Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
116,63 KB
Nội dung
Về tính đa dạng sinh học vùng Ba tơ - Đức Phổ (p3) Vài giải pháp nhằm phát triển lâu bền tính đa dạng sinh học trong vùng: Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên và là kho tàng gen vô cùng quý giá không chỉ cho từng khu vực mà cả quốc gia và toàn cầu. Một hệ sinh thái bị suy thoái, mất đi tính đa dạng sinh học thì không thể nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp tích cực để bảo vệ và phát triển lâu bền cho cả hệ sinh thái là cần thiết và mang tính cấp bách. Trên cơ sở kết quả khảo sát bước đầu, chúng tôi xin đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học cho một hệ sinh thái bị tàn phá trong khu vực nghiên cứu như sau: - Bảo tồn và khôi phục lại các hệ sinh thái núi và đồi: Trước đây hệ sinh thái vùng rừng thuộc huyện Ba Tơ là những rừng già nguyên sinh với đầy đủ tính đa dạng sinh học của nó. Ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, các loại rừng này bị tàn phá và đang được phục hồi. Cùng với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, như lắm nắng, nhiều mưa, độ ẩm cao, cần phải có những hoạt động tích cực để bảo vệ lấy những mảng rừng còn lại, tạo điều kiện cho thảm thực vật phục hồi, lập lại cân bằng sinh thái tự nhiên. Do vùng rừng này có độ cao không lớn (400 - 800 m) lại nằm gần quốc lộ 24, mùa nắng kéo dài, mùa mưa chỉ tập trung vào ba tháng cuối năm, nên điều kiện khai thác lâm sản và vận chuyển dễ dàng. Điều đó đã làm cho rừng bị sức ép khai thác đè năng lâu nay và đã bị suy thoái và xuống cấp nhanh chóng. ở những vùng này, theo chúng tôi cần phải có kế hoạch kiểm tra, khai thác có định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và nuôi rừng. ở một số sườn núi theo các hướng đông - bắc, đông - nam và tây - nam thường có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên rừng đang có độ phục hồi rất tốt. Chỉ trong vòng 10 - 15 năm sau, nếu bảo vệ tốt, cây rừng sẽ khép tán và tạo nên được các tầng của vùng rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới. ở các vùng đồi, núi có độ cao 200 - 400 m, nhiều nơi bị tàn phá mạnh do chiến tranh và các hoạt động sống của con người. Vì vậy cần thiết phải đình chỉ ngay việc du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của người dân địa phương; đồng thời có kế hoạch giao đất, giao rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội cho các hộ dân để nâng cao trách nhiệm trồng rừng, bảo vệ và quản lý rừng cho họ. Làm như vậy mới tạo được thảm thực vật che phủ mặt đất, tạo điều kiện cho các loài động - thực vật, vi sinh vật đất phát triển, nhằm cải tạo chế độ dinh dưỡng và độ phì cho đất. Các cây trồng của vùng này theo chúng tôi trước mắt có thể là re hay quế (Cinnamonum), thông (Pinus), bạch đàn (Eucalyptus), tràm hoa vàng (Melaleuca), ; sau đó tìm cách tăng cường phát triển trồng các cây địa phương, cây bản địa. Khi những chủng quần cây trồng này phát triển sẽ thu hút được các loài động vật phân bố theo. - Đối với các hệ sinh thái vùng đồi sét - cát ven biển: Khu vực Sa Huỳnh huyện Đức Phổ có một diện tích khá lớn loại hình đất này. Đây là loại đất khô, bạc màu, độ ẩm thấp, tầng dinh dưỡng rất kém, có thể trồng các chủng quần phi lao (Casuarina equisetifolia). Loài này vừa có khả năng chống chịu được khô hạn, vừa chống chịu được sóng gió ven biển. Đồng thời các rặng phi lao ven biển còn tham gia đóng góp một phần giá trị kinh tế, chúng có khả năng chống cát bay, cát chảy và là hàng rào ngăn cách các hướng gió chủ yếu từ biển thổi vào. - Tăng cường biện pháp giáo dục và đào tạo: Tuyên truyền giáo dục nhân dân, học sinh về những giá trị của việc bảo tồn tính đa dạng sinh học. Khuyến khích họ trồng cây và bảo vệ rừng. Cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ giáo viên cần giúp nhân dân hiểu rõ vai trò to lớn của đa dạng sinh học, tài nguyên sinh học và lá phổi xanh của rừng để mọi người trong cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo chúng ngày một tốt hơn. - Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát: Phải thường xuyên kiểm tra tình hình bảo vệ và phát triển tiềm năng đa dạng sinh học. Đây là một việc làm cần thiết mang tính liên tục để loại trừ những hành động gây hại đến tính đa dạng sinh học. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cán bộ lâm nghiệp, công an mà là trách nhiệm chung của chính quyền địa phương và của toàn dân trong khu vực. - Tăng cường hợp tác đầu tư: Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước để tìm kiếm vốn đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học. Các nhà nghiên cứu, quản lý và những ai yêu thích thiên nhiên cần sớm quan tâm kêu gọi, lập dự án nhằm tranh thủ những nguồn đầu tư của các tổ chức khác nhau để nghiên cứu và tăng cường các giải pháp cho phát triển khu vực. Mặc dù việc khảo sát tính đa dạng sinh học ở vùng Ba Tơ - Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi chưa được nhiều và sâu rộng, song bước đầu cho thấy đây là một [...].. .vùng đa dạng sinh cảnh kéo theo tính đa dạng sinh học khá cao so với các khu vực khác ở Trung Trung Bộ Trước đây, vùng này đã là nơi có tính đa dạng sinh học cao, song do nhiều nguyên nhân mà các hệ sinh thái, sinh cảnh bị tàn phá và chia cắt nên nhiều loài thực vật giảm nhanh về số lượng, các loài động vật bị đẩy lùi và do vậy tính đa dạng sinh học bị giảm sút nghiêm trọng... chính quyền địa phương, các hệ sinh thái trong khu vực đang được tái sinh một cách nhanh chóng Trong thời gian tới nếu được quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp, các tổ chức và nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chắc chắn tính đa dạng sinh học sẽ được phục hồi và phát triển nhanh chóng Để bảo vệ được môi trường sống, tính đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh thái và từng bước cải thiện... bằng sinh thái và từng bước cải thiện đời sống của người dân trong vùng, thiết nghĩ ngoài kinh phí đầu tư của địa phương, cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước Đồng thời cũng cần có những điều tra nghiên cứu sâu rộng về đa dạng sinh học, nhất là các loài đặc hữu, các loài quý hiếm trong toàn vùng để lập chương trình hành động đúng và kịp thời cho chiến lược... toàn vùng để lập chương trình hành động đúng và kịp thời cho chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Cần xây dựng các đề án phát triển bền vững cho núi khỉ - Sa Huỳnh theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa khai thác tiềm năng du lịch của một vùng giàu cảnh quan và hấp dẫn . Về tính đa dạng sinh học vùng Ba tơ - Đức Phổ (p3) Vài giải pháp nhằm phát triển lâu bền tính đa dạng sinh học trong vùng: Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên. khảo sát tính đa dạng sinh học ở vùng Ba Tơ - Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi chưa được nhiều và sâu rộng, song bước đầu cho thấy đây là một vùng đa dạng sinh cảnh kéo theo tính đa dạng sinh học khá. như sau: - Bảo tồn và khôi phục lại các hệ sinh thái núi và đồi: Trước đây hệ sinh thái vùng rừng thuộc huyện Ba Tơ là những rừng già nguyên sinh với đầy đủ tính đa dạng sinh học của nó.