Bố dượng và con riêng của vợ Đi bước nữa năm 28 tuổi, khi đã có 2 con trai với người chồng trước, chị H., rất thấm thía nỗi khổ của người đứng giữa chồng và con riêng. Chị bảo mười mấy năm chung sống với chồng là chừng ấy thời gian chị không lúc nào được nhẹ đầu. Để tránh rắc rối con anh, con tôi, chị H. chấp nhận lấy người nhỏ hơn mình đến 7 tuổi. Được chồng yêu thương hết lòng, ai cũng nghĩ số chị may mắn. Nhưng chị bảo ở trong chăn mới biết có rận. Người chồng trẻ luôn đòi hỏi chị sự yêu thương, chăm sóc, đôi khi chẳng khác gì của một đứa con trai. Trong khi hai con còn nhỏ, chúng cũng đòi hỏi được yêu thương. Hai nửa ấy luôn so đo, tỵ nạnh lẫn nhau. Chưa từng làm bố, chồng chị chưa thể biết thông cảm với tình mẹ con. Không ít lần anh chị xung đột vì anh cho rằng chị quá nuông chiều sẽ làm hư con. Dù hiểu anh không hề ác ý, nhưng chị không khỏi chạnh lòng: "Đâu phải con anh, anh làm sao hiểu chúng, thương chúng bằng mình". Bà K., chủ một tiệm vàng, đi bước nữa khi đứa con riêng đã 14 tuổi. Bà tâm sự: "Thằng bé luôn luôn dò xét mọi chuyện để bênh vực tôi, để chứng minh ông ấy là người xấu". Chồng sau của bà K. vốn không phải là người xấu, nhưng lập gia đình ở tuổi 45-50 nên ông có những nếp sinh hoạt riêng của một người sống độc thân, quen được làm chủ. Mâu thuẫn giữa hai người đàn ông hai thế hệ rất khó điều hoà. Thấy con trai ngày càng lầm lũi, cô độc hơn, bà K. rất đau lòng. Học hết cấp 2, nó khăng khăng chuyển sang học nghề với lý do đơn giản: muốn mau chóng đi làm tự kiếm tiền nuôi thân để không phải nhờ đến bố dượng và không phải nghe mẹ giải thích: "Mẹ con mình cần chỗ nương tựa". Năm con 16 tuổi, trong một lần vợ chồng bà cãi nhau, thằng bé nhảy xổ vào giữa hai con người, vặn xoắn lấy bàn tay đang vung lên của ông mà gằn từng tiếng: "Ông mà làm khổ mẹ tôi, tôi giết ông." Sau lần ấy, nó bỏ đi phụ hồ, bà K. khóc hết nước mắt. Theo các chuyên gia tâm lý, quan hệ gia đình rất phức tạp, khó giải quyết các mâu thuẫn. Do vậy, ngoài sự nỗ lực của bản thân người phụ nữ đã có con riêng, những người đàn ông khi quyết định kết hôn phải tích cực tạo bầu không khí chung sống hòa bình với trẻ. Không khí ấy không thể có trong một ngày, một bữa mà cần nhiều thời gian, thậm chí có thể đến vài năm để con của vợ xác định được bố dượng của chúng là người đáng tin cậy. Anh H., 42 tuổi, đã 7 năm chung sống hòa bình với 2 đứa con riêng của vợ, rút ra kinh nghiệm, khi đến với nhau trong những trường hợp như thế, cần hiểu rằng ngôi nhà chung không chỉ có hai quả tim vàng. Phải chuẩn bị tinh thần để chia sẻ giây phút riêng tư cùng đám trẻ không phải con mình. Khi chúng phạm lỗi, đừng tự mình phạt chúng trong lúc vợ vắng mặt. Anh Khương luôn cố gắng không để hai đứa trẻ lâm vào cảnh buồn chán bằng cách tổ chức những dịp đi chơi chung, cùng tham gia những trò chơi mang tính sáng tạo. Nhờ vậy, giờ đây gia đình anh có thêm hai thành viên mới, nhưng không khí trong nhà rất thanh bình, hạnh phúc. Anh nói thêm: "Nước chảy đá mòn. Con của vợ có thể không yêu thương cha dượng bằng cha ruột của chúng, nhưng nhất thiết cha dượng phải làm cho chúng hiểu rằng, trong hoàn cảnh hiện tại không ai lo lắng được cho chúng bằng cha dượng". Bố là tất cả… Làm bố của con trai hoặc con gái, có gì khác biệt? Quan hệ của bố và con trai luôn dễ dàng hơn với con gái. Quan niệm phương Đông luôn muốn có con trai nối dõi. Nhưng ngày quan hệ giữa cha và con gái có sự cải thiện rõ rệt. Ở một mức độ nào đó thì bố yêu con gái và mẹ thì lại yêu con trai. Trong tiềm thức thì âm và duơng có sức hút mãnh liệt. Hãy lắng nghe các nhả tâm lý học trình bày. Làm cha có nghĩa là bắt đầu mối qua hệ với em bé, ngay lúc sinh ra, cho dù đó là trai hay gái. Nhưng thuần hóa cần có thời gian: ngày qua ngày, tắm bé, thay tã lót, mặc quần áo và bỏ thời gian ở gần bên nhau, ẵm bồng, trao đổi nụ cười, sự ấm áp và cả những lo âu. Và ở đấy, trong sự yên tĩnh, mắt trong mắt, tình cảm đan xen lẫn nhau, nhẹ nhàng, êm ái… Những mối quan hệ thấm nhuần qua ánh mắt, sự tiếp xúc của hai làn da, vửa gợi lên tình cảm và đánh thức giác quan. Sự trao đổi xúc cảm là cách duy nhất để tiếp xúc với bé, một cách tự nhiên. Với con gái: Đừng ngại yêu thương: Hỡi các ông bố, đừng ngần ngại tình yêu thương mà bạn bày tỏ với con gái nhỏ của mình. Hết rồi cái thời bất bình đẳng về giới tính, mẹ thì nồng nàn, còn cha thì nghiêm khắc. Hãy tìm chỗ của mình cạnh con trẻ, gái hay trai. Hạnh phúc mà cha nhận được cũng là hạnh phúc mà cha mang đến cho con gái, để giúp bé tìm thấy trong tình cảm đó cảm giác hài lòng và êm thắm mà bé sẽ không bao giờ quên. Người cha giúp bé gái lớn lên: Vai trò của cha là độc nhất và không thể thay thế. Nếu cha không thể hiện được tình cảm của mình thì sẽ để lại hậu quả không tốt cho tâm lý và tình cảm của bé sau này. Người ta thấy có những bé gái, không có tình cảm của người cha trong thời thơ ấu, luôn mới tìm những người chồng lớn tuổi hơn, để bảo vệ hoặc đơn giản hơn để xem họ như cha. Yêu thương trong sự tôn trọng: Để xóa bỏ mối lo lắng đang đè nặng trong thâm tâm của các ông bố về con gái họ, điều cấm kỵ duy nhất ở đây đối với con gái là cho phép mình có những cử chỉ hay thái độ thân thiện chỉ dành cho người lớn. Đặt ra cho chính mình những giới hạn mà mình biết rõ là thái độ đúng đắn. Tính phức tạp của tình cảm mà người cha có thể cảm thấy đối con gái mình là thật tự nhiên, nhưng nó yêu cầu có sự tôn trọng của chính mình và của con gái. Với con trai Khi nhắc đến mối quan hệ cha - con trai, thì hình ảnh thường hiện đến là sự đồng lõa, tình bạn bè, những phá phách mà họ sẽ làm đối với phe con gái, luôn cả mẹ. Làm sao để phát triển mối quan hệ này một cách hài hòa? Có một thứ tình cảm qua giác quan được biểu lộ giữa một người cha và con trai, người mẹ và con gái, và nó giữ vai trò chính để mang trẻ ra khỏi mối liên hệ và cho phép trẻ đồng nhất với người cùng giới tính. Khi người cha ôm con trai vào lòng mình thì anh ta không cần nói lời nói nào để được con hiểu đó chính là anh ta, trong một hình hài nhỏ hơn. Anh ẵm bồng, ru ngủ, hôn hít, ngửi được mùi cơ thể, đi dần vào mối quan hệ mãnh liệt với con, cả về tinh thần lẫn thể chất. Cha dẫn con đến sự độc lập: Con trai cần yêu mẹ và được mẹ yêu để hiểu được tình yêu sau này. Cũng vậy tình yêu chia sẻ với cha sẽ cho trẻ hình dung ra mình và đồng hóa với cha cũng như với những nguời khác cùng giới tính để “xây dựng” nên tính cách đàn ông sau này. Cha sẽ tìm thấy vai trò cổ điển gương mẫu đầy nam tính của mình, mà con trai sẽ đuợc kích thích, khuyến khích, thúc đẩy hành động, để trẻ có thể tự xoay sở và dạn dĩ, nên độc lập hơn. Người cha mang đến cho con trai chỗ đứng thật sự, một con người nghiêng về nam tính, nhà tâm lý học giải thích. Dần dần tình yêu dành cho mẹ sẽ chừng mực hơn và trẻ sẽ về phe cha bắt đầu từ 4-5 tuổi. Từ đó mọi ý thức về nữ tính sẽ lu mờ hoặc biến mất. Con trai sẽ không còn thích áo váy, son phấn, giày cao gót hay những món đồ chơi của con gái nữa. Ảnh hưởng và xác định giới tính đã thành lập. Con gái và con trai đòi hỏi mối liên hệ khác nhau: Khi trẻ lớn lên, mối liên hệ giữa cha và con gái có diễn biến khác hẳn so với cha và con trai, vì chúng không dùng cùng lý lẽ để thuyết phục cha. Con gái thì khơi dậy lòng phụ tử bằng những câu êm dịu: “Con yêu bố lắm”, còn con trai thì muốn lôi kéo bố vào những khám phá của mình: ”Xem này bố, con vừa phát hiện ra mẫu đồ chơi này đã lắm”. Đồng lõa tình cảm với con gái, đồng lõa nam tính với con trai. Con gái và con trai có riêng tình cách để đạt được điều mong muốn và đuợc cảm thấy yêu thương. Tính quan trọng của mối quan hệ cha - con trai, cha – con gái, liên kết ngay từ lúc bé là nền móng vững chắc, vì sự thành công hài hòa của mối quan hệ này sẽ là sự cân bằng cho những thiếu niên sau này. . giữa hai con người, vặn xoắn lấy bàn tay đang vung lên của ông mà gằn từng tiếng: "Ông mà làm khổ mẹ tôi, tôi giết ông." Sau lần ấy, nó bỏ đi phụ hồ, bà K. khóc hết nước mắt. Theo. biến khác hẳn so với cha và con trai, vì chúng không dùng cùng lý lẽ để thuyết phục cha. Con gái thì khơi dậy lòng phụ tử bằng những câu êm dịu: “Con yêu bố lắm”, còn con trai thì muốn lôi kéo. gia đình rất phức tạp, khó giải quyết các mâu thuẫn. Do vậy, ngoài sự nỗ lực của bản thân người phụ nữ đã có con riêng, những người đàn ông khi quyết định kết hôn phải tích cực tạo bầu không