Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
115,09 KB
Nội dung
Về tính đa dạng sinh học v ùng Ba tơ - Đức Phổ (p-1) Trước đây vùng Ba Tơ - Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi có tính đa dạng sinh học khá cao, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay tính đa dạng sinh học nơi đây đã bị giảm sút nghiêm trọng. Những kiến nghị của tác giả nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học trong vùng là rất đáng quan tâm đối với các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cấp chính quyền v à nhân dân địa phương. Vùng Ba Tơ - Đức Phổ là các huyện tận cùng phía tây - nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng l à vùng bán sơn đ ịa với nhiều sinh cảnh đặc trưng, chủ yếu là rừng già, rừng tái sinh, vùng đồi, nương rẫy - bản làng, khe suối, rú đất, đá vôi, đầm nước mặn, và biển. Trong vùng thường có lượng mưa hàng năm khá lớn (2 600 mm) và thường muộn hơn các tỉnh phía bắc, tập trung vào ba tháng mùa đông (tháng 10 đến tháng 12). Địa hình không bằng phẳng do sự hình thành những triền núi theo hướng từ dãy Trường Sơn ra Biển Đông. Do mang đặc tính khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Trung Trung Bộ, ở đây có nhiều cây bản địa riêng, nhiều thảm thực vật có các loài phân bố rộng và chứa trong mình nhiều loại động vật có ích, quý hiếm. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật: Sự đa dạng và phức tạp của địa hình đã tạo cho vùng thảm thực vật khá phong phú. Theo tài liệu nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978), rừng vùng Ba Tơ trước đây thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Tuy nhiên, do quá trình tác động lâu dài, do chiến tranh, do khai thác, chặt phá rừng của con người mà từ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trong khu vực đã phân hóa thành các hệ sinh thái và sinh cảnh khác nhau. Ngoại trừ các khu rừng già nguyên sinh còn sót lại tại vài đỉnh núi cao ở phía tây - nam huyện Ba Tơ, phần còn lại của khu vực nghiên cứu có thể chia thành các loại thảm thực vật sau: · Thảm thực vật thứ sinh: Phần lớn rừng phía tây - nam khu vực (Ba Tơ, Mộ Đức, Đức Phổ) bị tàn phá mạnh và hiện nay đang độ phục hồi. Rừng thứ sinh được hình thành với thành ph ần thực vật phức tạp, gồm các loài cây thân gỗ, thân thảo đủ các cỡ chiều cao, các cấp đường kính, nhiều dây leo, tạo nên một cấu trúc hỗn độn, phân tầng cây không rõ rệt. Thành phần các loài cây chủ đạo thuộc các họ Euphorbiaceae, Moraceae, Elaecarpaceae, và xuất hiện các loài trong vài họ dây leo thân thảo (Cucurbitaceae, Vitacencovolrnolaceae, ). Các yếu tố tạo thành các tầng cây ưu thế đã hình thành được 5 tầng thảm thực vật rừng tái sinh, song độ che phủ thấp, thường không khép kín tán như rừng già. Mật độ cây trong rừng kiểu này rất lớn, nhưng thành phần loài không nhiều, chứng tỏ khả năng tái sinh của rừng rất nhanh chóng. Các loại rừng này ước tính có tuổi phục hồi khoảng 10 - 15 năm. · Hệ thực vật thảm cỏ - cây bụi: Do sự tàn phá của chiến tranh, do khai thác đất đai để trồng trọt v à đốt nhiều lần để làm nương rẫy của người dân trong một thời gian dài, đến khi đất bị cằn cỗi không thể tiếp tục trồng trọt được nữa, người ta bỏ hoang để rồi sau đó thảm cỏ - cây bụi hình thành. Đây là kiểu thảm thực vật phổ biến của các huyện phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Khảo sát trảng cây này ở vùng núi Ba Tơ và Đức Phổ chúng tôi thấy thành phần chủ yếu tạo nên chúng trước hết là họ Poaceae, mà đại diện ưu thế là các loài: Impereta cylindrica, Chrysopogon aciculatus, Eupatorium odoralum Ưu hợp phát triển mạnh vào mùa mưa chủ yếu là các loài cây cỏ tranh (Impereta cylindrica) và cỏ lào (Eupatorium odoratum); sau đó kéo theo những cây ưa sáng chịu hạn như: Sida corlfolia, Urena lobata, Melaa sp., Randia sp. Thảm cỏ và cây bụi được xem như các quần xã tiên phong trong các dạng hệ sinh thái này. Nhờ chúng phát triển mà giữ được độ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho các loài cây gỗ khác sinh trưởng. Nhìn chung các tr ảng cỏ, cây bụi có mật độ cây rất lớn, nhưng số loài lại rất nghèo. Do đó việc khôi phục lại thảm cây rừng ở những khu vực nương rẫy bỏ hoang là r ất khó khăn và lâu dài. · Cấu trúc thảm cây rừng hỗn giao: Vùng đồi núi cao trên 300 m thuộc huyện Ba Tơ còn tồn tại các vạt rừng hỗn giao, chủ yếu là các nhóm tre - nứa - gỗ, với diện tích không nhiều (vài ba chục hecta), phân bổ rải rác ở các xã Ba Vinh, Ba Nam, Ba Vì, Ba Tiêu. Thành phần loài chủ đạo ở đây là Bambusa sp., Dendrocamus sp. và tập đoàn cây gỗ xen kẽ thuộc các họ Fagaceae, Melaceae, Fabaceae, Nhìn chung rừng hỗn giao thành phần loài cây nghèo, giá trị kinh tế thấp. · Hệ thực vật vùng đồi - bản làng - khe suối: Diện tích dạng hệ sinh thái này khá lớn, với thảm thực vật thưa gồm nhiều cây bản địa và hệ cây trồng tương đối phát triển. Vùng ven suối, bản làng g ặp những loài cây bản địa ít có giá trị về kinh tế, sinh thái. Đó là những trảng cỏ, cây bụi có tuổi hình thành rất trẻ v à phát triển trên cơ sở cạnh tranh với các cây trồng phủ đồi, cây lương thực, cây màu của nhân dân trong vùng. Thực vật hoang dại còn lại là những cây bụi như loài me (Tarmarindus indicus), mua (Melastoma dodecandrum), lau [...]... dân tộc vùng cao Nhận thức được những giá trị của rừng, chính quyền và nhân dân các huyện Ba Tơ, Đức Phổ đã và đang tiến hành bảo vệ các khu rừng già, rừng tái sinh, trồng thêm rừng phòng hộ, phủ xanh các vùng đất trống đồi núi trọc và các vùng cát ven Biển Đông Đó là những việc làm rất thiết thực, cần phải tăng cường nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen đa dạng sinh học và... chưa thật đầy đủ, song nhiều loài trong chúng cho gỗ quý (gõ - Sindora tonkinensis, lim xanh - Erythrofeum fordii, kiền kiền - Hopea pierrai, chò chỉ Parashorea stellota, táu - Vitica sp., ), các loài khác cho tinh dầu, làm thuốc, cây cảnh và một số loài là nguồn gen quý hiếm Thảm thực vật ở vùng Ba Tơ - Đức Phổ không những chỉ có giá trị về kinh tế mà còn là rừng đầu nguồn có vai trò điều tiết nước... ẩm, chống xói mòn và tạo màu xanh cho vùng đất Đáng kể nhất là các loài cây trồng với nhiều mục đích khác nhau Cây trồng lấy gỗ và tạo tán cho vùng đồi là các loài phi lao (Casuarina equisetifolia), bạch đàn trắng (Eucalyptus camphora), bạch đàn cú (Eucalyptus camaldulensis), tràm hoa vàng (Melalenca leucadendra), Nhiều loài cây ăn quả và cây màu của nhân dân trong vùng dân cư cũng được trồng rộng khắp . Về tính đa dạng sinh học v ùng Ba tơ - Đức Phổ (p-1) Trước đây vùng Ba Tơ - Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi có tính đa dạng sinh học khá cao, nhưng do nhiều. nguyên nhân khác nhau nên đến nay tính đa dạng sinh học nơi đây đã bị giảm sút nghiêm trọng. Những kiến nghị của tác giả nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học trong vùng là rất đáng quan tâm đối. phương. Vùng Ba Tơ - Đức Phổ là các huyện tận cùng phía tây - nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng l à vùng bán sơn đ ịa với nhiều sinh cảnh đặc trưng, chủ yếu là rừng già, rừng tái sinh, vùng