GẶP VĂN CAO QUA BÀI THƠ “AI VỀ KINH BẮC” Ai về Kinh Bắc Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư? Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ Bạn bè còn lại mấy bài thơ… Trông qua song cửa: trời vàng úa Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa… Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi đưa thư hộ mẹ già Cố thét song lời tôi yếu quá Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa… 14.10.1941 Văn Cao Tháng 11, năm 1994, tôi gặp Văn Cao ở Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông ngồi ở hàng ghế thứ ba, già yếu, tóc bạc phơ, chùm râu gầy thưa thớt. Rất nhanh, tâm trí tôi hiện lên bài thơ “Ai về Kinh Bắc” - một trong những bài thơ tôi thích nhất của Văn Cao. Giờ đây, khi nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy một chiều thu bàng bạc, xa xăm, xót xa buồn: Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư? Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ Bạn bè còn lại mấy bài thơ… Cái nỗi tê tái day dứt lòng ấy như một nỗi ám ảnh, nó đã theo tôi suốt những ngày cô đơn nhất, buồn bã nhất, và những khi kiệt sức vì đau ốm, trời ơi… tôi càng thấy thấm thía, càng thấy xót xa cho thân phận của con người: Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ Bạn bè còn lại mấy bài thơ… Tha thiết, mong mỏi đến cháy lòng. Trong lúc cô đơn nhất, yếu đuối nhất, thì nơi người ta mòn mỏi trông về là đâu kia? Là Kinh Bắc, là Quê Hương, là Mẹ! Tôi thấy một cậu trai 18 tuổi, chống trả với cơn bệnh, với cô đơn, mà thu thì buồn lắm, hoang vu lắm… Trông qua song cửa: trời vàng úa mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa… Một bức tranh tĩnh vật buồn đến lịm người với màu vàng úa là màu chủ đạo. Người ốm, trời chiều cũng ốm. Cảnh vật chỉ gợi lên thêm nỗi nhớ nhà. Tôi cảm thấy mùa thu là mùa tri kỷ với nỗi buồn của Văn Cao, không những trong thơ ông mà còn trong âm nhạc và hội hoạ. Ta dễ dàng đồng cảm với nỗi buồn diệu vợi, day dứt mà say đắm trong bài hát “Suối mơ” của ông: Suối mơ bên rừng thu vắng Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng Đẹp quá! Đẹp đến rợn người. Trong cái đẹp đó, lẩn khuất một nỗi buồn, nỗi buồn trong sáng, đầy hy vọng. Văn Cao - thi sĩ ngắm nhìn cảnh vật bằng đôi mắt hoạ sĩ và hát lên bằng tâm hồn nhạc sĩ. Trong âm nhạc, hội hoạ và thi ca của ông, cái này ẩn chứa, mang dáng dấp của hai cái kia: Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa… Có lẽ, đây là hai câu tuyệt bút của bài thơ. Nó đầy đủ nhất, đặc sắc nhất. Nhiều khi buồn quá, tôi cũng chỉ đọc lên hai câu trên thôi để rồi ngồi buồn hơn, ngồi bất động. Từng chữ, từng âm điệu như một thứ rượu, ngấm sâu vào phủ tạng, đập phá đến rã rời. Tôi lại thấy cậu trai ấy, ngồi bó gối trên giường nhìn ra cửa sổ, thoáng nét vui mừng khi nghe thấy tiếng nhạc ngựa…. Rồi vùng đến bên cửa sổ, gọi với ra bằng chút sức lực còn sót lại, hy vọng, mừng rỡ, xúc động, run rẩy, hồi hộp, sung sướng: Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi đưa thư hộ mẹ già Nhưng Cố thét song lời tôi yếu quá Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa… Hẫng hụt. Sụt lở. Thất vọng. Tôi thấy cậu trai thõng bàn tay xuống, gục đầu vào song cửa. Niềm hy vọng xa dần, tắt ngấm. Bao giờ đọc đến đây, tôi đều nghẹn ngào muốn khóc. Tôi thấy tôi bị nỗi cô đơn, bệnh tật, phiền muộn… bủa vây, giam hãm. Mối liên hệ với thiên nhiên, với sự sống bên ngoài chỉ là một ô cửa sổ. Song, ô cửa ấy gợi cho ta nỗi hy vọng, niềm khao khát tự do nhưng không giúp gì ta được. Nó không còn là cái cửa sổ đơn thuần nữa, mà trở thành sự thử thách. Nó thôi thúc ta kiên nhẫn, và cũng chính nó ngăn cản, bắt ta nản lòng. Mỗi lần gặp Văn Cao, trong mắt tôi ông không phải là một ông già lưng còng chống gậy, mà là một cậu trai trẻ với nối lòng xa xứ. Cậ trai mang trong mình giai điệu của âm nhạc, màu sắc, đường nét của hội hoạ, ngôn từ của thi ca. Thời gian và tài năng đã pha trộn tất cả với nhau, để chúng ta có được một Văn Cao nhạc sĩ, hoạ sĩ và thi sĩ bây giờ. Phân thân trong ba thể loại nghệ thuật riêng biệt, song Văn Cao đã hoà chúng với nhau, nhóm lên một nỗi khao khát. Phảng phất những nỗi buồn đẹp, những day dứt, xót xa lộng lẫy, trong sáng, sang trọng, chúng cháy âm ỉ trong ông và trong tác phẩm của ông. Tôi xem Văn Cao như một người mở đường can đảm, ông bình thản, ung dung, kiêu bạc đi qua khổ đau, tuyệt vọng, buồn chán, sầu muộn của con người và phát quang chúng bằng con – dao – hy - vọng. Niềm đam mê, khao khát của ông về cái đẹp, về con người, vẫn đập trong ông suốt bao năm qua. Giờ đây, dù ông đã không còn, nhưng nếu có bất cứ điều gì gợi nhớ đến Văn Cao, tôi lại thấy một cậu trai trẻ ngồi bên cửa sổ, đợi chờ và không nguôi hy vọng. Hà Nội 08.06.1996 . GẶP VĂN CAO QUA BÀI THƠ “AI VỀ KINH BẮC” Ai về Kinh Bắc Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư? Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ Bạn bè còn lại mấy bài thơ Trông qua song. lên bài thơ “Ai về Kinh Bắc” - một trong những bài thơ tôi thích nhất của Văn Cao. Giờ đây, khi nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy một chiều thu bàng bạc, xa xăm, xót xa buồn: Có ai cưỡi ngựa về Kinh. Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi đưa thư hộ mẹ già Cố thét song lời tôi yếu quá Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa… 14.10.1941 Văn Cao Tháng 11, năm 1994, tôi gặp Văn Cao ở Đại hội Hội Nhạc