’’Ðộc chiếm’’ bố (mẹ) Thằng Bờm cứ nằm lên trên giường không chịu dậy, anh Phong đi ra đi vào dỗ dành bao lâu cũng không được. Chị Quyên vào, sau vài cái vuốt ve, vài câu cưng nựng thằng bé ngoan ngoãn dậy rồi tự giác súc miệng, rửa mặt. Buổi tối thằng bé cứ một mực đòi mẹ đọc truyện cổ tích trước khi ngủ, chị Quyên bảo chồng làm thay, vừa thấy anh Phong mang cuốn sách lại giường ngay lập tức thằng bé bò dậy, leo xuống nhà chạy đi tìm mẹ. Đang nửa đêm, thằng bé đòi đi tè, anh Phong nhổm dậy định bế nó vào nhà vệ sinh, bỗng nó khóc ré lên “không mẹ cơ” Những việc như thế lặp đi lặp lại khiến anh Phong chán đến nỗi chẳng muốn quan tâm tới cậu con trai bốn tuổi của mình nữa. Anh phân vân không hiểu vì sao mình là bố mà thằng bé lại chẳng thiết tha gì. Thậm chí đôi khi nó còn nhìn anh chằm chằm như thể địch thủ. Vợ chồng anh rất hòa thuận, anh tin vào cách dạy con của chị Quyên, nên anh không dám nghĩ tình hình trở nên như vậy là do chị Quyên đã quá nuông chiều thằng bé hay chị đã làm gì đó để tạo nên trong mắt nó một hình ảnh không hay về người bố. Bên cạnh nhà anh Phong có gia đình chị Cúc anh Toàn. Bống, con gái chị Cúc năm nay cũng đã gần năm tuổi. Cũng như thằng Bờm, lúc nào Bống cũng quấn lấy một người, nhưng lại không phải là mẹ. Chị Cúc phàn nàn, bởi chị chính là người sinh ra Bống, chăm bẳm nó từ lúc lọt lòng, thế mà cứ thấy bố đi làm về là bỏ hết tất cả chạy níu lấy bố. Từ việc chơi đồ hàng, diện quần áo mới, ăn cơm Bống đều muốn được biểu diễn trước mặt bố. Việc chị đi vắng cả ngày cũng không khiến nó khó chịu như một buổi tối nhìn quanh mà không thấy bố đâu. Có khi đang cưỡi lên lưng bố cười nắc nẻ, thấy chị về nó bỗng im bặt và cảm giác như bị phá mất tự do. Chị biết lúc này trong lòng con bé chỉ muốn đẩy mẹ đi. Theo các chuyên gia tâm lý, thì thực tế trên: con trai thích gần gũi với mẹ hơn bố, con gái muốn được bố yêu chiều hơn mẹ, là một hiện tượng tâm lý bình thường với trẻ đang độ tuổi từ 3 – 6. Các bé trai trong giai đoạn này luôn muốn chiếm đoạt mẹ và nó khó chịu ra mặt khi thấy một người nữa cũng gần gũi với mẹ của nó. Nó ngấm ngầm coi đó là đối thủ và “tranh thủ” mọi cơ hội để kéo mẹ về phía mình. Vì không muốn chia sẻ mẹ nên nó buộc phải chống đối. Việc Bờm không chấp nhận sự quan tâm, cố tình xa lánh anh Phong như trên là một chuỗi những chống cự của nó để giành lấy mẹ cho riêng mình. Trường hợp Bống cũng vậy. Mặc dù cần mẹ nhưng tình cảm tự nhiên của nó lại hướng tới bố. Không biểu hiện rõ rệt, thường xuyên như ở các em trai, nhưng trong trí tưởng tượng của các em gái, người bố đã chiếm phần đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi đã hiểu ra được vấn đề, các ông bố, bà mẹ không nên bực bội hay khó chịu vì thấy sao con trai (con gái) cứ quấn quýt bên mẹ (bố) nó và xa cách, hoặc không hưởng ứng sự quan tâm của mình. Tâm lý này sẽ quân bình lại khi các em bắt đầu cắp sách đi học. ’Đối phó’ với trẻ béo phì Trẻ em "quá khổ" đang là nỗi lo của nhiều gia đình hiện đại. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ béo phì rất khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật" Có nhiều trẻ ý thức được việc giảm cân và siêng năng tập luyện, nhưng cũng không ít em sau một thời gian ngắn đã buông xuôi. Trong hoàn cảnh này, vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Đừng chế nhạo trẻ Điều tồi tệ nhất mà chúng ta thường hay làm với các trẻ béo phì là lôi các em ra làm trò đùa, nhất là ở nơi công cộng. Đừng bao giờ cười giễu và gọi trẻ với những cái tên thằng bệu, con heo Cha mẹ nên hiểu rằng, những đứa trẻ "quá khổ" rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ việc chế nhạo sẽ khiến các em thấy lo lắng và chăm chỉ giảm cân. Thực tế là không ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã trở nên ì ạch trong sự mặc cảm. Trẻ có thể nghĩ rằng "số" mình là thế và sẽ khó thay đổi. Do đó, nếu con gái bạn không muốn mặc đồ bơi mà không có lý do thì đừng vội làm trầm trọng hóa vấn đề. Gương mẫu trong tập luyện Hãy dành thời gian sắp xếp lịch để cùng tập luyện cho trẻ, có thể một tiếng mỗi sáng. Không nên "hét" trẻ dậy bằng một chiếc đồng hồ báo thức và rồi để một mình trẻ "âm thầm" tập luyện trong khi cả nhà vẫn ngủ say. Chỉ có tác phong luyện tập của cả nhà mới kéo trẻ thoát khỏi cơn buồn ngủ, truyền cảm hứng và giúp trẻ không cảm thấy lẻ loi. Đồng thời, cha mẹ phải luôn luôn nói cho trẻ thấy vai trò quan trọng của việc tập luyện để có được một thân hình đẹp. Ăn kiêng Đừng bắt con bạn ăn kiêng mà không có tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tối thiếu đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ, thỉnh thoảng nên nới lỏng cho trẻ thư giãn với món ngọt mà chúng thích. Hãy cho trẻ dần dần hiểu ra tầm quan trọng của việc ăn kiêng để lấy lại sự cân bằng trọng lượng. Song cũng không nên làm sự việc trở nên quá nghiêm trọng. Chính các thành viên trong gia đình cũng phải "nhịn" nhiều món ăn khoái khẩu vì không thể để trẻ nhìn mọi người ăn một cách thèm thuồng. Cho trẻ chơi thể thao và các trò chơi ngoài trời Hãy tìm cách đưa các bé "phục phịch" ra khỏi nhà và tham gia nhiều loại hình thể thao. Nếu không có nhiều thời gian đưa con đi chơi, bạn nên cho trẻ vào một câu lạc bộ thể dục thể thao. Đừng bao giờ để trẻ bỏ dở bài tập giữa chừng. Hãy nói với trẻ biết số tiền mà bạn đã đóng cho câu lạc bộ để trẻ có ý thức và trách nhiệm hơn trong tập luyện. ’Mốc’ trong cuộc sống của trẻ Nhiều người thừa nhận phần lớn trẻ dùng lời nói ''chướng tai'' nhằm gây sự chú ý của người lớn. John Dacey, GS Tâm lý ĐH Boston lý giải: ''Trẻ thường làm vậy để bạn giật mình và phải chú ý tới chúng''. Phản ứng tốt nhất là đừng quan trọng hóa vấn đề, nên quy định rõ ràng các giới hạn cho phép và không được phép. Đồng thời, người lớn phải làm gương cho trẻ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chán nản Điều này sẽ làm nhiều người bất ngờ: sự chán nản đôi khi cũng có ích. Trong một xã hội mà trẻ em bị ràng buộc vào quá nhiều hoạt động, sự chán nản là một phản ứng lành mạnh với quá nhiều các kích thích. Trong trường hợp này, chỉ cần được nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần là chúng sẽ chóng hồi phục. Cũng có thể trẻ dùng sự chán nản để che giấu sự bồn chồn lo lắng, sợ hãi do không hiểu biết hay trầm uất. Do đó, cha mẹ cần tinh ý một chút để phát hiện và can thiệp kịp thời. Hung hăng Người ta có thể thấy đứa trẻ 5-6 tuổi có khuynh hướng khoe sức mạnh và muốn trở thành người đứng đầu trong sân chơi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu đòi hỏi được khẳng định cái tôi, một tính cách tự khẳng định lành mạnh. Khi hành vi của trẻ chuyển thành gây gổ, thường xuyên cắn bạn bè, anh em trong nhà hay cha mẹ, cào cấu rách da thịt, đánh nhau trong sân chơi thì bạn cần đề ra biện pháp giáo dục thích hợp. Thờ ơ Nếu trẻ không còn nói: ''Con thương ba'', bạn đừng cảm thấy buồn. Chỉ cần chờ đợi rồi mọi việc đâu lại vào đấy. Trẻ em có tính khí rất khác nhau: một số tỏ ra tình cảm, số khác lại hơi ngượng thậm chí có vẻ xa cách. Phần lớn trẻ thay đổi cảm xúc từ vui vẻ quá mức đến hoàn toàn bình thường. Phải cẩn thận nếu thấy trẻ rụt rè, thu mình lại trong thời gian dài hay hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng nào. Vì đó có thể là một tình trạng bệnh lý chứ không đơn giản là một giai đoạn biến đổi tâm lý trong quá trình phát triển. . ý một chút để phát hiện và can thiệp kịp thời. Hung hăng Người ta có thể thấy đứa trẻ 5-6 tuổi có khuynh hướng khoe sức mạnh và muốn trở thành người đứng đầu trong sân chơi. Đây là giai đoạn. ăn kiêng mà không có tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tối thiếu đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ, thỉnh thoảng nên nới lỏng cho trẻ thư giãn với món ngọt mà chúng thích. Hãy cho. cách thèm thuồng. Cho trẻ chơi thể thao và các trò chơi ngoài trời Hãy tìm cách đưa các bé "phục phịch" ra khỏi nhà và tham gia nhiều loại hình thể thao. Nếu không có nhiều thời gian