

III/- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ CỦA TRẺMẪU GIÁO:

Trang 10

Sự nhận biết về kích thước của mỗi vật ở trẻ là nhờ vào cảm giác mà chủyếu là thị giác Ngoài ra trẻ còn dùng tay để sờ mó các vật thể sau đó dùng lờinói để khái quát những nhận biết về kích thước vật thể.

Ngay khi còn nhỏ, trể đã được tiếp xúc với nhiều đồ vật, đồ chơi có kíchthước khác nhau Trong quá trình thao tác với đồ vật, đồ chơi, ở trẻ đã hìnhthành và tích lũy những kinh nghiệm tri giác và đánh giá kích thước của vật thể

Có thể nói ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm đểđánh giá kích thước vật thể

Ví dụ: “ Quả bóng đỏ to, quả bóng xanh nhỏ ” Những biểu tượng đầutiên bắt đầu được hình thành và phản ánh trong ngôn ngữ của trẻ

Khi trẻ lên 1 tuổi, Sự tri giác kích thước của trẻ dần dần mang tính ổnđịnh Trẻ càng lớn thì tính ổn định của tri giác kích thước càng trở nên bềnvững

Ví dụ: Cái cốc đặt ở đâu và tư thế nào thì trẻ vẫn nhân ra được đó là cáicốc

Trẻ 2 tuổi tuy chưa nắm được ngôn ngữ tích cực, đã có thể hình thành ởtrẻ những phản xạ không chỉ trước sự khác nhau về kích thước của các vật thể

mà cả trước các mối quan hệ về kích thướcgiữa các khách thể Tuy nhiên, trongmột thời gian dài những biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ nhỏ còn mangtính tuyệt đối Dấu hiện kích thước vật thể được trẻ lĩnh hội gắn liền với nhữngvật cụ thể Đó là một dấu hiệu mang tính tuyệt đối và trẻ rất khó khăn khi hiểutính tương đối của khái niệm kích thước

Nếu đặt trước mặt trẻ 3-4 vật khác nhau về kích thước và sắp sếp theo thứ

tự tăng dần thì trẻ hiểu những vật đó gắn với từ cô nói ( To nhất, to hơn, tơ hơnnữa .)

Ở trẻ 3 tuổi, sự tri giác kích thước còn thiếu tính phân định, trẻ thường chỉđịnh hướng tới độ lớn chung của vật mà không có sự phân tích từng chiều đokích thước của vật như: Chiều dài, chiều rộng Vì vậy, khi yêu cầu trẻ mang ghếcao nhất trong lớp cho cô, trẻ thường mang ghế to nhất

Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã xuất hiện những từ phản ánh sự phânbiệt các chiều đo kích thước khác nhau Điều đó chứng tỏ ở trẻ đã hình thànhnhững biểu tượng kích thước và sự tri giác kích thước của trẻ nhỏ ngày càngmang tính ổn định

Lên 4 tuổi trẻ đã biết chọn các vật theo chiều dài, chiều rộng, chiều caonếu sự khác biệt của các chiều đo là rõ rệt Tuy nhiên phần lớn 4 tuổi không hiểunghĩa của từ “kích thước ” nên khi hỏi trẻ về kích thước của vật nhiều trẻ lại trảlời về màu sắc, số lượng

Trong sự tri giác kích thước lời nói đóng vai trò quan trọng Lời nói diễnđạt các dấu hiệu khác nhau của kích thước vật thể

Ví dụ: Quả bóng xanh to hơn quả bóng đỏ

Trang 11

Băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ Trẻ mẫu giáo thường dùng các từ to, nhỏ để diễn đạt kích thước vật trigiác Còn để diễn đạt sự thay đổi của các tham số kích thước như: chiều dài,chiều rộng, chiều cao hay độ lớn của vật, trẻ thường dùng các từ to hơn, nhỏhơn Nhưng điều đó không có nghĩa là vốn từ của trẻ còn thiếu những địnhnghĩa cụ thể như: “to” bằng: từ mập, béo, lớn từ “mỏng” bằng: gầy, nhỏ, hẹp.

Vì lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự tri giác kích thước của trẻ nêngiáo viên cần sử dụnglời nói thật chính xác để diễn đạt độ lớn chung của vật, cầndùng các từ: To, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất

Ví dụ: Búp bê to, ngôi nhà to, cái hộp to

Còn để nhấn mạnh một chiều đo kích thước nào đó của vật thì phải diễnđạt một cách cụ thể và chính xác hơn

Ví dụ: “Mang cái ghế thấp cho em bé” Huy “Lấy cái gậy dài cho cô”.Không nên sử dụng các từ to, nhỏ để diễn đạt các chiều đo kích thướckhác nhau Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần phải nói mạch lạc, chính xác

Ví dụ: “Cháu hãy tìm sợi dây có chiều dài như thế này”

Hoặc: “Đưa băng giấy rộng như băng giấy của cô”

Cần tránh trường hợp giao nhiệm vụ chung chung

Ví dụ: “Cháu hãy lấy băng giấy giống như băng giấy của cô ”

Việc sử dụng một cách tuỳ tiện lời nói của giáo viên là tiền đề cho trẻ họccách diễn đạt thiếu chính xác, vì vậy yêu cầu đối với giáo viên mầm non: Lờinói phải chính xác, rõ ràng và diễn đạt có khoa học

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình hình thành biểutượng kích thước cho trẻ đó là việc dạy trẻ nắm được tính tương đối của kháiniệm trên cơ sở so sánh, đối chiếu kích thước của các vật ban đầu là của 2 vật,sau đó là của nhiều vật hơn, dần dần trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thướctăng dần và giảm dần

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, cháu đã có khả năng phân biệt được vật có dạngkhối hộp chữ nhật theo 3 chiều: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộp

Song với trẻ mẫu giáo thì xác định chiều dài, chiều rộng nhanh, chính xáchơn khi xác định chiều cao Việc đưa tay chỉ theo chiều dài , chiều rộng và chiềucao của vật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kích thước 3 chiều củavật và giúp trẻ phân biệt các chiều của vật chính xác

Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng ước lượng bằng mắt các vật thể một cáchchính xác hơn, nên cô giáo có thể sử dụng các trò chơi một cách lý thú cho trẻchơi Như vậy sẽ có tác dụng kích thích trẻ so sánh các vật bằng mắt

Ví dụ: Trẻ có thể xác định chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộpđựng bút đặt trên bàn rồi sau đó lật nghiêng hộp đi để trẻ tìm được chiều dài,

Trang 12

chiều rộng và chiều cao của hộp Đồng thời trẻ cũng có khả năng so sánh được 3vật khác nhau và nêu lên được cái gì cao hơn.

Kết luận:

Chúng ta phải kịp thời hoàn thành và phát triển ở trẻ những biểu tượngban đầu về kích thước vật thể một cách chính xác, không chỉ dừng lại ở việcnhận biết mà hơn thế nữa trẻ phải phản ánh được kết quả nhận biết bằng lời tức

là đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ Cần dạy trẻ biết so sánh và nhận biết đồng thời

2 đến 3 thông số kích thước bằng phương pháp xếp chồng, xếp cạnh các vật thể,dạy trẻ so sánh các vật có kích thước khác nhau để hình thành những biểu tượng

về dài, ngắn, cao, thấp, to, nhỏ, rộng, hẹp, dày, mỏng và tập cho trẻ biết ướclượng bằng mắt hoặc sờ tay để so sánh kích thước các vật khác nhau và cũngnên tập cho trẻ đo các vật đơn giản bằng gang tay, bằng bàn chân, bằng dây ,que, bằng các băng giấy, trẻ nói lên được kết quả đo và so sánh kết quả đó vớinhau Đồng thời dạy cho trẻ biết vận dụng kiến thức về kích thước vào trongcuộc sống hằng ngày của trẻ

IV/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VỀ KÍCH THƯỚC ĐỐI VỚI VIỆCHÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ ĐỐI VỚI TRẺLỨA TUỔI MẪU GIÁO

Đối với lứa tuổi mẫu giáo, trẻ không hình thành cho mình những biểutượng về toán học mà phải nhờ sự hươngs dẫn giúp đỡ của người lớn Thôngqua phương pháp nhập tâm J.Bruner đã khẳng định: “Mức độ phát triển trí tuệphản ánh trình độ nhập tâm hành động sử dụng công cụ mà con người được tạocho trong nền văn hoá nào đó” thuyết “Nhập tâm” biểu hiện ở chỗ hành độngđối chiếu thuộc tính của các đồ vật với chuẩn cảm giác, hành động xây dựng vàứng dụng mô hình tốt nhất cần hình thành dưới hình thức bên ngoài, trong tươnglai chúng là tài sản thế giới nội tâm của trẻ

Vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ mẫu giáo

là có ý nghĩa rất quan trọng Đặc biệt là cho trẻ làm quen với kích thước vật thể.Trong quá trình làm quen cũng là lúc hoạt động tư duy của trẻ thay đổi cả về sốlượng lẫn chất lượng Sự thay đổi này gắn liền với lứa tuổi cùng với kinhnghiệm phong phú của trẻ và nó chịu ảnh hưởng của tác động giáo dục

Giảng dạy về kích thước cho trẻ Mầm non là cô giáo đã bồi dưỡng khảnăng tư duy, phương pháp suy nghĩ chính xác , rõ ràng, phát triển trí tuệ và thúcđẩy quá trình phát triển tâm lý ở trẻ và nhất là khi trẻ học về kích thước thì côgiáo đã nâng tư duy của trẻ từ tư duy cụ thể lên tư duy trừu tượng (với trẻ Mẫugiáo lớn), giúp trẻ phát triển những thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổnghợp) Đồng thời thông qua việc giảng dạy giúp trẻ có thói quen sống nề nếp, bồidưỡng tình cảm đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa và bước đầu có nhậnthức về thẩm mỹ

Trang 13

Ví dụ: Trẻ biết sắp xếp các khối, đồ chơi có thứ tự gọn gàng, biết xưng hô

lễ phép trong sinh hoạt hàng ngày

Sự hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ tạo cơ sởcảm giác cho việc nắm được kích thước như một khái niệm toán học sau này

Trang 14

CHƯƠNG II.

Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm non tư thục Sao Mai.

I./Vài nét về trường mầm non tư thục Sao Mai.

Trường mầm non tư thục Sao Mai được thành lập vào năm 1997nằm trênđịa bàn phường Thắng Lợi, khu đông dân cư, nhưng phần đông là con em laođộng có thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn nên việc duy trì sĩ số chưa đạt kếtquả cao

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,đến nay trường đã đạt được tiên tiến xuất sắc, ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằngkhen- Đạt được: Công đoàn cơ sở vững mạnh được LĐLĐ thị khen và đã đạtđược nhiều thành tích cao trong các hội thi “Giáo viên giỏi toàn diện cấp Thị -Tỉnh” hội thi làm đồ dùng đồ chơi đạt giải I cấp Thị - Tỉnh và được tham gia dựthi cấp Trung ương một bộ đồ dùng đồ chơi tham gia các phong trào văn nghệđều đạt giải

Trường mầm non tư thục Sao mai với tổng số CB-GV-NV (17 người)

Việc dạy trẻ làm quen với toán nói chung và hình thành biểu tượng kíchthước vật thể nói riêng đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy so vớichương trình cải cách trước đây về nội dung kiến thức cũng như cách dạy củagiáo viên, tiến bộ nhất là hình thức dạy toán không cứng ngắt rập khuôn, nhưngđược tổ chức như những dạng hành động tạo tình huống cho trẻ được trãinghiệm trên vật thật cho trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề Đồ dùng dạy họcmang tính thực tế, những nguyên vật liệu rất gần gũi với trẻ như: Bao diêm, hộp

Trang 15

bơ, chai xà phòng và mang tính chủ điểm giúp cho kiến thức của trẻ thấm sâutrong trẻ.

* Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non tư thục Sao Mai.

Về cách dạy của giáo viên tuy đã nắm được chương trình đổi mới hìnhthức, mặc dù đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với toán nâng cao nămthứ 5 Nhưng giáo viên chưa thực sự tạo được tình huống có vấn đề cho trẻ đượctrãi nghiệm, mày mò tự khám phá, tự bổ sung cho nhau để giải quyết vấn đề.Thường giáo viên hay đưa ra những câu hỏi đóng, hoặc trẻ không biết thì cô giảithích luôn Hay trẻ trả lời có sự sáng tạo theo ý của mình thì giáo viên lại cho làchưa đúng với câu hỏi, một cách nào đó chúng tôi vẫn còn theo lối mòn củachương trình cải cách, cứ cô đọc các từ toán học - trẻ lặp lại một cách máy móc,khiến giờ học trở nên cứng ngắt, nặng nề và những bài tập thường là bài tập táitạo Vì thế, việc hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ sẽ không khắc sâutrong trẻ, làm cho giờ học toán không mấy hứng thú nơi trẻ

Về đồ dùng dạy học, giáo viên thường lạm dụng quá nhiều học cụ, làmmất đi tính khả thi trong việc dùng học cụ

Ôm đồm quá nhiều nội dung nên không chuyển tải hết được vấn đề màchỉ lướt qua, không đào sâu vấn đề được đặt ra, vì thế trẻ sẽ dễ quên

Để khắc phục tình trạng trên nhằm giúp giáo viên (trong đó có bản thântôi) hoàn thành việc giảng dạy về kích thước vật thể cho trẻ thông qua các tiếthọc theo tôi cần có biện pháp sau:

- Bổ sung nội dung chương trình dạy toán nói chung và hình thành biểutượng kích thước nói riêng, nhất là đối với mẫu giáo lớn

- Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn,thay đổi hình thức dạy học mới, lấy trẻ làm trung tâm- giáo viên chỉ là ngườihướng dẫn để trẻ có điều kiện phát triển tư duy một cách tốt hơn

- Bên cạnh đó cần trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ học được phongphú, chính xác

* Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể.

- Hoàn chỉnh cho trẻ về sự so sánh kích thước 2-3 vật và diễn đạt chúngbằng các từ “ Ngôi nhà này cao hơn, ngôi nhà này thấp hơn, hoặc băng giấy nàydài hơn, băng giấy này ngắn hơn .”

- Phát triển khả năng ước lượng bằng mắt về kích thước của các vật so vớinhau

- Dạy trẻ phân biệt được kích thước 3 chiều của một vật (chiều dài, chiềurộng, chiều cao) và cách xác định 3 chiều đó là 1 cách chính xác

- Dạy trẻ so sánh kích thước của nhiều vật với nhau, giúp trẻ hiểu đượcmối tương quan của vật này với vật kia

Trang 16

Ví dụ: Trẻ biết lấy ghế to cho búp bê lớn và ngược lại.

- Dạy trẻ đo chiều dài, chiều rộng của vật bằng một vật chuẩn( bằng thước

đo, que tính, đoạn dây, gang tay .)

- Phát triển cho trẻ những kỹ năng phân biệt, nhận biết, khảo sát các thông

số kích thước( cho so sánh các khối)

- So sánh lập dãy 5-10 vật theo kích thước tăng dần

- Dạy trẻ cũng cố biểu tượng về sự thay đổi kích thước của vật thể

- Dạy trẻ phép đo đạc ( Yếu tố của hoạt động đo đạc)

- Dạy trẻ phép đong đo

* Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước của vật.

Ngay từ lớp nhỡ, các cháu đã hiểu được các vật thể khác nhau độ dài,chiều rộng và chiều cao và đã nắm được cách so sánh kích thước của vật Songđiều quan trọng là cần phải hoàn thiện trẻ về cách diễn đạt và trẻ hiểu biết tínhchất tương đối về kích thước chẳng hạn; Khi so sánh 3 băng giấy ( xanh, đỏ,vàng) Trẻ phải rút ra được kết luận và diễn đạt bằng lời nói: “ băng giấy đỏ rộnghơn băng giấy xanh và dài hơn băng giấy xanh”

Cần phải cho trẻ biết sử dụng các kiến thức này vào các hoạt động khácnhau như: Vẽ, nặn, cắt, dán và trong hoạt động vui chơi

ở lớp lớn trẻ đã so sánh 5-10 vật và biết sắp sếp chúng theo thứ tự tăngdần hay giảm dần

+ Dạy trẻ khảo sát, phân tích các thông số kích thước của vật Dạy trẻđồng thời so sánh 2 đến 3 thông số kích thước

Sử dụng phạm vi các vật thể trẻ mở rộng thông số kích thước ( Vật phẳng,vật khối) Nên sử dụng các thao tác khảo sát bằng ngón tay trỏ, thông số kíchthước phụ thuộc vào vị trí sắp xếp của vật so với đường chân trời

Cho trẻ so sánh các thông số kích thước 2 đến 3 thông số kích thước củahai vật, từ đó trẻ thiết lập được tính đặc trưng của đối tượng theo 3 chiều đo

Ví dụ: Cho trẻ “Hộp xanh và hộp đỏ thì dự án câu trả lời của trẻ sẽ là:

“Hộp xanh cao hơn, hộp xanh ngắn hơn, hộp xanh rộng hơn” Từ đó cô giáo sẽđưa ra kết luận chính xác để trẻ ghi nhớ

* Bước 1:

- Dạy trẻ cách phân tích các thông số kích thước

- Cho trẻ so sánh từng thông số kích thước

- Tạo ra kết quả so sánh kích thước(3 thông số của 2 vật) và kết quả nàycho trẻ phản ánh lại bằng lời Sử dụng các bài luyện tập cho trẻ so sánh như đồchơi, đồ vật có xung quanh trẻ

Trang 17

Khi dạy trẻ phân biệt các thông số kích thước khác nhau, cô giáo sử dụngcác động tác tay kết hợp lời nói (biện pháp khảo sát vật khi hỏi trẻ vật nào dàihơn, vật nào ngắn hơn) đồng thời cô dùng ngón tay trỏ chỉ dọc chiều dài của vật

từ trái qua phải ; còn chiều rộng cô dùng tay chỉ dọc theo chiều của vật; chiềucao - cô dùng tay chỉ từ dưới lên trên Trẻ được thực hiện các thao tác tương tựnhư cũ kèm theo lời nói diễn đạt tên gọi các thông số kích thước đó, sau đó trẻphải sử dụng các thuật ngữ đã được đọc vào các hoạt động của mình, thao tácmẫu của cô là rất quan trọng nên khi làm mẫu cô phải làm chậm kết hợp với lờinói rõ ràng, rành mạch, sau đó cho trẻ thực hành và yêu cầu trẻ làm từng độngtác theo hướng dẫn của cô rồi sau đó trẻ có thể tự làm không cần sự hướng dẫncủa cô

* Bước 2:

Việc dạy trẻ khảo sát ngoài biện pháp cho trẻ so sánh như xếp chồng, xếpcạnh khi so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chúng ta nên đưa ra một vàithí nghiệm Đối với trẻ, toán học là các hành động cụ thể của tay và của mắt,thậm chỉ của cả cơ thể, các hành động đặt vật nọ sát lại gần vật kia, đặt vật nọchồng lên vật kia dể nhận biết về kích thước Các hành động trên tuy đơn giảnnhưng đều là các hành động mang tính văn hóa nhân loại, trẻ chỉ tiếp thu đượcthông qua mẫu của cô và được thử nghiệm Đây chính là lối giải thích cho cácthí nghiệm mà ta đưa ra

Ví dụ: Khi ta xem xét 1 đứa trẻ so sánh dung tích giữa 2 thùng chứa, mộtthùngthì cao và hẹp, một thùng thì to và rộng, đứa trẻ đổ từ thùng này sangthùng kia và phát hiện ra sức chứa của thùng 1 bằng đúng thùng thứ 2 Saunhiều lần đổ như vậy đứa trẻ kết luận rằng: Hình dạng không là nhân tố quyếtđịnh cho dung tích Các khái niệm mở đầu đó giúp trẻ tạo ra khi chúng quan sátphân loại, so sánh sắp xếp và đánh giá các yếu tố trong môi trường của chúng

về độ dài, diện tích, hình dạng về khối lượng, các cây gậy, băng keo, dây xíchvới các thanh nhựa để đo chiều dài, các khối theo mẫu khuyến khích trẻ trongquá trình điều tra về không gian hình dung và vị trí Khi trẻ tiến hành công việc

so sánh các thông số kích thước cần yêu cầu trẻ diễn đạt kết quả so sánh bằnglời

+ Dạy trẻ so sánh 5-10 vật và lật dãy vật theo kích thước giảm dần (3-1em)

Qua việc khảo sát trên bằng cách so sánh và trãi nghiệm trên các vật giúptrẻ thấy được tính tương đối của khái niệm về kích thước và hiểu được tính bắc

Trang 18

cầu của các mối quan hệ kích thước trong dãy, khi trẻ so sánh mỗi vật với tất cảnhững vật đứng sau hoặc đứng trước, qua đó trẻ có thể thấy được một vật có thểnhỏ hơn tất cả những vật đứng sau nó nhưng nó lớn hơn tất cả những vật đứngtrước nó, bằng biện pháp lập dãy các vật theo kích thước tăng dần hoặc giảmdần.

- Nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ Ví dụ cho trẻ phân loại theochiều dài, hoặc cho trẻ chọn tất cả những băng giấy có chiều rộng như băng giấymẫu Từ đó trẻ hiểu được vị trí của vật trong nhóm sẽ thay đổi phụ thuộc vàodấu hiệu phân nhóm

- Giáo viên yêu cầu trẻ phân nhóm theo dấu hiệu cho trước Yêu cầu trẻ

đề xuất dấu hiệu mà trẻ sẽ phân nhóm Trẻ thực hiện là quá trình kiểm tra giảđịnh ở trẻ Những kiến thức kỹ năng về lập dãy, phân loại sẽ được củng cố quatrò chơi học tập tình huống, chơi qua các bài tập luyện tập

Ví dụ: Cho 3 hộp đựng Mèo, Gấu, Chó Khi bỏ 3 hộp ra và nhờ trẻ tìm hộhộp cho các con vật thì sẽ thử sai hoặc nhớ trong óc phân tích kích thước đốitượng, thiết lập mối tương ứng kích thước các con vật với hộp Cũng có thể trẻgiải trên trực quan hoặc giải theo ghi nhớ

Trẻ mẫu giáo lớn tiếp tục học cách sắp xếp các vật thành dãy theo thứ tựchiều dài, chiều cao hoặc độ lớn chung của vật Số lượng các vật trong dãy cóthể tăng lên đến 10 vật và độ chênh lệch kích thước giữa các vật giảm từ 3 cmđến 1 cm Các nhiệm vụ trở nên phước tạp hơn ở chỗ với cùng một số vật nhưngtrẻ phải sắp xếp thành dãy đồng thời theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao

Hơn nữa trẻ không chỉ so sánh mỗi vật trong dãy với các vật đứng cạnh

nó mà còn phải so sánh nó với tất cả các vật đứng trong dãy

Ví dụ: Cây bút chì đỏ ngắn nhất, cây bút chì đỏ ngắn hơn bút chì vàng vàxanh, cây bút chì xanh dài nhất, bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ và vàng

Qua việc sắp xếp và so sánh đó trẻ hiểu được tính tương đối của kháiniệm kích thước Khi dạy trẻ phép lập dãy số, điều quan trọng là phải để trẻ hiểuđược quy luật của phép lập dãy đó là độ chênh lệch bằng nhau về kích thướcgiữa các vật trong dãy Có nghĩa là nếu ta lập dãy các băng giấy sắp xếp theochiều dài tăng dần hoặc giảm dần thì mỗi băng dãy xắp xếp cạnh nhau ( Hơnkem nhau là 3 em ) Nếu độ chênh lệch khác nhau hoặc có 2 băng giấy khác nhauthì không gọi là một dãy các băng giấy Với mục đích đó ta có thể dùng vật thứ

3 làm thước đo

Ví dụ: Băng giấy, hình học, que đã đo độ chênh lệch về kích thước củavật đó trong dãy Để cũng cố những kích thước, kỹ năng mà trẻ thu được trêntiết học nên sử dụng các trò chơi: Đặt ô tôvào chổ rộng - hẹp ; cao - thấp; đặt lênghế dài - ngắn

Trẻ 4 - 5 tuổi: Cô cùng trẻ xây cho búp bê cái cầu thang trên mỗi bậcthang có một người đứng Giúp trẻ hiểu và phản ảnh đượckích thước của vậttheo trật tự của dãy

Trang 19

Ô tô to đi trên cái cầu dài, hẹp và hỏi trẻ, vì sao ôtô không thể đi qua cầu ?Giúp trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích thước.

Trẻ 5-6 tuổi các trò chơi học tập là chủ yếu, củng cố kỹ năng kiến thức lậpdãy và so sánh đồng thời 2-3 thông số kích thước

Ví dụ: “Ai là người đứng đầu tiên ” Búp bê quên rằng mình phải đứng sau

ai “Các cháu hãy cùng giúp búp bê nhé” Người đầu tiên phải thấp hơn người thứ

2, người thứ 2 phải thấp hơn người thứ 3 vậy búp bê đứng đầu tiên (thứ 2, 3)phải có chiều cao như thế nào ? Trẻ sẽ trả lời búp bê đầu tiên thấp nhất, hay thấphơn búp bê thứ 2 và thấp hơn búp bê thứ 3 Búp bê thứ 2 thấp hơn búp bê thứ 3nhưng lại cao hơn búp bê thứ nhất

Các trò chơi học tập có tác dụng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, trẻtiếp thu những kiến thức - kỹ năng một cách thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó,

ức chế Ban đầu trẻ có thể giải quyết nhiệm vụ chơi dựa trên các đồ dùng trựcquan và sau đó chỉ bằng lời Ngoài ra còn có thể sử dụng các bài luyện tập đềcủng cố những kiến thức về tính chất của dãy cho trẻ Các bài tập này đòi hỏi trẻphải thông minh, nhạy bén và có óc suy luận logic

Ví dụ: Yêu cầu trẻ lập dãy bắt đầu từ vật đứng giữa Tìm đặt vào vị trí bỏtrống hoặc vật thừa có trong dãy, xếp những vật vào giữa dãy có sẵn

+ Phát triển sự ước lượng kích thước vật thể bằng mắt

Cô giáo phải đưa vào những biện pháp so sánh kích thước mà trẻ đã họcnhư xếp chồng, xếp cạnh, đo đạt cho trẻ luyện tập qua hệ thống các bài luyệntập từ đơn giản đến phức tạp, tìm kiếm, mở rộng ra dạy trẻ ước lượng theo mẫu,sau đó ghi nhớ đầu tiên trẻ ước lượng kích thước: nhỏ hơn, to hơn bằng vậtmẫu các vật mà trẻ ước lượng có thể khác nhau một thông số, 2, 3 thông số từcác vật cùng loại đến các vật khác loại cho trẻ kiểm tra kết quả ước lượng bằngcác biện pháp trực tiếp đã học

Củng cố biểu tượng về sự thay đổi kích thước vật thể và phản ảnh sự thayđổi đó bằng lời nói trong cuộc sống trẻ bắt gặp nhiều quan hệ này và tự trẻ tạo

ra sự thay đổi kích thước Tuy nhiên sự thay đổi này không là đối tượng chính

để thu hút sự chú ý của trẻ Trên các tiết học toán, sự thay đổi này trở thành tácnhân kích thích chính hướng sự chú ý của trẻ giáo viên có thể tạo ra sự thay đổikhi cho trẻ đo kích thước

Ví dụ: làm cho băng giấy đó ngắn đi giáo viên dạy cho trẻ phản ánh sựthay đổi bằng lời Ở đây có 2 phương hướng:

+ Thay đổi khối lượng giữ nguyên

Ví dụ: một thỏi đất nặn dài ra, ngắn laị nó kéo theo sự thay đổi thông sốkích thước khác

+ Thay đổi khi ước lượng không giữ nguyên nó kéo theo sự thay đổithông số kích thước khác cho trẻ luyện tập

Trang 20

Ví dụ: Cùng 1 lượng nước đổ vào 2 cái lọ rộng, lọ rộng thì mực nướcthấp; Còn lọ hẹp thì mực nước cao.

Sử dụng hệ thống bài tập luyện tập để tạo ra sự biến đổi về kích thước ở trẻ

Ví dụ: yêu cầu trẻ tìm vật tạo ra có kích thước bằng vật mẫu: “ Chọn cho

cô tất cả các băng giấy có chiều dài bằng băng giấy này.”

Tóm lại:

Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn so sánh kích thước vật thể và lập dãy các vậttheo chiều cần so sánh kích thước vật thể cần phải thực hiện trên các tiết họctoán và các tiết học khác nhau như: Âm nhạc, tạo hình, văn học Các kiến thức,

kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ tiếp thu được cần được ứng dụng rộng vào các hoạt độngkhác nhau trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ

* KẾT LUẬN:

Ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với thông số kích thướcmột cách chính xác Đó là phương pháp khảo sát cung cấp cho trẻ những kiếnthức đơn giản đến phức tạp, để đến lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ nhận biết đượcđồng thời 3 thông số kích thước và lập dãy các vật theo từng thông số kíchthước và diễn đạt bằng lời các quan hệ của chúng vì trẻ em nắm bắt các kỹ nănggiải toán căn bản từ các thao tác cụ thể của tay - mắt thậm chí của cơ thể, kíchthước chung thử nghiệm các ý tưởng và chấp nhận các lời giải của chúng đềutạo ra cho chúng sự tự tin để tiếp tục suy nghĩ, đặt câu hỏi và cộng tác Như vậyngôn ngữ tiếp tục phát triển nhanh chóng và lời nói được dùng nhiều hơn đểthực hiện các khái niệm về kích cỡ, trễ và sớm; về thời gian dài và ngắn; về độdài của vật chúng học cách phân biệt vật thể bằng cách dùng những thông tin

mà chúng thu thập được về đặc điểm như là màu sắc, hình dạng và kích cỡ Vậyvai trò của giáo viên là nuôi dưỡng niềm đam mê về toán học cho trẻ Đây là nềntảng, là cơ sở về toán học cho trẻ sau này

Trang 21

- Trẻ tự tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn đề.

- Gây hứng thú, chú ý, hấp dẫn trẻ qua các thủ thuật: trò chơi, kể chuyện,hát lồng ghép một cách tích hợp thông qua giờ học, gìơ chơi

II/ KHẢO NGHIỆM:

1) Mục đích của thực nghiệm:

Ở đề tài này tôi nhằm chứng minh giả thiết khoa học mà tôi đưa ra ở đầubài là đúng

2) Vài nét về khách thể nghiên cứu:

Để tìm hiểu việc giảng dạy về đo kích thước và sự phát triển một số biểuhiện về kích thước vật thể ở trẻ mẫu giáo lớn tôi đã đưa ra một số phương phápcần thiết và tiến hành làm thực nghiệm trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn ở 2trường: Lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai - Kon Tum vàtrường Mầm non tư thục Sơn Ca - Kon Tum ở đây, trẻ được học theo chươngtrình cải cách có lồng ghép hình thức đổi mới ở trường này tôi đã vào 2 lớp.Trường mầm non Sao Mai do 2 cô: Lê Thị Anh Thư và Lê Thị Xuân Nương.Trường mầm non Sơn Ca do 2 cô: Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thùy Trang,các cô này đều đã được tốt nghiệp trung cấp Sư phạm

Tôi đã chọn ngẫu nhiên mỗi trường 30 cháu của lớp mẫu giáo lớn để thựcnghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm Những cháu được chọn thực nghiệm

đi học đều, có thể lực tốt và đã được trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo và

có nề nếp học tập tốt Cho nên việc thực hiện được tiến hành khá thuận lợi Saumột thời gian làm quen trẻ, tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, tôi đã tiếnhành thực nghiệm

Trang 23

3) Nhiệm vụ thực nghiệm:

Để tiến hành thực nghiệm, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm hìnhthành về biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ và được tiến hành thực nghiệmbằng hình thức hoạt động chung (tiết học) Thông qua nhiệm vụ của gìơ học vàphương pháp, biện pháp tôi phát triển những biểu tượng về kích thước và trang

bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết Nhiệm vụ cần giải quyết như sau:

a) Nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 2 đối tượng,diễn đạt bằng lời các thông số kích thước và mối quan hệ của chúng

b) So sánh các thông số kích thước của các vật khác nhau qua thí nghiệm

- So sánh từng thông số kích thước của 2 vật, 3 vật, 4 vật

- So sánh đồng thời 2 thông số kích thước như so sánh đồng thời chiều dài

và chiều rộng hoặc chiều rộng với chiều cao

c) Khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước của 3 vật và diễn đạt bằnglời mối quan hệ đó

Trang 24

Cô xếp 2 vật cạnh nhau theo chièu cần đo, yêu cầu trẻ nhận xét về dộchênh lệch kích thước giữa 2 vật theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Dạy trẻ xếp cạnh 2 vật cần so sánh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh

Cô yêu cầu trẻ: chọn 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau nhưng chiềurộng khác nhau

Chọn 2 băng giấy có chiều rộng bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau Chọn 2 băng giấy có chiêù dài, chiều rộng bằng nhau

+ Sử dụng tình huống chơi để cho trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kíchthước: xếp 1 chiếc cầu và cho ôtô đi qua cầu (cầu hẹp hơn ôtô) Hỏi ôtô có điđược qua cầu không? Vì sao?

Trang 25

- Tiến hành: Cô sử dụng 3 vũng nước có chiều rộng khác nhau, 3 đámmây có chiều rộng khác nhau (mây cắt bằng giấy màu xanh sẫm dần trên nềntảng) 3 chiếc lá có chiều rộng khác nhau Yêu cầu trẻ phân biệt độ rộng của 3đối tượng, cho trẻ xếp chồng những đám mây lên nhau, yêu cầu trẻ so sánh vàdiễn đạt bằng lời kết quả so sánh" "rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất".

Cho trẻ lấy chiếc lá rộng nhất làm thuyền thả vào vũng nước rộng nhất,lấy chiếc lá hẹp hơn làm thuyền thả vào vững nước hẹp hơn và dạy trẻ ướclượng bằng mắt độ rộng của 3 đối tượng và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh

* Bài tập 4:

- Yêu cầu: Đo khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước giữa 5 vạt theochiều rộng Phát triển ở trẻ kỹ năng xếp, nguyên tắc lập dãy và diễn đạt bằng lờimối quan hệ kích thước giữa các vật theo chiều rộng

- Tiến hành: Cô giáo có 5 băng gíây có chiều rộng không bằng nhau, độchênh lệch là 4 em và mỗi trẻ có các băng giấy có chiều rộng giảm dần Yêu cầutrẻ lập dãy các băng giấy theo chiều rộng giảm dần va diễn đạt bằng lời mốiquan hệ kích thước giữa các vật Hướng dẫn trẻ xếp chồng các băng giấy theochiều rộng giảm dần

5) Cách tiến hành thực nghiệm:

Để tiến hành thực nghiệm tôi chọn 30 cháu trường Sao Mai và 30 cháutrường Sơn Ca Ở mỗi trường tôi chia trẻ làm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm: 15cháu, nhóm đối chứng: 15 cháu Sự phát triển của 2 nhóm này là đồng đều vàthực nghiệm được tiến hành vào các gìơ học

a) Tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm:

Trước khi tiến hành làm thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra lượng kiếnthức về kích thước mà trẻ đã học ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Kếtquả kiểm ra sẽ là kết quả so sánh để khi tiến hành thực nghiệm tôi đưa ra nhữngbiện pháp hữu hiệu hơn Trong quá trình kiểm tra, cô giáo giữ vai trò chủ đạocòn hai nhóm trẻ trả lời câu hỏi của cô theo ý của mình; cô giáo không gợi ý,không khen, không chê mà chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để hỏi trẻ.Tuyệt đối giáo viên không được tạo không khí căng thẳng, ép buộc trẻ trả lời

" mà làm sao đó để trẻ không biết mình đang bị kiểm tra"

b Đánh giá kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:

Cô giáo tiến hành kiểm tra trẻ, quan sát trẻ thực hiện bài tập và trả lời cáccâu hỏi, ghi kết quả giải quyết bài tập ở trẻ Kết quả bài tập trẻ giải được đánhgiá bằng cách cho điểm

Trang 26

Nếu trẻ không giải quyết được bài tập nhỏ trong bài tập lớn sẽ bị 0 điểm,còn giải quyết được bài tập nhỏ trong bài tập lớn sẽ được từ 0,5 đến 2,5 điểm

Bài tập 1 gồm 5 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 5 điểm

Bài tập 2 gồm 2 thực nghiệm: thực nghiệm 1 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối

đa là 6, thực nghiệm 2 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 6

Bài tập 3 gồm 2 thực nghiệm Thực nghiệm 1 gồm 5 bài tập nhỏ, điểmtối đa: 9, thực nghiệm 2 gồm 3 bài tập nhỏ, điểm tối đa: 8

Bài tập 4 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 6

* Sau đây là hệ thống bài tập kiểm tra trẻ trước và sau thực nghiệm:

* Bài tập 1: Nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của haiđối tượng

Cô có hai băng giấy có chiều dài, chiều rộng khác nhau hai cây hoa cóchiều cao khác nhau (Cây hoa màu xanh thấp hơn cây hoa màu đỏ)

- Yêu cầu trẻ:

+ Chỉ được chiều dài, chiều rộng của băng giấy

+ Trong quá trình đó trẻ khảo sát được chiều dài của băng giấy bằng tay

Cô giáo sử dụng 2 băng giấy và 2 cây hoa đó xếp cạnh nhau Cô giáo giảithích tại sao phải làm như vậy và cho trẻ xếp lại giống cô rồi yêu cầu trẻ so sánhchiều cao của 2 cây hoa

* Bài tập 2: Đo khả năng so sánh từng thông số kích thước của 2 vật vàkhả năng so sánh đồng thời 2 thông số kích thước trên giờ học và trò chơi

- Có 2 băng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có chiều rộng khácnhau và 2 cây hoa có chiều cao khác nhau Xếp 2 băng giấy cạnh nhau theochiều dài, chiều rộng; 2 cây hoa xếp cạnh nhau theo chiều cao Hỏi: "Các cháu

có nhận xét gì về chiều dài, chiều rộng của 2 băng giấy, chiều cao của 2 bồnghoa?

- Khi sử dụng 2 băng giấy có chiều dài và chiều rộng khác nhau; chiều dàibằng nhau; chiều rộng khác nhau; chiều dài khác nhau; chiều rộng bằng nhau,chiều dài và chiều rộng bằng nhau để lẫn các băng giấy vào nhau

Trang 27

Yêu cầu trẻ:

+ Tìm 2 băng giấy có chiều dài, chiều rộng bằng nhau; 2 băng giấy cóchiều dài bằng nhau, chiều rộng khác nhau, chiều dài khác nhau, chiều rộngbằng nhau

+ Khi trẻ tìm xong cô hỏi: "Cháu có nhận xét gì về chiều dài, chiều rộng ở

2 băng giấy? Vì sao cháu biết băng giấy xanh dài hơn băng giáy đỏ? "

Như vậy để giải quyết nhiệm vụ này, trẻ phải sử dụng đồng thời thao táctay và mắt Lúc đầu trẻ ước lượng bằng mắt vàg sử dụng các biện pháp xếpchồng Sau đó diễn đạt bằng lới nói kết quả thực hiện được

* Sử dụng trò chơi giúp trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích thước:

Có một cái ôtô và các khối gỗ xếp thành cái cầu hẹp hơn ôtô, sau đó bảo 1trẻ cho ôtô đi qua cầu

Hỏi: ôtô có đi qua cầu được không? vì sao ôtô không đi qua cầu được?

+ Yêu cầu trẻ nhận xét về chiều cao của 3 cây hoa (0,5 điểm)

+ Cây hoa nào cao nhất? vì sao cây màu đỏ cao nhất? Và cây hoa đỏ caohơn những cây hoa nào? (2 điểm)

+ Cây hoa nào thấp hơn? Và thấp hơn những cây hoa nào? Vì sao cây hoavàng thấp hơn (2 điểm)

+ Cây hoa nào thấp nhất? Và thấp hơn những cây hoa nào? Vì sao cây hoamàu tím thấp nhất? (2 điểm)

+ Yêu cầu trẻ sắp xếp những cây hoa từ trái sang phải (từ phải sang trái)theo chiều cao tăng dần (giảm dần) (2,5 điểm)

Ngày đăng: 02/07/2014, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w