1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sổ tay phụ huynh - Phần 4 docx

8 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 156,79 KB

Nội dung

12 cách giúp trẻ vui sống Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng những đứa trẻ có khả năng vui sống thường có một số tính cách đặc thù – bao gồm lòng tự trọng, tính lạc quan và khả năng tự chủ. Niềm vui sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và giúp trẻ thấm nhuần ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống. Dưới đây là 12 cách hữu ích giúp trẻ thành công trong tương lai. 1. Để trẻ tiếp cận với niềm vui thường ngày: Đừng áp đặt trẻ. Hãy tạo khoảng không gian và thời gian thoải mái để trẻ tự do chơi đùa và tưởng tượng. Điều đó giúp trẻ phát triển khả năng tìm hiểu và khám phá theo cách riêng của mình. Bạn cũng có thể tạo niềm vui cho trẻ khi cùng trẻ tổ chức sinh nhật cho búp bê hay giúp trẻ may quần áo 2. Dạy trẻ biết quan tâm: “Từ khi còn rất nhỏ trẻ em đã thích giúp người khác”. Hãy giúp trẻ nhận thấy mình là thành viên quan trọng và có ích bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với mọi người. Hãy cùng trẻ chọn ra những món đồ chơi, quần áo cũ để gửi tặng trẻ em nghèo. 3. Giúp trẻ rèn luyện thể chất: Bạn hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể lực trẻ yêu thích, vì các hoạt động này không chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng chịu đựng mà còn làm cho trẻ vui, giảm căng thẳng và giải tỏa năng lượng một cách lành mạnh. 4. Hãy cùng trẻ cười lên: Bạn hãy kể chuyện vui cho trẻ nghe, cùng hát với trẻ những bài hát thiếu nhi, tự dí dỏm về mình. Cười có lợi cho trẻ và bạn vì khi cười bạn giải tỏa căng thẳng và hít oxy vào cơ thể nhiều hơn, nhờ đó mà tinh thần phấn chấn. 5. Cần sáng tạo trong việc khen thưởng: Cha mẹ không nên khen trẻ bằng cách nói đơn giản “tốt lắm”. Lời khen cần rõ ràng, hợp lý và nêu được chi tiết sự tiến bộ của trẻ. Trẻ sẽ vui vẻ và cố gắng hơn nếu bạn nói: “Con tô màu bức tranh này đẹp quá!” 6. Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ: Trường hợp trẻ đói không đúng vào giờ ăn (không phải do bệnh), hãy cho trẻ ăn tạm nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (như: sữa chua ít béo, trái cây tươi hoặc khô ) Ăn uống đủ chất sẽ giảm phần nào tính hay thay đổi ở trẻ và làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn. 7. Khơi dậy tính nghệ sĩ nơi trẻ: Bất kỳ hình thức nghệ thuật nào cũng giúp con bạn giải tỏa tình cảm và làm đời sống nội tâm trẻ thêm phong phú. Thông qua các hình thức nghệ thuật, trẻ sẽ biểu lộ những cảm xúc về bản thân và về thế giới riêng của mình. Được khen khi chơi các môn nghệ thuật hay biểu diễn văn nghệ ở trường giúp trẻ cảm thấy hài lòng với chính mình. 8. Hãy mỉm cười với trẻ: “Mỗi ngày một người cần bốn lần ôm để tồn tại, tám để duy trì sự sống và mười sáu để trưởng thành”. Khi bạn nở một nụ cười thật tươi và ôm con vào lòng nghĩa là bạn ngầm quả quyết với trẻ rằng trẻ đã làm rất tốt. Hãy nhớ rằng nụ cười và những vòng tay âu yếm có ích cho cả bạn lẫn trẻ. 9. Lắng nghe: Trẻ rất muốn được cha mẹ chú ý vì đó là lúc trẻ cảm thấy mình được quan tâm. Hãy tạm ngưng công việc và tập trung nghe khi trẻ muốn nói. Đừng bao giờ ngắt lời trẻ, chấm dứt câu chuyện hay nghe một cách qua loa – ngay cả khi bạn đã nghe trẻ nói rất nhiều lần. Hãy trò chuyện và lắng nghe trẻ khi bạn đưa trẻ đến trường hoặc khi bạn dỗ trẻ ngủ. 10. Đừng đòi hỏi ở trẻ sự hoàn hảo: Nếu bạn ấn định hay đòi hỏi hoàn hảo về một công việc mà trẻ phải làm nghĩa là bạn đã làm giảm lòng tin ở trẻ. Trước khi dạy trẻ làm việc tốt hơn, bạn nên tự hỏi: Trẻ không làm tốt việc là do sức khỏe hay vì việc vượt quá khả năng trẻ? Nếu đó không phải là sai sót thường xuyên thì bạn đừng bận tâm nhiều về chuyện này nữa. Dần dần, trẻ sẽ tự phấn đấu và làm việc tốt hơn. 11. Huấn luyện trẻ khả năng giải quyết vấn đề: Trẻ sẽ tự tin hơn khi tự mình giải quyết thành công một khó khăn nào đó. Bắt đầu từ những việc đơn giản như: cột dây giầy, băng qua đường an toàn sau đó trẻ tiến dần đến khả năng tự giải quyết vấn đề lớn hơn một cách độc lập. Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách:  Tìm hiểu và chỉ ra các bước giải quyết vấn đề của trẻ.  Quyết định trợ giúp hay để trẻ tự giải quyết.  Nếu trẻ cần hỗ trợ, phải đảm bảo sự hỗ trợ hợp lý và kịp thời. 12. Cho trẻ cơ hội thể hiện khả năng của mình: Cậu bé rất mê sách? Hãy cho trẻ đọc trong lúc bạn đang làm bếp. Con gái bạn có năng khiếu về số? Khi bạn đi mua sắm, hãy để con bạn có dịp trổ tài tính toán. Khi bạn chia sẻ với trẻ lòng nhiệt tình và cho trẻ thấy bạn trân trọng những món quà nó tặng thì bạn đã làm tăng lòng tự trọng của con mình. 16 điều để tham khảo 1. Nếu đôi khi bạn thấy lo lắng vì mình không phải là cha mẹ tốt, hãy nhớ rằng chẳng bao giờ muộn để cải thiện tình hình. Con trẻ luôn để ý nhưng chúng cũng có khả năng đặc biệt để nhận biết sự nỗ lực thay đổi và tiến bộ của cha mẹ. 2. Nếu bạn thấy rằng đã đối xử không đúng với con cái, hãy nói "xin lỗi". Một đứa trẻ rất nhỏ thì luôn được nhắc nhở phải nói xin lỗi với mọi người trong rất nhiều tình huống khác nhau. Nhưng một người lớn thì dường như ít chịu nói xin lỗi ngay cả khi cần phải làm như vậy. Thật hiếm khi một người lớn lại gõ cửa phòng một đứa trẻ để nói với nó rằng họ xin lỗi vì đã xử sự không phải. Khi bạn nói xin lỗi với trẻ, điều này không có nghĩa là bạn mất mặt mà ngược lại, bạn chỉ xử sự như một con người và giúp con bạn thành người. 3. Nếu bạn thấy căng thẳng, đau khổ về chuyện gì đó trong đời, hãy giải thích cho con bạn hiểu. Cuộc sống, nhân loại không chỉ toàn tốt đẹp và niềm vui và chẳng có ai hoàn thiện. Bọn trẻ cần và có thể hiểu được điều đó. Đừng làm trầm trọng hóa vấn đề cũng chẳng cần giải thích chi tiết, bạn cũng đừng bao giờ quên nói "đó không phải là lỗi của con". Với người lớn câu này chẳng có nghĩa lý gì nhưng với trẻ con đấy là sự giải thoát. Nếu không chúng sẽ dễ dàng cho rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho những điều đã xảy ra với bạn. 4. Nếu bạn thấy không còn tí quyền lực nào với con mình mỗi khi có mặt người lạ, hãy nhớ rằng điều này xảy ra với tất cả các bậc phụ huynh. Nếu bạn càng xử sự khác thường khi con bạn cứng đầu, la hét, gào khóc trước mặt người lạ, chúng càng hiểu rõ bạn đang yếu thế và càng tỏ ra khó bảo. Sao không thử làm như bạn vẫn làm ở nhà? Cố gắng xử sự đúng như bạn vẫn thường làm, đừng để ý quá đến việc những người xung quanh nghĩ gì. Con họ chắc chắn lúc nào đó cũng gào thét như vậy. 5. Nếu việc khuyên nhủ, nói chuyện với con cứ như nước đổ đầu vịt, hãy làm lại lần nữa. Hạ giọng, bình tĩnh và nói với con điều bạn nghĩ. Điều đó giúp lời nói của bạn có trọng lượng cho dù bạn cũng không thể chờ đợi một phản ứng tích cực ngay lập tức. Nếu bạn nổi nóng hoặc thể hiện ra rằng bạn cáu bẳn thì tình hình chỉ có xấu đi. 6. Nếu bạn thực sự thấy mình sắp sửa làm một việc hay nói một điều với đứa con bất trị của mình mà điều đó sẽ làm nó rất khó chịu, hãy nhớ rằng con bạn luôn biết chính xác những điều gì sẽ làm bạn điên tiết lên. Dù rằng giữ bình tĩnh lúc đó là rất khó nhưng đó là điều bạn phải làm. Điều có thể khuyên bạn lúc này là hãy cố quên những lời nói của con bạn và nghĩ đến những điều cha mẹ cần làm cho con trong hoàn cảnh này. Hãy hiểu rằng dù nó thể hiện ra ngoài thế nào đi nữa thì con bạn vẫn cần bạn bảo ban, che chở. 7. Nếu con bạn cứ khóc lóc mãi không sao dỗ nổi, có thể chúng chỉ cần ở yên một lát. Hãy thử nhớ lại lúc nhỏ bạn muốn gì mỗi khi như vậy: một câu chuyện, một chút bình yên trong phòng một mình hay trong vòng tay mẹ Con bạn cũng có thể cần chính những thứ đó để bình tâm lại. Bản năng sẽ mách bảo bạn phải làm gì. 8. Nếu bạn thấy đứa con 13-17 tuổi không tôn trọng, thần tượng bạn như trước, đó chẳng qua là cảm giác chủ quan của bạn. Bon trẻ ở tuổi này vẫn cần chúng ta ở bên để dạy dỗ bảo ban nhưng đồng thời chúng cũng muốn thể hiện bản thân chúng. Hãy cho chúng biết giới hạn của mình và để chúng tự do trong giới hạn đó. 9. Nếu con bạn làm bạn nổi cáu, hãy nhớ là cáu bẳn chẳng có gì là lạ và chẳng ai cấm bạn cáu. Tuy nhiên phải giữ nó trong giới hạn. Nếu bạn trở lên cay độc, thóa mạ hay không thể dừng lại khi cáu bẳn, bạn đã vô tình làm con mình hiểu sai đi những giá trị của bản thân nó và cảm giác này sẽ đeo đẳng con bạn rất lâu dài và ảnh hưởng đến nhân cách của con bạn nếu nó lặp lại thường xuyên. 10. Nếu con bạn cố tình vượt qua những giới hạn mà bạn đặt ra, hoặc gây áp lực để bạn phải nới lỏng hay phá bỏ những giới hạn đó, hãy nói Không. Đừng chờ đợi con bạn tự hiểu ra những giới hạn đó, bạn hãy làm cho nó rõ ràng. Con bạn sẽ không thể dựa vào bạn nếu bạn không là một người lớn vững vàng, không thể nói Không. Một khi bạn đã đưa ra một quyết định thì việc của bạn là đảm bảo cho quyết định đấy được tôn trọng, vì bạn là người lớn. 11. Nếu bạn thấy con mình làm điều gì đó sai, hãy tập trung vào chính cái lỗi đó chứ không phải là hành vi và cách xử sự của con bạn nói chung. Con bạn phải đuợc biết rõ ràng rằng, bạn rất tôn trọng con mình và yêu quý nó, nhưng việc nó làm là sai và bạn rất buồn về điều đó. 12. Nếu con bạn không đứng về phía bạn mà lại bênh vực người khác, điều này không có nghĩa là người đó quan trọng hơn bạn. Khi con bạn thần tượng hóa người vợ hay người chồng đã chia tay của bạn, đó chỉ là sự thể hiện nỗi nhớ của trẻ với người đó mà thôi. Bạn đừng để điều đó làm bạn đau lòng. 13. Nếu con bạn không thích người bạn đời mới của bạn, hãy nhớ rằng trẻ con cần cảm thấy an tâm sau những gì đã xảy ra trong gia đình. Những biểu hiện của trẻ chưa hẳn đã là nó không thích người cha/người mẹ kế mà chỉ là nỗi lo lắng và nó muốn thử thách quan hệ mới của bạn và người đó. Liệu ông ta (bà ta) có "trụ" được lâu hay năm bữa nửa tháng lại biến mất và bạn và chúng lại đau khổ? Điều này người lớn phải đồng ý với chúng và cho chúng thấy điều gì sẽ đến. 14. Đôi khi bạn thấy sự hy sinh của bạn không được biết ơn đúng mức, hãy nhớ rằng con bạn chẳng bắt bạn phải hy sinh cái gì cho chúng cả. Chúng không hề muốn bạn mệt mỏi, chán chường vì phải hy sinh hết cả sở thích cá nhân vì chúng. Hãy biết nghĩ đến bản thân mình, đôi khi hãy làm điều gì đó vì nó tốt bạn nhất (chứ không phải là cho con bạn nhất). 15. Nếu bạn thấy bất lực trong vai trò làm cha mẹ, hãy tìm ra nguyên nhân và điểm yếu của mình. Chỉ có vậy bạn mới tìm được cách khắc phục. Đừng ngần ngại chia sẻ điều này với những người lớn khác, với bạn đời, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp Nếu cần, đừng ngần ngại tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia, tổ chức tư vấn. Hãy giữ số điện thoại của họ để phòng khi cần đến. 16. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị hành hạ, đối xử không bình đẳng hay bị xâm hại (tình dục hoặc tâm thần), hãy nói với ai đó có trách nhiệm về việc này chứ đừng bao giờ bỏ qua. Không nhất thiết phải nói với họ tên của con bạn và cụ thể từng lời cháu nói với bạn. Hãy gọi điện cho bác sỹ tâm lý hoặc người tư vấn để họ cho bạn lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết. Con bạn cần được bạn bảo vệ và bảo vệ một cách tuyệt đối nhưng tâm lý và tế nhị. . những điều đã xảy ra với bạn. 4. Nếu bạn thấy không còn tí quyền lực nào với con mình mỗi khi có mặt người lạ, hãy nhớ rằng điều này xảy ra với tất cả các bậc phụ huynh. Nếu bạn càng xử sự khác. phòng một mình hay trong vòng tay mẹ Con bạn cũng có thể cần chính những thứ đó để bình tâm lại. Bản năng sẽ mách bảo bạn phải làm gì. 8. Nếu bạn thấy đứa con 1 3-1 7 tuổi không tôn trọng, thần. nghĩa là bạn ngầm quả quyết với trẻ rằng trẻ đã làm rất tốt. Hãy nhớ rằng nụ cười và những vòng tay âu yếm có ích cho cả bạn lẫn trẻ. 9. Lắng nghe: Trẻ rất muốn được cha mẹ chú ý vì đó là lúc

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w