Bé thuận tay nào? Mặc dù trẻ đã sớm thể hiện chúng thuận tay trái hoặc tay phải từ lúc chúng mới 9 tháng tuổi, nhưng chỉ khi chúng được 2 hoặc 3 tuổi bạn mới biết chắc được điều đó có đúng hay không vì vào giai đoạn này trẻ sử dụng một tay nào đó để làm mọi việc. Có một số trẻ thuận cả hai tay cho đến 5-6 tuổi và sau đó tự chúng sẽ chọn lựa chúng thích sử dụng tay nào hơn. Số người thuận tay trái trên thế giới chiếm khoảng 10% và việc thuận tay nào bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố di truyền. Nếu cả hai vợ chồng đều thuận tay trái thì đứa trẻ có 42% khả năng cũng sẽ thuận tay trái. Và nếu bạn tò mò muốn biết trẻ thuận tay nào thì hãy thử chuyền đồ chơi, ném banh hoặc bong bóng cho trẻ, trẻ sẽ cầm hoặc chụp bằng tay thuận vì tay thuận bao giờ cũng mạnh hơn và khéo léo hơn. Nếu đứa trẻ chỉ sử dụng độc nhất một tay từ lúc mới sinh cho đến 18 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi vì khuynh hướng chỉ dùng một tay quá sớm là dấu hiệu cho thấy rất có thể cháu gặp vấn đề về phát triển vận động. Đừng cố bắt ép trẻ sử dụng tay nào theo ý muốn của bạn vì hệ thần kinh quyết định việc trẻ thuận tay nào. Ví dụ nếu bạn bắt trẻ phải luôn dùng tay phải trong khi trẻ lại thuận tay trái thì trẻ sẽ bối rối, vụng về và nguy hại hơn là sự phối hợp tay mắt của trẻ trở nên rất kém. Bị loại khỏi cuộc vui Sáng sớm đã có tiếng lao xao ngoài ngõ. Thì ra người lớn đang chuẩn bị cho đám trẻ đến trường đi chơi Vũng Tàu. Ở cùng xóm, học cùng trường nên có chuyện gì là thành chuyện của cả xóm. Tụi nhỏ hí ha hí hửng, xúng xa xúng xính trong bộ đồ đẹp háo hức chờ được đi chơi. Người lớn cũng không giấu được niềm vui cùng với đám trẻ. Chợt tiếng bác Huệ hỏi Lu: "Cháu có đi chơi không sao còn đứng đó, không lo chuẩn bị đi để trễ?" Rồi bác vội vã chuẩn bị cho thằng Tí đến trường, không kịp nhìn thấy ánh mắt buồn vời vợi của Lu. Lát sau lại nghe tiếng ông Năm: "Ủa, sao thằng Lu còn ở nhà? Không đi chơi hả cháu?" Lu lại một lần nữa lẩn tránh câu trả lời, chui vào giường nằm. Bà nội nó làu bàu: "Ôi, hay ho gì ba cái vụ chơi bời đó, ở nhà cho xong". Đến đây thì Lu biết là hết cơ hội rồi, nó kéo mền che mặt, khóc. Đây không phải là lần đầu bà Tư bắt Lu ở nhà. Mấy năm rồi, mỗi khi trường tổ chức đi đâu chơi, thằng bé cũng đều háo hức về khoe và năn nỉ bà đồng ý nhưng bao giờ cũng vậy, Lu đều bị lắc đầu từ chối. Không phải nhà nghèo khó đến mức không có tiền đóng cho nó đi chơi cùng bạn bè. Thằng Lu từ nhỏ đã mất bố, mẹ có chồng khác, sống với bà nội và cô. Lu nhiều năm liền là học sinh giỏi, ngoan. Lẽ ra với hoàn cảnh của thằng bé, càng cần cho nó đi chơi với thầy cô bạn bè hơn, càng cần phải thưởng cho nó xứng đáng hơn với sự cố gắng vươn lên của nó khi không được sống trong tình thương của ba mẹ. Vậy mà… Bà Tư chắc hẳn không biết những chuyến đi chơi này rất có ích cho bọn trẻ: bọn trẻ được đi chơi trước hết là được xả hơi sau những tháng ngày học hành căng thẳng, giúp các bé lấy lại sức, tìm lại sự quân bình, đồng thời qua chuyến đi bé được mở rộng hiểu biết, học hỏi được nhiều hơn, được tận mắt nhìn thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước, làm tâm hồn bé dồi dào hơn, sống động hơn. Cũng qua chuyến đi, tình bạn bè, tình thầy trò càng thêm thắt chặt, gắn bó hơn. Những lần đi chơi đó làm cho tuổi thơ của bé có nhiều kỷ niệm đẹp trong vòng tay thầy cô bạn bè và những kỷ niệm ấy sẽ theo bé suốt cả cuộc đời… Bên cạnh đó, những chuyến đi chơi ấy cũng chính là những phần thưởng bổ ích, vừa có tác dụng khen ngợi trẻ vừa khuyến khích động viên bọn trẻ ngày càng cố gắng hơn… Biết nghe con Hai mẩu đối thoại có thật sau đây giữa cháu Liên và mẹ cho chúng ta một thí dụ cụ thể để suy nghĩ: Ðối thoại sai Liên: Con không muốn cho Lý đến dự lễ sinh nhật của con. Mẹ: Nhưng Lý là bạn gái thân nhất của con. Liên: Không, nó không phải là bạn thân nhất của con. Mẹ: Nói như thế không tốt. Lý nghe đuợc sẽ buồn. Liên: Mặc kệ. Con không cho nó đến. Mẹ: Vậy thì thôi, không tổ chức lễ sinh nhật nữa. Liên: Thôi thì thôi. Sẽ không có lễ sinh nhật nữa. Trên đây bà mẹ không chịu tìm hiểu lý do của cháu mà lại "lên lớp" con: "Nói như thế không tốt ". Khi cha mẹ bắt đầu lên lớp thì các cháu không muốn nghe nữa, cháu Liên đã nói: "Mặc kệ. Con không cho nó đến". Ðối thoại đúng Liên: Con không muốn cho Lý đến dự lễ sinh nhật của con. Mẹ: Nhưng Lý là bạn gái thân nhất của con. Liên: Không, nó không phải là bạn thân nhất của con. Mẹ: Mẹ nghĩ rằng con có gì bực mình với Lý. Liên: Phải, nó hay nghịch búp bê của con. Mẹ: Làm con khó chịu phải không? Liên: Con không thích. Mẹ: Có cách nào giải quyết việc này trong lễ sinh nhật không? Liên: Hay là con mang búp bê lên phòng và mình tổ chức lễ sinh nhật duới nhà, Lý nó không nghịch đuợc? Mẹ: Ý của con hay đấy! Trong trường hợp Liên không tìm ra cách giải quyết thì mẹ sẽ đưa vài gợi ý. Khi hai mẹ con đã tìm ra một giải pháp thì cháu sẽ vui vẻ và tự tin hơn và lắng nghe cũng là một nghệ thuật. "Nghe" chớ không mấy khi "mẹ nghe con nói". Biết chịu khó, đúng là cần phải chịu khó, lắng nghe ý kiến của con, nhiều khi rất khó nghe, thì mới có thể yêu con và dạy con một cách tốt đẹp. Đuợc như vậy chúng sẽ làm giảm đáng kể những va chạm hàng ngày với con cái. Bạn nên nhớ rằng cách phát biểu của chúng ta sẽ quyết định các phản ứng của các cháu. . trẻ sử dụng một tay nào đó để làm mọi việc. Có một số trẻ thuận cả hai tay cho đến 5-6 tuổi và sau đó tự chúng sẽ chọn lựa chúng thích sử dụng tay nào hơn. Số người thuận tay trái trên thế. thuận tay nào bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố di truyền. Nếu cả hai vợ chồng đều thuận tay trái thì đứa trẻ có 42% khả năng cũng sẽ thuận tay trái. Và nếu bạn tò mò muốn biết trẻ thuận tay nào. bằng tay thuận vì tay thuận bao giờ cũng mạnh hơn và khéo léo hơn. Nếu đứa trẻ chỉ sử dụng độc nhất một tay từ lúc mới sinh cho đến 18 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi vì khuynh